Xây dựng Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 đúng tiến độ, chất lượng

Thứ sáu, 01/12/2023 06:19 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 30/11, Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT tổ chức phiên họp lần thứ 2 Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp. Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn lưu ý, việc xây dựng Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 cần bảo đảm cả tiến độ và chất lượng.

Với tinh thần hết sức khẩn trương, Bộ GD&ĐT đã xây dựng dự thảo Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 trình Bộ Chính trị, gồm: Dự thảo Tờ trình Bộ Chính trị; dự thảo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29;

xay dung de an tong ket 10 nam thuc hien nghi quyet 29 dung tien do chat luong hinh 1

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chủ trì hội nghị (ảnh nguồn Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Dự thảo Kết luận của Bộ Chính trị. Hiện dự thảo này đã được gửi xin ý kiến góp ý của Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; các tỉnh ủy, thành ủy và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trong số nhiều hoạt động chuẩn bị tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, Bộ trưởng nhắc đến hai cuộc làm việc quan trọng mới đây nhất, đó là: Cuộc làm việc do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì ngày 28/11; và cuộc làm việc giữa Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ GDĐT ngày 29/11.

Sẽ tiếp tục có nhiều hoạt động cho đến khi hoàn thiện Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 trình Bộ Chính trị.

Báo cáo tóm tắt quá trình triển khai tổng kết 10 năm Nghị quyết 29, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết: Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT sớm làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương, thống nhất đề cương và gửi Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy về việc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29.

Kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 cũng sớm được Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT ban hành; đồng thời, thành lập Ban Chỉ đạo, 5 tiểu ban tổng kết Nghị quyết do các Thứ trưởng Bộ GD&ĐT làm Trưởng Tiểu ban.

Để nắm bắt tình hình thực tiễn tại các địa phương, các cơ sở giáo dục, đào tạo và lấy ý kiến góp ý của các đơn vị, các tổ chức, các chuyên gia, các nhà khoa học, Bộ GD&ĐT đã tổ chức khảo sát trực tiếp tại 8 địa phương; 5 cơ sở giáo dục đại học; một số cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.

Bộ GD&ĐT đồng thời tổ chức các hội thảo chuyên đề về: giáo dục mầm non; giáo dục đại học; khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế; giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.

Ban Cán sự Đảng Bộ GD&ĐT giao 2 Đại học Quốc gia (ĐHQG) thực hiện 2 nghiên cứu chuyên đề và cả 2 đại học đã có báo cáo. Cụ thể, ĐHQG Hà Nội nghiên cứu chuyên đề về đổi mới giáo dục phổ thông; ĐHQG TP.Hồ Chí Minh thực hiện chuyên đề về tự chủ đại học. Ngoài ra, có hơn 100 cơ sở giáo dục đại học đã có báo cáo tổng kết gửi Bộ.

Đến nay, 63 tỉnh ủy, thành ủy và 18 bộ, ngành, cơ quan hữu quan đã gửi báo cáo tổng kết Nghị quyết 29 về Bộ GD&ĐT. Trên cơ sở báo cáo tổng kết của các địa phương, bộ, ban, ngành, cơ quan và thực tế triển khai trong cả nước, Bộ GD&ĐT đã xây dựng dự thảo Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29. Dự thảo cũng kế thừa các nghiên cứu về giáo dục và đào tạo đã có.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đồng thời tóm lại những ý kiến, vấn đề nổi bật nhất cần tiếp thu qua các cuộc làm việc; đặc biệt cuộc làm việc do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì và cuộc làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương.

Tại phiên họp, các Thứ trưởng và thành viên Ban Chỉ đạo đã có ý kiến góp ý cụ thể, chi tiết đối với dự thảo Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29.

Kết luận phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá công tác chuẩn bị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29 đến thời điểm này là nghiêm túc, bài bản; công việc tổng kết đã đi được một bước quan trọng.

Bộ trưởng đồng thời đưa ra một số nội dung quan trọng cần làm nổi bật trong Báo cáo tổng kết.

Sau phiên họp, các ý kiến góp ý sẽ được tiếp thu để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Đề án; kịp thời trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ theo đúng thời gian quy định để tiếp tục hoàn thiện.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Quảng Bình cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4

Quảng Bình cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4

(CLO) Trước những diễn biến mới của cơn bão số 4, sáng ngày 19/9, Sở Giáo dục-Đào tạo Quảng Bình có công văn chỉ đạo các đơn vị, cơ sở giáo dục cho học sinh các cấp học nghỉ học từ chiều 19/9/2024 cho đến khi thời tiết bình thường trở lại.

Giáo dục
Đề nghị các tỉnh có chính sách hỗ trợ đối với học sinh vùng bão lũ

Đề nghị các tỉnh có chính sách hỗ trợ đối với học sinh vùng bão lũ

(CLO) Bộ GD&ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục căn cứ mức độ thiệt hại của người dân, xem xét, quyết định hỗ trợ học phí.

Giáo dục
Phú Thọ vẫn có nhiều hộ dân bị ngập, nhiều học sinh vẫn chưa đến trường

Phú Thọ vẫn có nhiều hộ dân bị ngập, nhiều học sinh vẫn chưa đến trường

(CLO) Tỉnh Phú Thọ cho biết, có 194 trường học, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Hạ Hòa bị ảnh hưởng bởi bão. Ước tính thiệt hại của ngành Giáo dục tỉnh khoảng trên 4 tỷ đồng.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Giải pháp dinh dưỡng phát triển chiều cao học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Giải pháp dinh dưỡng phát triển chiều cao học đường'

Hội thảo “Giải pháp dinh dưỡng phát triển chiều cao học đường” do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam in bổ sung 10 triệu bản sách giáo khoa cho học sinh vùng lũ

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam in bổ sung 10 triệu bản sách giáo khoa cho học sinh vùng lũ

Trước những hậu quả nặng nề do cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra tại các địa phương khu vực miền Bắc, liên quan đến việc cung ứng sách giáo khoa cho học sinh vùng lũ lụt, PGS.TS. Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) đã có những chia sẻ về vấn đề này.

Giáo dục