Đi vào hoạt động từ ngày 5/8/1995, năm 2013 đánh dấu mốc lịch sử lớn của hệ thống Tổ chức tín dụng là hợp tác xã khi Quỹ tín dụng Trung ương chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) với vai trò là Ngân hàng của các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). Cùng với những thách thức từ cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, sự phát triển của Co-opBank không chỉ đòi hỏi hòa nhập vào sự phát triển chung của ngành Ngân hàng mà hơn thế còn phải là chỗ dựa cho các QTDND tái cơ cấu ổn định, đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao năng lực, góp phần hỗ trợ kinh tế hộ, đặc biệt khu vực nông nghiệp nông thôn.
Hướng tới một ngân hàng hiện đại
Để có thể thực hiện trọng trách vai trò là Ngân hàng của các QTDND, ngay từ khi chuyển đổi mô hình, Co-opBank đã xây dựng và triển khai liên tiếp các Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, Đề án cơ cấu lại Co-opBank các giai đoạn, Đề án tái cơ cấu hệ thống QTDND...
Các đề án tập trung vào giải quyết 3 nhóm nhiệm vụ trọng yếu là: Nâng cao năng lực tài chính, tăng trưởng tích cực, an toàn, bền vững; Hỗ trợ hệ thống QTDND phát triển ổn định an toàn thúc đẩy hoạt động kinh doanh; Tạo bước đột phá trong hiện đại hóa, hướng đến vai trò là đầu mối hỗ trợ chuyển đổi số của hệ thống QTDND. Cùng với đó, Co-opBank đã tham mưu cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hoàn thiện hành lang pháp lý cho hệ thống QTDND cũng như chính Co-opBank.
Bên cạnh đó, Co-opBank cũng đã nâng cao năng lực thông qua việc thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 20/7/2017 của NHNN về việc thực hiện Nghị quyết 42/2017/QH14 (Nghị quyết 42) thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020.
Đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN Việt Nam trao bằng khen của NHNN cho cá nhân đồng chí Nguyễn Quốc Cường - Chủ tịch Hội đồng quản trị Co-opBank và đại diện Ban điều hành Co-opBank, tháng 1/2024
Năm 2023, để triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc triển khai “Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”, Co-opBank một lần nữa tập trung nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện và trình NHNN “Phương án cơ cấu lại Co-opBank gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”. Qua đó, Co-opBank đã tập trung nguồn lực khẩn trương cơ cấu, sắp xếp lại bộ máy tổ chức thông qua các đợt điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, thích ứng với sự phát triển của QTDND, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thay đổi mạnh mẽ về quản trị rủi ro, cạnh tranh công nghệ, nguồn nhân lực và những yêu cầu đặc thù của Ngành.
Ngoài việc nỗ lực nâng cao năng lực tài chính bằng nội lực, năm 2023 Co-opBank đã tích cực đề xuất và hoàn thiện phương án xin cấp bổ sung vốn điều lệ thêm 5.000 tỷ đồng, trình Thống đốc NHNN xem xét trình Chính phủ, Quốc hội phê duyệt.
Co-opBank hiện cũng đã hoàn thiện chiến lược phát triển Co-opBank đến năm 2025, định hướng đến 2030, tạo tiền đề vững chắc cho việc triển khai các hoạt động, chức trách nhiệm vụ của Co-opBank trong giai đoạn tới.
Đồng chí Nguyễn Thị Hồng - Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc NHNN Việt Nam và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng Ban lãnh đạo Co-opBank, tháng 1/2024
Tập trung nguồn lực hỗ trợ hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân
Trong vai trò Ngân hàng của các QTDND, Co-opBank đã đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin, đầu tư hệ thống CoreBanking mới. Đồng thời kết nối với các tổ chức, định chế tài chính trong nước và quốc tế tận dụng cả về nguồn lực và kỹ thuật để đẩy nhanh tiến trình số hóa, phát triển sản phẩm dịch vụ của Co-opBank làm tiền đề hỗ trợ QTDND. Giải thưởng của Hội đồng Quỹ tín dụng thế giới (WOCCU) về triển khai các giải pháp số thúc đẩy tài chính toàn diện, “Hệ sinh thái Kỹ thuật số” là một minh chứng cho sự chuyển mình của Co-opBank trong thời gian qua.
