(CLO) Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, Bộ sẽ tiếp tục rà soát, chỉnh lý để đảm bảo chặt chẽ, khái quát đầy đủ hơn và rõ ràng, minh bạch hơn để xác định rõ thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND và Chủ tịch UBND, rành mạch hơn, không có sự chồng chéo, dễ vận hành cho chính quyền địa phương.
Ngày 15/2, giải trình, tiếp thu ý kiến tham gia của đại biểu Quốc hội liên quan đến dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, về mặt nguyên tắc, xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) tương đồng với Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Trong đó, có 3 nội dung cốt lõi, trọng tâm.
Vấn đề thứ nhất, đó là phân định, làm rõ, hoàn thiện việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền cho chính quyền địa phương để thực hiện phương châm theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư là “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Thứ hai, đó là xây dựng cơ chế tạo hành lang pháp lý chặt chẽ để tháo gỡ những điểm nghẽn, những vấn đề vướng mắc hiện nay đang tồn tại trong các luật chuyên ngành, đảm bảo khơi thông và thực hiện được nguyên tắc về phân quyền, phân cấp và ủy quyền của hai Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
“Nếu không đưa ra cơ chế pháp lý để tháo gỡ thì rất khó khăn”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nhắc lại nội dung đã báo cáo tại buổi thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ ngày 14/2 rằng 177 luật chuyên ngành hiện nay đang quy định rất cụ thể thẩm quyền của Bộ trưởng, 152 luật quy định rất cụ thể về thẩm quyền của Thủ tướng và 141 luật quy định cụ thể thẩm quyền của HĐND, UBND và chồng chéo tới 92 luật quy định cả 3 cấp đều là những nhiệm vụ của chính quyền địa phương.
Bộ trưởng nêu rõ, kết hợp với dịp này, cơ quan soạn thảo đề xuất theo hướng sửa đổi căn bản, toàn diện, tuy nhiên cũng có vấn đề mang tính ổn định trước mắt để đảm bảo được sự vận hành thông suốt của chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh: “Nếu bây giờ điều chỉnh vấn đề này, vấn đề kia, chúng ta sẽ không thể đảm bảo được sự liên thông thống nhất để thực hiện việc tinh gọn tổ chức bộ máy hiện nay”.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
Đề cập đến vấn đề nhiều đại biểu quan tâm về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương và phân định thẩm quyền trong việc phân quyền, phân cấp, ủy quyền, Bộ trưởng Nội vụ cho biết, nội dung này đã nghiên cứu trên cơ sở nguyên tắc chung của Điều 52, Điều 96, Điều 112 Hiến pháp, căn cứ trên cơ sở Nghị quyết 27 của Ban Chấp hành Trung ương, cũng như chủ trương chung của Bộ Chính trị. Việc thiết kế tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong dự thảo Luật nhằm đảm bảo yêu cầu vận hành thực tiễn sau khi thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu ý kiến đại biểu để bổ sung, hoàn thiện hơn, đặc biệt là làm rõ hơn vấn đề thế nào là tiếp tục đổi mới quản trị địa phương, quản trị quốc gia.
“Đây là vấn đề rất quan trọng để chúng ta đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương. Chúng tôi sẽ làm rõ thêm nội hàm trong này, có thể là nêu khái niệm. Vấn đề này rất phổ biến, bởi vì phải làm sao để chúng ta vận hành cho một chính quyền địa phương đảm bảo được các chủ thể: nhà nước, thị trường, xã hội, các tổ chức, công dân đều tham gia vào quá trình xây dựng hệ thống chính sách và góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển của đất nước”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay.
Đại biểu tham gia phiên họp.
Về phân định thẩm quyền, phân quyền, phân cấp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, mục tiêu rất là rõ để phân định việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền giữa cơ quan nhà nước ở Trung ương với các cơ quan nhà nước ở địa phương, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia.
