Xã hội hóa bệnh viện công: Đầy rẫy bất công, cần sớm dẹp bỏ!

Thứ sáu, 04/09/2020 13:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo chuyên gia thì việc xã hội hóa trong bệnh viện công lập đang tạo ra nhiều tiêu cực, bất công, bất cập. Về thế, xã hội hóa bệnh viên công chỉ nên là giải pháp tức thời, về lâu dài cần dẹp bỏ.

Sự kiện: Bệnh viện

Người bệnh là người chịu thiệt hại nhất

Trong thời gian gần đây hoạt động của mạng lưới y tế cả công và tư đang có nhiều vấn đề khiến dư luận xã hội hết sức quan tâm đặc biệt sau sự kiện doanh nghiệp liên kết nâng giá thiết bị y tế lên gấp nhiều lần (từ 7 tỉ lên đến 40 tỉ) để chiếm đoạt tiền của bệnh nhân xảy ra tại bệnh viên Bạch Mai.

Cùng với đó, là những số liệu thống kê về lượng máy móc thiết bị liên kết được đặt trong bệnh viên này mà báo chí phản ánh lên đến hơn 90% khiến dư luận vô cùng bất ngờ.

Câu chuyện liên kết trong bệnh viện không chỉ xảy ra ở bệnh viện Bạch Mai mà còn ở nhiều bệnh viện tuyến trung ương khác. Đây là những nơi mà số lượng bệnh nhân nhiều, cơ hội sinh lời và thu hồi vốn nhanh.

Việc cho tư nhân đầu tư máy móc thiết bị trong các bệnh viện luôn tiềm ẩn nhiều vấn đề tiêu cực (ảnh minh họa -nguồn internet).

Việc cho tư nhân đầu tư máy móc thiết bị trong các bệnh viện luôn tiềm ẩn nhiều vấn đề tiêu cực (ảnh minh họa -nguồn internet).

Nếu không chấn chỉnh tình trạng này thì người bệnh sẽ bị “rút ruột”, bệnh càng nặng thì số tiền chi ra một cách vô lý càng cao.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Văn Học, Tổng Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ.

Theo ông Học, xã hội hóa trong bệnh viện công không chỉ là mảnh đất cho tiêu cực mà còn thiếu công bằng trong việc khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập.

Theo đó, thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, hiện nay trong hệ thống Bệnh viện công lập đang đẩy mạnh xã hội hóa, từ đó nhiều thành phần kinh tế đang tham gia đầu tư vào các bệnh viện công. Trên thực tế nó đã đem lại hai mặt tích cực và tiêu cực.

Về  ưu điểm ai cũng nhận thấy là khi bệnh viện mở ra các dịch vụ như mổ tự nguyện, phòng điều trị tự nguyện, khám tự nguyện... đời sống cán bộ nhân viên bệnh viện có được cải thiện. Người bệnh có thu nhập cao có thêm sự lựa chọn. Nhiều loại máy, thiết bị Y tế có giá trị chẩn đoán cao được đầu tư dưới dạng liên doanh...

Nhưng nhược điểm cũng rất nhiều như xã hội hóa y tế mà làm như ở hệ thống bệnh viện nhà nước hiện nay  - là một mô hình mà thực chất  trong đó hệ thống y tư nhân nằm ngay trong bệnh viện (BV) công.

Nhà nước đưa ra hệ thống này để tư nhân đầu tư dưới hình thức liên danh liên kết hoặc bệnh viện huy động vốn từ tư nhân, nhờ đó bệnh viện có máy móc thiết bị. Nhưng hình thức này không nên kéo dài vì sẽ để lại nhiều mặt trái và  hậu quả xấu.

Đầu tiên là giá dịch vụ tự nguyện cao, làm tăng gánh nặng tài chính với người bệnh.

Thứ hai là đầu tư trong y tế công sẽ kéo theo lạm dụng chỉ định: chụp chiếu, xét nghiệm vì phải làm như vậy mới có thể nhanh thu hồi vốn đầu tư, tăng lợi nhuận.... Mức độ lạm dụng phụ thuộc vào cái tâm và cách quản lý của từng giám đốc bệnh viện, tuy nhiên dù ở mức nào thì cuối cùng đều dẫn đến hậu quả là lãng phí tiền bạc, tài sản của người bệnh và của xã hội.

Thứ ba, khi có 2 chế độ công và tư trong cùng một bệnh viện sẽ gây ra sự bất bình đẳng về mức độ phục vụ.

Trên thực tế ở nhiều bệnh viện nhất là tuyến tỉnh và trung ương khi ở khu vực bình dân hai ba thậm chí năm bệnh nhân một giường thì ở khu điều trị dịch vụ (tự nguyện) mỗi bệnh nhân một phòng hoặc ít nhất là mỗi người một giường.

Điều đáng nói ở đây là các phòng (Tự nguyện) ấy có thể được xây bằng nguồn vốn liên doanh, đóng góp phi ngân sách nhưng nó lại được xây trên đất của bệnh viện công tức là đất của nhà nước, nhiều bệnh viện đã (tận  dụng, khai thác) luôn các phòng bệnh có sẵn của bệnh viện.

Chỉ riêng điều này thôi nhiều nhà đầu tư tư nhân có nằm mơ cũng không bao giờ có.