Những năm qua, hoạt động thanh toán điện tử được duy trì và phát triển cả chiều sâu và chiều rộng, vừa tập trung củng cố và hoàn thiện nền tảng cơ sở vật chất, kỹ thuật, vừa mở rộng mạng lưới thanh toán theo chủ trương của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Đến nay tổng số điểm giao dịch CF-eBank của Co-opBank đã lên đến 997 điểm, bao gồm 32 Chi nhánh, 66 Phòng giao dịch và 899 QTDND. Cùng với đó, Co-opBank tiếp tục đầu tư, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ứng dụng công nghệ hiện đại, phục vụ công tác chuyển đổi số giúp gia tăng tiện ích trên hệ thống chuyển tiền điện tử CF-ebank, đáp ứng nhu cầu và nâng cao vị thế cạnh tranh của các QTDND thành viên cũng như thu hút thêm các QTDND mới tham gia mạng lưới chuyển tiền;
Tính đến 30/6/2024, Co-opBank đã phát hành được 50.080 thẻ chip Co-opBank Napas, qua đó đã giúp các thành viên QTDND và người dân bắt kịp xu hướng mới trong thời đại số hóa phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng.
Ứng dụng Ngân hàng số Co-opBank Mobile Banking đã dần lan tỏa và thu hút thành viên của QTDND và khách hàng, đến nay đã có mặt ở khắp các tỉnh thành. Co-opBank Mobile Banking với nhiều tính năng tiện ích như: chuyển tiền nội bộ, chuyển tiền nhanh 24/7, nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn, đặt vé máy bay, đặt vé tàu/xe, đặt vé xem phim, thanh toán QR, VNPAY taxi…. đồng thời cũng đã tích hợp thêm dịch vụ nâng cao như chuyển tiền nhanh bằng mã VietQR, gửi tiết kiệm trực tuyến, rút gốc một phần, trả nợ vay, chuyển tiền theo lô, chuyển tiền định kỳ, đặt và quản lý Alias, đăng ký thanh toán hóa đơn tự động, chia sẻ OTT biến động số dư…. Đã được đông đảo thành viên của QTDND và khách hàng đón nhận.
Khách hàng giao dịch tại Co-opBank
Đặc biệt, trong bối cảnh các QTDND dần chủ động được nguồn vốn cho vay, Co-opBank vẫn phát huy được vai trò của mình trong việc hỗ trợ cho các QTDND bằng việc triển khai các sản phẩm cho vay hợp vốn để cho vay thành viên của QTDND khi bị giới hạn hạn mức cho vay. Còn đối với các QTDND ở những địa bàn khó khăn khi cần tăng mức cho vay để mở rộng, vốn điều hòa của Co-opBank đối với những QTDND này vẫn là một trong những nguồn lực quan trọng để QTDND mở rộng hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế cho các thành viên.
Song song với đó, Co-opBank đã tích cực thực hiện chức trách nhiệm vụ NHNN giao thông qua việc kiểm tra giám sát, giám sát trực tiếp hoạt động của các QTDND theo yêu cầu hàng năm. Co-opBank cũng đã tích cực phối hợp với chi nhánh NHNN tỉnh/thành phố trong công tác hỗ trợ các QTDND có khó khăn được cơ cấu lại.
Đặc biệt đối với các QTDND gặp khó khăn trong hoạt động, một mặt Co-opBank cho vay hỗ trợ khả năng chi trả kịp thời, mặt khác tham mưu, phối hợp với Chi nhánh NHNN tỉnh/thành phố và chính quyền địa phương có những biện pháp giúp đỡ để QTDND vượt qua khó khăn. Co-opBank cũng đã nhiều cán bộ là các Phó Giám đốc, Trưởng phó phòng Chi nhánh Co-opBank đảm nhiệm các chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Kế toán trưởng QTDND có khó khăn được cơ cấu lại, tham gia kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của NHNN tại các QTDND trên địa bàn…
Co-opBank cũng đã triển khai thực hiện Thông tư 03/2014/TT-NHNN về Quỹ đảm bảo an toàn hệ thống QTDND tạo ra cơ chế tài chính nhằm hỗ trợ cho các QTDND khi hoạt động gặp khó khăn về tài chính, chi trả. Nhờ có sự hỗ trợ, đáp ứng khẩn trương và kịp thời về vốn của Co-opBank mà các QTDND nói trên sớm ổn định tình hình hoạt động, góp phần thúc đẩy hệ thống QTDND phát triển ổn định, an toàn.
Tiếp nối những thành công trong 29 năm xây dựng và phát triển, những bài học kinh nghiệm của ngày hôm qua đang trở thành điểm tựa của niềm tin vào ngày mai để Co-opBank tiếp tục sứ mệnh và trọng trách mà Chính phủ và NHNN giao phó là "Ngân hàng của các QTDND".
(CLO) Ngày 1/4, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa triệt phá thành công một chuyên án trộm cắp tài sản, bắt giữ đối tượng Nguyễn Thị Thu Hương (sinh năm 2002, trú tại thôn Ngô Bắc, xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy) sau khi xác định người này có liên quan đến nhiều vụ đột nhập, lấy trộm tài sản trên địa bàn.