Trước nhiều ý kiến băn khoăn về nguyên tắc phân cấp, phân quyền, phân cấp, ủy quyền làm sao đảm bảo để địa phương thật sự chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm, đảm bảo được nguyên tắc “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương tự chịu trách nhiệm”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chia sẻ, cơ quan soạn thảo đã cố gắng thiết kế, về mặt tổng thể đã thể hiện được một cách rất cụ thể, rành mạch nguyên tắc, mối quan hệ chặt chẽ, trách nhiệm cho các chủ thể, phạm vi, hình thức quản lý, điều kiện đảm bảo, trách nhiệm giữa chủ thể phân quyền, phân cấp, ủy quyền với chủ thể nhận phân quyền, phân cấp, ủy quyền; phù hợp với phương thức quản lý về phân quyền, phân cấp, phương thức pháp lý để thực hiện quyền này.
Bộ trưởng cũng ghi nhận ý kiến đề xuất phải có cơ chế khuyến khích cho chính quyền địa phương để đề nghị được phân cấp; cho biết sẽ nghiên cứu thêm để quy định rành mạch và rõ ràng hơn, “để các đồng chí cảm thấy rằng khi chúng ta đưa cái này vào thực tiễn, tháo gỡ được tất cả các luật chuyên ngành”.
Đại biểu tham gia phiên họp.
Giải trình về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND và Chủ tịch UBND đã bám sát chủ trương của Đảng và nguyên tắc tránh tình trạng chồng chéo, không rõ chức năng, nhiệm vụ giữa tập thể, cá nhân chưa, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, chúng ta cố gắng vừa kế thừa, vừa đổi mới để thể hiện rõ được trách nhiệm giữa cá nhân với tập thể, tập thể HĐND, tập thể UBND với Chủ tịch UBND, phát huy được vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục rà soát, chỉnh lý để đảm bảo chặt chẽ, khái quát đầy đủ hơn và rõ ràng, minh bạch hơn để xác định rõ thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND và Chủ tịch UBND, rành mạch hơn, không có sự chồng chéo, dễ vận hành cho chính quyền địa phương.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Cho biết tổ chức chính quyền địa phương và mô hình chính quyền địa phương giữ nguyên như hiện tại, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho hay, sẽ tiếp tục đánh giá tổng thể về mô hình tổ chức của cả hệ thống chính trị và theo đó sẽ có điều chỉnh, sắp xếp. Nếu không tạm thời giữ nguyên thì sẽ có một số vấn đề trong việc vận hành hệ thống tổ chức chính quyền địa phương cũng như mô hình chính quyền địa phương.
“Chính quyền đô thị chúng ta vẫn thực hiện như các nghị quyết của Quốc hội. Đối với các địa phương mà đô thị trực thuộc Trung ương vẫn tiếp tục có thể đề xuất, chúng tôi không thấy có vấn đề gì vướng cả. Vì trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy và Bộ Nội vụ đang phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương đánh giá, nghiên cứu tổng thể mô hình tổ chức của bộ máy, trong đó có hệ thống chính quyền địa phương, xin phép đại biểu ủng hộ cho phương án tạm thời như vậy”, Bộ trưởng chia sẻ.
(CLO) Tỉnh ủy Bạc Liêu vừa công bố một số Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị của tỉnh. Theo đó, Tạp chí Văn hoá - Văn Nghệ Bạc Liêu thuộc Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh kết thúc hoạt động.
(CLO) Việc gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO sẽ mở ra cho TP HCM nhiều cơ hội, gia tăng giá trị đóng góp của ngành công nghiệp văn hóa.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 16/2, Bắc Bộ có mưa nhỏ rải rác; riêng Tây Bắc có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều trời nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa vài nơi, Bắc Trung Bộ đêm trời rét. Các khu vực khác trên cả nước có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Huế cho biết, thông tư mới thể hiện tinh thần dạy học vì sự tiến bộ của học sinh. Nếu các em học chưa đạt, nhà trường có trách nhiệm bổ sung kiến thức cho đến khi đạt yêu cầu.