Tiếp đó là đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế đều là người thuộc biên chế nhà nước và đương nhiên đã hưởng lương, được đào tạo  từ ngân sách nhà nước....

Khi triển khai dịch vụ này không chỉ tạo ra bất công giữa bệnh viện công với bệnh viện tư mà tạo cả ra sự bất công giữa bệnh viện tuyến trung ương với tuyến tỉnh và giữa tuyến tỉnh với tuyến huyện, xã.

Người chịu thiệt nhất cuối cùng vẫn là người dân vì hiện nay đang có một xu hướng là bác sĩ có năng lực không muốn làm việc ở tuyến xã, huyện vì ở đó không có  dịch vụ tự nguyện, dịch vụ kỹ thuật cao và đương nhiên ở đó thu nhập sẽ thấp hơn nhiều so với ở bệnh viện tỉnh, TW.

Ngay trong mỗi bệnh viện cũng đã tạo ra sự bất công và nảy sinh mâu thuẫn vì những người có cùng trình độ nhưng được phân công làm ở những vị trí không liên quan đến dịch vụ tự nguyện thì cũng bị xem thường và có thu nhập thấp hơn, từ đó nảy sinh việc chạy chọt, bợ đỡ...

Sản phẩm lai căng, nhập nhằng

Thứ tư hiện nay trong xã hội chúng ta đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế nhưng kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước luôn giữ tỷ trọng lớn.

Trong khu vực kinh tế nhà nước cũng đang tồn tại nhiều loại hình khác nhau, tính riêng khối kinh tế mang tính công ích chúng ta có hệ thống trường học công lập, bệnh viện công lập, hệ thống các đơn vị làm công tác môi trường...

Vậy nếu  bệnh viện làm được xã hội hóa, lập phòng khám, phòng mổ, phòng điều trị theo yêu cầu, chất lượng cao... để thu thêm tiền phí và dịch vụ của bệnh nhân thì trường học công lập cũng làm theo.

Như vậy các thầy cô giáo cũng xây lớp chất lượng cao trong khuôn viên nhà trường rồi đặt ra các khoản thu, và lúc đó nền kinh tế của chúng ta sẽ bị biến dạng, công không ra công tư không ra tư.

Chúng ta sẽ có một loại dịch vu y tế không phải công lập hay dân lập nữa mà nó là một sản phẩm lai căng, nhập nhằng, gian lận, thiếu minh bạch và trốn thuế của nhà nước. 

Việc cho phép các bệnh viện làm dịch vụ ngay trên nền tảng cơ sở hạ tầng  có sẵn và nguồn gốc của nó là tài sản nhà nước nhưng lại được thu tiền và chi cho cá nhân  ở các bệnh viện như hiện nay đã tạo ra một sự bất công  giữa các ngành, nghề dịch vụ  trong khu vực kinh tế nhà nước...

Một hình thức xã hội hóa rất phổ biến hiện nay (100 % các bệnh tỉnh và TW đang áp dụng) là bệnh viện liên kết với một hoặc một số công ty tư nhân đặt các loại máy chẩn đoán như chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, xét nghiệm... với tỷ lệ góp vốn từ 50/50 hoặc 70/30, số tiền thu được cũng được ăn chia theo tỷ lệ như vậy.

Số tiền thu được từ loại hình liên doanh này là rất lớn, nhưng thực trạng công tác quản lý và sử dụng khoản tiền này thì lại cực kỳ... tùy hứng.

Mỗi bệnh viện áp dụng một kiểu khác nhau và nó cơ bản thoát ly khỏi sự giám sát của cơ quan tài chính và ngân sách nhà nước.

Điều đáng quan tâm nhất là hầu hết loại hình kinh doanh doanh này đều nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan thuế, nằm ngoài kiểm soát của luật giá và cuối cùng ngân sách thì thất thu còn người bệnh là người chịu trận.

Thứ năm, theo cơ cấu giá dịch vụ hiên nay người bệnh hoặc cơ quan BHYT chi trả 3/7 yếu tố cấu thành giá dịch vụ vì 4/7 yếu tố còn lại ngân sách nhà nước đã bao cấp, vậy với  những đơn vị y tế ngoài công lập không được bao cấp  nhưng cơ quan BHYT cũng chỉ chi trả 3/7 yếu tố giống như ở các cơ sở y tế công lập như vậy là không công bằng và chưa tạo ra động lực để y tế tư nhân phát triển.

Từ thực tế nêu trên hiện nay đang tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau nhưng cần phải sớm chấm dứt, đây chỉ là giải pháp tạm thời.

Bệnh viện nào muốn làm ăn tốt phải xin nhà nước cho cơ sở bên ngoài để xây dựng, đầu tư bỏ tiền ra hoặc liên doanh với các nhà bất động sản xây dựng các bệnh viện liên kết, liên danh ở ngoài, tuyển cán bộ để đào tạo thì đó mới thật sự là môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Hiện nay nhà  nước và Bộ  Y tế đang có chủ trương  khuyến khích phát triển y tế tư nhân thì việc dành mạch công tư lại càng trở nên cần thiết vì chỉ có như vậy mới tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, xòng phẳng.

Việc nhập nhằng giữa công và tư như trên cũng là một rào cản khiến chất lượng bệnh viện cả công và tư đều không cao và tình trạng quá tải không thể giải quyết được.

Trinh Phúc

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe