(NB&CL) Hiện nay việc xã hội hóa giáo dục đang trong tình trạng trăm hoa đua nở, thậm chí nhiều nơi lạm dụng để lạm thu phụ huynh học sinh. Nhưng xã hội hóa trong giáo dục không có nghĩa là chuyển hết trách nhiệm tài chính lên phụ huynh, mà là tìm kiếm sự phối hợp hợp lý giữa các bên liên quan để cải thiện điều kiện học tập và dạy học.
Hiện nay, xã hội hóa giáo dục đang được thực hiện một cách sâu rộng trong lĩnh vực giáo dục. Mô hình giáo dục có thu phí đang được mở rộng ở tất cả các cấp học, bên cạnh đó những trường công bên ngoài thì miễn phí nhưng bên trong lại đầy rẫy những khoản thu tiền từ phụ huynh học sinh. Bàn về xã hội hóa, cần phải kể đến các khoản thu xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, dạy thêm, học thêm, tiền bảo vệ, tiền vệ sinh, tiền học tăng cường, học liên kết, học trải nghiệm, sổ liên lạc điện tử… tiền mua laptop cho cô, tiền vận chuyển điều hòa… ở bậc phổ thông. Còn đại học, thì việc tăng học phí, học phí chất lượng cao được mở ra nhan nhản trong trường công.
Anh Nguyễn Tuấn Anh ở quận Nam Từ Liêm cho rằng, nếu nghĩ trường công đều miễn phí thì chỉ có những ai không có con em đi học. Thực chất, giờ xã hội hóa toàn diện các hoạt động trong trường công. “Mỗi năm, tiền Nhà nước đầu tư cho giáo dục rất nhiều nhưng phụ huynh đóng góp phục vụ cho việc học tập của con em cũng rất lớn. Không hiểu sao, càng ngày việc đóng góp càng lớn, càng đắt đỏ. Ngoài các tiền đóng góp để mua sắm trang thiết bị thì những khoản tiền chi cho các khóa học ngoài chương trình cũng tiêu tốn nhiều triệu đồng. Việc nhà trường chủ trương đưa các khóa học ngoài chương trình vào thời khóa biểu chính khóa nên học phụ đã trở thành học chính. Do đó, xã hội hóa càng mở rộng và mức chi tiêu cho con em càng lúc càng nhiều” – anh Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ.
Gánh nặng lo cho con em ăn học của phụ huynh học sinh là điều dễ dàng nhận thấy, nếu như những tiết học ở trường công có giá bằng học phí một tháng của Nhà nước ngày càng trở nên phổ biến trong các thời khóa biểu thì ở bậc đại học là những chương trình chất lượng cao, những môn học với học phí đắt đỏ cũng mọc lên như nấm sau mưa.
Mặt tích cực của xã hội hóa giáo dục chính là chất lượng được nâng cao, nâng cao cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao cho đại đa số học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, mặt trái của nó chính là tạo nên áp lực lớn lên phụ huynh học sinh khiến việc học trở nên tốn kém. Anh Hoàng Quốc Tuấn ở quận Hai Bà Trưng chia sẻ: “Học phí trường công chất lượng cao cao nhất hơn 6 triệu/năm học. Cái lợi của xã hội hóa giáo dục là tạo cơ hội cho học sinh được tiếp cận giáo dục một cách chuẩn mực. Như lớp học tiểu học không quá 35 học sinh/lớp trái ngược với lớp bình thường 50 học sinh/lớp. Mức chi tiêu đó chỉ phù hợp với những gia đình có điều kiện, còn về cơ bản đại đa số không có tiền để theo học”.
Việc xã hội hóa tăng cơ hội lựa chọn cho những gia đình khá giả trong tiếp cận giáo dục là điều cần khuyến khích. Tuy nhiên, bên cạnh xã hội hóa như vậy cũng cần thiết tính tới bài toán khoan thư sức dân. Bởi, các khoản chi cho giáo dục hiện nay quá nhiều. “Đại học Bách khoa trong một năm doanh thu từ học phí tăng hơn 500 tỷ đồng cho thấy quy mô của xã hội hóa giáo dục ở bậc đại học rất lớn. Ở bậc phổ thông trường công thu học phí cao, bên cạnh học phí còn đủ các khoản thu học thêm, dạy thêm, tiền học liên kết tiếng Anh, hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa cũng tiêu tốn của phụ huynh một năm vài chục triệu đồng” – anh Hoàng Quốc Tuấn chia sẻ.
Đâu là giới hạn?
Có thể thấy, nếu như trước đây đồng lương của giáo viên thấp, tiền chi cho nhà trường thấp nên việc xã hội hóa giáo dục như là một cách để tăng thêm nguồn thu cho nhà trường và giáo viên. Tuy nhiên, hiện nay xét về mặt bằng thu nhập, đời sống giáo viên đã được nâng lên thì việc lạm dụng xã hội hóa nhiều mặt, nhiều khâu đang tạo nên mặt trái, làm xấu đi hình ảnh của người giáo viên.
Câu chuyện cô giáo ở một trường tiểu học của TP. Hồ Chí Minh xin phụ huynh tiền mua máy tính xách tay để dạy học là điển hình cho tư duy không có tiền thì huy động phụ huynh hiện nay. Cụ thể, cô H. kể cô bị mất laptop. Do năm nay lớp có tivi, cần phải có laptop mới kết nối, soạn bài, lên bài giảng được nên cô đề xuất mua máy tính với số tiền là 11 triệu, cô bỏ 5 triệu, phụ huynh góp 6 triệu và “laptop này là của cô”. Cô H. cho rằng: “Đó là xã hội hóa giáo dục, Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Việc cô H. đòi phụ huynh mua laptop đã trở thành một câu chuyện trào phúng nhưng điển hình cho việc lạm thu trong trường học hiện nay. Hễ thu được là thu và liên tục vẽ ra nhiều khoản để “tận thu” của phụ huynh.
Thực trạng tăng thu, tăng chi trong giáo dục đang ám ảnh phụ huynh và làm rạn nứt mối quan hệ tốt đẹp giữa phụ huynh và nhà trường. Bàn về xã hội hóa hiện nay, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội cho rằng, xã hội hóa giáo dục có mặt tích cực là nhằm giúp tăng thêm nguồn lực xã hội cho hệ thống giáo dục để tập trung giải quyết những khó khăn mà Nhà nước chưa đủ điều kiện đáp ứng. Nhưng xã hội hóa trong giáo dục không có nghĩa là chuyển hết trách nhiệm tài chính lên phụ huynh, mà là tìm kiếm sự phối hợp hợp lý giữa các bên liên quan để cải thiện điều kiện học tập và dạy học.
Theo thầy Nguyễn Tùng Lâm, hiện các văn bản quy định liên quan đến xã hội hóa cũng đã trở nên lỗi thời, không đáp ứng đúng với thực tiễn của giáo dục, vì thế cần thiết phải sửa đổi để giúp phụ huynh hiểu hơn về vai trò của xã hội hóa giáo dục nhưng cũng phải hạn chế được việc lợi dụng xã hội hóa giáo dục để tận thu.
Liên quan đến vấn đề này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn tỉnh Hải Dương) phân tích, với các cơ sở giáo dục công lập, Nhà nước phân bổ kinh phí theo quy định nhưng mức đầu tư còn thấp, nên phải xã hội hóa một số khoản. Một mặt xuất phát từ nhu cầu của nhà trường, mặt khác từ nhu cầu của chính phụ huynh học sinh. Ví dụ, lớp học chỉ có quạt điện, ngân sách không chi trả lắp điều hòa, muốn có, phụ huynh phải trang bị. Hay hệ thống âm thanh, muốn hiện đại, tốt hơn thì có thể xã hội hóa, rồi nước uống và nhiều thứ khác.
Theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga, về thể chế, cơ quan quản lý Nhà nước phải rà soát lại việc giao kinh phí cho các trường, nếu được thì nên cải thiện. “Đi tiếp xúc cử tri, tôi thấy cử tri ý kiến rất nhiều vì định mức giao cho các trường rất thấp, vô cùng loay hoay, rất khó khăn. Do vậy, buộc phải xã hội hóa và như thế, ranh giới giữa xã hội hoá và lạm thu là rất mong manh” – Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga chia sẻ.
Có thể thấy, nhu cầu của học sinh ngày càng cao, các em cần được quyền học tập trong những ngôi trường khang trang, hiện đại nhưng mức đầu tư của Nhà nước lại không đáp ứng được. Vì thế gánh nặng đổ lên vai phụ huynh học sinh sẽ nhiều hơn, tình trạng xã hội hóa giáo dục sẽ ngày càng trở nên cực đoan. Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng, một quốc gia nghèo nàn đến mấy cũng phải đảm bảo được kinh phí cho giáo dục bắt buộc. Nhà nước không thể chuyển gánh nặng tài chính giáo dục phổ thông cho người học dù dưới bất kỳ danh nghĩa tự chủ hay xã hội hóa giáo dục.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình làm cơ quan chủ quản để quản lý, đầu tư xây dựng đoạn tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km 0 - Km 19) với quy mô giai đoạn hoàn thiện theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
(CLO) Ngày 1/4, thông tin từ Công an xã Thanh Hòa (huyện Như Xuân, Thanh Hóa) cho biết, đang phối hợp Trại giam Thanh Lâm truy tìm phạm nhân Dương Hữu Duy trốn khỏi trại giam Thanh Lâm.
(CLO) Trước tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) diễn biến phức tạp trong những tháng đầu năm 2025, Công an tỉnh Quảng Bình đã triển khai đợt cao điểm nhằm kiểm soát, ngăn chặn tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn. Đợt cao điểm bắt đầu từ ngày 1/4/2025, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tai nạn trên cả ba tiêu chí và đảm bảo an toàn cho người dân.
(CLO) Chiều 1/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn vào Báo Lạng Sơn, tạo thành Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Lạng Sơn. Đồng thời, hội nghị cũng công bố các quyết định về công tác cán bộ của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 2/4, khu vực Nam Bộ tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và tối). Mưa lớn cục bộ ở TP HCM và Nam Bộ còn cảnh báo có thể gây ngập úng tại các vùng trũng, thấp.
(CLO) Ngày 1/4, trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã đi thăm, kiểm tra các công trình trọng điểm của 3 chương trình mục tiêu quốc gia tại huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa.
(CLO) Liên quan đến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì "không còn thời gian để lùi".
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chiều 1/4 cho biết, qua 3 tháng thực hiện nghị định 168 đã phát hiện, xử lý 728.818 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; Trong đó có 149.931 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 168.598 trường hợp vi phạm tốc độ.
(CLO) Chiều nay 1/4, giá vàng có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn neo ở mức cao, với mức bán ra cao nhất lên đến 102,3 triệu đồng/lượng. Trước cơn sốt giá vàng, nhiều người dân sẵn sàng gác lại công việc để đi mua vàng tích trữ.
(CLO) Từ 1/4, Cục Thống kê tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên phạm vi cả nước theo phương thức trực tuyến. Dự kiến thời gian điều tra kéo dài tới cuối tháng 7.
(CLO) UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
(CLO) Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm y tế huyện Chư Sê phối hợp với cơ quan Công an điều tra vụ việc người nhà bệnh nhân tấn công bác sĩ ngay tại phòng bệnh.
(CLO) Chiều 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai liên quan đến đầu tư phát triển hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khắc phục tình trạng tai nạn giao thông, kẹt xe thường xuyên xảy ra.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.
(CLO) Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nguyễn Ngọc Hà, thầy cô cần ôn tập cho học sinh tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng với thực tế, thực tiễn, đặc biệt là với những nội dung phân hóa nhằm đánh giá đúng năng lực của học sinh.
(CLO) S-Race 2025 chính thức khởi tranh tại Hà Tĩnh, mở đầu cho mùa giải mới với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên (VĐV), góp phần lan tỏa tinh thần rèn luyện thể chất và kết nối cồng đồng học đường.