(CLO) Sau khi báo Nhà báo và Công luận có bài viết: "Thanh Hóa: "Biến tướng" trò chơi dân gian tại lễ hội Chùa Rồng", Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã thành lập đoàn kiểm tra nội dung báo chí phản ánh.
(CLO) Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên liên quan trong cuộc xung đột Nga - Ukraine tham gia đàm phán hòa bình, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của châu Âu trong việc giải quyết khủng hoảng.
(CLO) Làng gốm sứ Bát Tràng vừa chính thức ghi danh vào Mạng lưới các Thành phố Thủ công Sáng tạo Thế giới. Sự kiện này không chỉ khẳng định giá trị văn hóa độc đáo của gốm Bát Tràng mà còn mở ra cơ hội quảng bá tinh hoa nghề thủ công Việt Nam trên trường quốc tế.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Donald Trump hôm thứ Sáu tuyên bố cấm vô thời hạn hãng tin Associated Press (AP) vào Phòng Bầu dục và chuyên cơ Không lực Một, sau khi AP từ chối sử dụng tên gọi "Vịnh Mỹ" thay vì "Vịnh Mexico".
(CLO) Ngày 15/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi). Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Mạnh (đoàn Vĩnh Phúc), dự thảo luật quy định rất rõ, chi tiết một số trường hợp khuyết Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Tuy nhiên, còn một số trường hợp chưa đươc quy định, do đó, đề nghị làm rõ hơn.
(CLO) Thủ tướng Hungary Viktor Orbán cảnh báo rằng cuộc chiến tại Ukraine có thể trở thành một "Afghanistan của Liên minh châu Âu" - một cuộc xung đột kéo dài, tốn kém và không có lối thoát.
(CLO) Ngày 15/2, Công an thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đơn vị này đang làm rõ hiện trường, xác minh vụ việc một người đàn ông bị hành hung sau khi va chạm giao thông xảy ra tại thành phố Buôn Ma Thuột.
(CLO) Đại biểu Quốc hội Trần Khánh Thu cho rằng, cần có giải pháp hiệu quả để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa ngay trong các tháng đầu năm của năm 2025.
(CLO) Làng gốm sứ Bát Tràng vừa chính thức ghi danh vào Mạng lưới các Thành phố Thủ công Sáng tạo Thế giới. Sự kiện này không chỉ khẳng định giá trị văn hóa độc đáo của gốm Bát Tràng mà còn mở ra cơ hội quảng bá tinh hoa nghề thủ công Việt Nam trên trường quốc tế.
(CLO) Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, ngày 15/2, Quốc hội nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra của Quốc hội báo cáo về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
(CLO) Ngày 15/2, đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đã kiểm tra công tác cửa khẩu, đối ngoại tại Quảng Ninh.
(CLO) Ngày 15/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi). Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Mạnh (đoàn Vĩnh Phúc), dự thảo luật quy định rất rõ, chi tiết một số trường hợp khuyết Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Tuy nhiên, còn một số trường hợp chưa đươc quy định, do đó, đề nghị làm rõ hơn.
(CLO) Theo các đại biểu Quốc hội, khi được trao quyền thực chất, hoạt động quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp được xử lý nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng yêu cầu của người dân, doanh nghiệp và xã hội.
(CLO) UBND TP Hà Nội yêu cầu các huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng khẩn trương triển khai tổ chức lập, điều chỉnh đồng bộ các quy hoạch phân khu đô thị, đảm bảo các điều kiện, tiêu chí hoàn thiện Đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế đặc biệt đầu tư tuyến đường tàu điện ngầm kết nối Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất với Cảng hàng không quốc tế Long Thành (nghiên cứu lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức "chìa khóa trao tay").
(CLO) Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 283/QĐ-TTg ngày 14/2/2025 phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.