(CLO) Microsoft đã quyết định thay đổi thiết kế của "Màn hình xanh chết chóc" (Blue Screen of Death - BSOD) huyền thoại trên hệ điều hành Windows, chuyển từ màu xanh truyền thống sang màu đen.
(CLO) Ngày 1/4, tại TP Tuy Hòa, Hội Nhà báo Phú Yên đã tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí với chuyên đề "Biên tập và rút tít báo chí hiện đại". Sự kiện này thu hút sự tham gia của đông đảo phóng viên, biên tập viên và hội viên các chi hội nhà báo trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Ngày 1/4, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Phụ đã đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 3, thuộc Dự án "Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông xã Quỳnh Giao, Quỳnh Nguyên, Quỳnh Hồng, An Vinh, An Đồng, An Thái, An Cầu và Châu Sơn".
(CLO) Ít nhất 63 người đã được đưa đến bệnh viện ở Malaysia vào ngày 1/4 sau một vụ cháy lớn tại đường ống dẫn khí đốt do công ty năng lượng nhà nước Petronas vận hành.
(CLO) Trong quá trình truy bắt và áp giải, Ngô Tấn Việt đã dùng dao chống trả quyết liệt, làm anh Huỳnh Chí Phúc - lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở thị trấn Hiệp Phước bị thương nặng, sau đó tử vong.
(CLO) Tổng thống Donald Trump đã gọi ngày 2/4 là "Ngày Giải phóng" ở Mỹ, thời điểm công bố loạt thuế quan mới nhằm thực hiện chương trình nghị sự kinh tế của ông.
Sáng 1/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt tuyên truyền Nghị quyết của Đảng.
(CLO) Liên quan đến dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh qua huyện Chư Sê (Gia Lai), địa phương này đã thực hiện chi trả cho 178 hộ, còn lại 39 hộ vẫn chưa được chi trả do thông tin cá nhân chưa chính xác.
(CLO) Một người nhà của bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) cho rằng bác sĩ khám bệnh ngứa mắt, sau đó tấn công bác sĩ này. Khi điều dưỡng hỏi tại sao đánh bác sĩ thì người này nói “tao thích thì tao đánh và tiếp tục đe dọa bác sĩ”.
(CLO) Chiều 31/3, tại Hà Nội, Petrovietnam cùng tổ hợp nhà thầu Japan Vietnam Petroleum Company Limited đã ký Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí (PSC) Lô 15-2, bể Cửu Long.
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo - Phú Mỹ, mã chứng khoán DPM) cho biết hai sản phẩm chủ lực là Đạm Phú Mỹ và NPK Phú Mỹ tiếp tục được người tiêu dùng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao". Đây là năm thứ 22 liên tiếp, Phú Mỹ có được vinh dự này.
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán: HVN) công bố kết quả kinh doanh sau kiểm toán năm 2024, ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu và lợi nhuận đạt mức cao nhất trong lịch sử hoạt động của Hãng.
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) chính thức công bố báo cáo tài chính năm 2024 sau kiểm toán và triển khai các công tác chuẩn bị tổ chức họp Đại hội đồng Cổ đông thường niên vào ngày 18/4/2025.
Trước thực trạng già hóa dân số diễn ra nhanh chóng và áp lực công việc ngày một gia tăng, giới trẻ Việt đang tích cực chuyển hướng sang các giải pháp công nghệ số và dịch vụ bảo hiểm hiện đại. Đây được xem là cách thức chủ động, khoa học để đảm bảo chăm sóc sức khỏe, an sinh cho cha mẹ, thực hiện trách nhiệm hiếu đạo dù không thể thường xuyên kề cận.
Trong hai ngày 27 - 28/3/2025, Vietnam Airlines đã tổ chức chương trình diễn tập và hội thảo quản lý khủng hoảng, khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hãng Hàng không Quốc gia trong việc nâng cao năng lực ứng phó khủng hoảng, bảo vệ an toàn hành khách, cán bộ nhân viên và uy tín thương hiệu, đồng thời củng cố vị thế tiên phong trong ngành hàng không khu vực và toàn cầu.
Chuyến bay đầu tiên từ TP. Hồ Chí Minh đến thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) mang số hiệu VN516 đã chính thức khởi hành lúc 00h45 ngày 30/3 và hạ cánh tại sân bay quốc tế Đại Hưng lúc 06h30 cùng ngày (giờ địa phương). Nhân dịp khai trương, Vietnam Airlines tổ chức tặng hoa chào đón phi hành đoàn và tặng quà lưu niệm cho toàn bộ hành khách trên chuyến bay đặc biệt.
(CLO) Sáng nay (31/3), giá vàng trong nước đạt mức trên 101 triệu đồng/lượng, rủi ro mua vào tại vùng giá đỉnh là điều mà nhà đầu tư cần đặc biệt cân nhắc.