(CLO) Theo nhà báo Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, việc xây dựng “môi trường văn hóa báo chí” là việc tiếp tục phải được hiện thực hóa thường xuyên, thực chất, quyết liệt, phải thực sự là việc làm sống còn tại hết thảy các cơ quan báo chí trong cả nước.
Chiều 15/3, Phiên thảo luận “Xây dựng môi trường văn hóa báo chí” (phiên số 2) trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí Toàn quốc 2024 đã được diễn ra.
Phiên thảo luận do nhà báo Nguyễn Anh Vũ - Tổng Biên tập Báo Văn Hóa điều phối; các diễn giả là: nhà báo Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; nhà báo Nguyễn Tiến Thanh - Tổng Biên tập báo Đời sống và Pháp luật; nhà báo Phạm Văn Báu - Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Chủ tịch Hội Nhà báo Thanh Hóa; nhà báo Đoàn Minh Long - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa; nhà báo Phan Thanh Phong - Vụ trưởng, Trưởng Ban Nhân Dân hằng tháng; nhà báo Nguyễn Xuân Hải - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Tĩnh; nhà báo Đào Xuân Hưng - Tổng Biên tập Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.
Các đại biểu tham dự
Xây dựng môi trường văn hoá trong các cơ quan báo chí đi vào chiều sâu, lan tỏa rộng rãi
Phát biểu tại phiên họp về sự “Sự cấp thiết của xây dựng môi trường văn hoá trong cơ quan báo chí” nhà báo Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí” đã nhận được sự hưởng ứng tích cực, sự vào cuộc mạnh mẽ của hầu hết các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo trên cả nước, đáp ứng nhu cầu thiết thực trong đời sống báo chí nói chung và hoạt động tác nghiệp của những người làm báo nói riêng, bước đầu đã tạo được nhiều sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động.
Tuy nhiên, nhà báo Nguyễn Đức Lợi cũng đánh giá, trong năm 2023 vừa qua, một trong những điều khiến chính những người làm báo nặng lòng nhất đó là việc đã có nhiều trường hợp là nhà báo, cộng tác viên tại các cơ quan báo và tạp chí bị khởi tố với tội danh "Cưỡng đoạt tài sản". Cũng trong năm 2023 vừa qua, vẫn còn không ít hiện tượng, không ít nhà báo, bất chấp những quy định về đạo đức nghề nghiệp, bất chấp mọi hệ lụy để đưa tin, chụp hình nhiều nhân vật, sự kiện chỉ để câu view, vẫn còn hiện tượng nhiều nhà báo viết sai mà không xin lỗi, không đính chính; viết tin theo kiểu “nghe hơi”; không “mắt thấy, tai nghe”…
Căn nguyên của thực trạng đáng buồn này, là từ nguyên nhân buông lỏng quản lý của cơ quan báo chí, do ảnh hưởng, tác động của nền kinh tế thị trường trong điều kiện thu nhập của nhà báo còn thấp, không đủ sống, áp lực chạy quảng cáo, tài trợ... nhưng bên cạnh đó, không thể phủ nhận thực tế là bởi thiếu bản lĩnh chính trị và văn hóa, suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận nhà báo. Đã, đang hiện diện một bộ phận nhà báo chỉ đơn thuần coi báo chí là phương tiện kiếm sống… Hàm lượng văn hóa trong những tác phẩm báo chí như thế, trong những nhà báo như thế… đã sụt giảm tới mức báo động…
Nhà báo Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại phiên họp.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đánh giá, với những người làm báo cách mạng, những hành vi thiếu chuẩn mực, thiếu đạo đức, thiếu văn hóa phải được ngắn chặn, khắc phục. Và để ngăn chặn, khắc phục, ngoài việc cần tiếp tục tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho các nhà báo, yêu cầu các nhà báo phải tuân thủ luật pháp, Luật Báo chí.
Thực hiện nghiêm quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo thì một “việc cần làm ngay” nữa là tiếp tục đưa phong trào thi đua "Xây dựng môi trường văn hoá trong các cơ quan báo chí" đi vào chiều sâu, lan tỏa rộng rãi hơn nữa từ đó tạo nên những kết quả, hiệu quả thực chất hơn nữa.
Mục tiêu tối thượng của báo chí cách mạng là phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân và hướng con người tới những giá trị nhân văn trong cuộc sống. Bên cạnh việc tuân thủ pháp luật trong tác nghiệp, người làm báo và cơ quan báo chí phải luôn xuất phát từ góc nhìn nhân văn, văn hóa để tiếp cận và phản ánh các vấn đề, sự việc, tạo ra những tác phẩm báo chí có giá trị, hướng tới xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.
Nhà báo Nguyễn Đức Lợi hy vọng tại phiên thảo luận hôm nay, sẽ được lắng nghe nhiều đề xuất, giải pháp, cách làm để phong trào thi đua “xây dựng môi trường văn hóa báo chí” ngày càng thực chất, hiệu quả.
Nhà báo Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam chụp ảnh cùng các đại biểu dự phiên họp.
Tại phiên thảo luận, nhà báo Đoàn Minh Long, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa cho rằng, hiện nay một bộ phận không nhỏ thậm chí là tại một số các cơ quan báo chí vì những tham vọng và lợi ích nhỏ nhoi đã thực hiện việc làm xa rời tôn chỉ, mục đích của tờ báo, thờ ơ với công chúng đối tượng đọc, xem, nghe, nhìn của chính mình, tìm đến những thị hiếu tầm thường, chọn lựa đề tài, sản xuất nội dung chủ yếu nhằm tăng số lượng truy cập, câu view, câu like…
Nhà báo Đoàn Minh Long, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa.
Nhà báo Đoàn Minh Long nhấn mạnh, trong bối cảnh thực tế nêu trên, việc nâng cao nhận thức về văn hóa, xây dựng và tạo lập không gian văn hóa trong hoạt động báo chí, xây dựng cơ quan báo chí và bản lĩnh người làm báo văn hóa là một yêu cầu thiết thực và cấp thiết.
Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan Báo chí với mục đích tạo dựng một môi trường làm việc tích cực, năng động, sáng tạo; đồng thời, nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, trong cơ quan báo chí nhằm phát huy tốt vai trò của các tổ chức, đoàn thể cơ quan trong xây dựng lề lối, nền nếp làm việc khoa học, trật tự, kỷ cương...
Mỗi cơ quan báo chí cần giữ gìn giá trị thương hiệu của cơ quan báo chí đó
Nhà báo Nguyễn Tiến Thanh, Tổng Biên tập báo Đời sống và Pháp luật chia sẻ: Tôi có góc nhìn khác về việc xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí cùng văn hóa người làm báo. Câu hỏi đặt ra là tại sao cần phải xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí? Trong nhiều năm gần đây cách làm báo, người làm báo thay đổi, khác trước đây, ngoài làm việc sáng tác tác phẩm báo chí họ còn làm truyền thông, làm kinh tế báo chí...
Nhà báo Nguyễn Tiến Thanh, Tổng Biên tập tạp chí Đời sống và Pháp luật.
Bàn về những giải pháp trong thời gian tới, nhà báo Nguyễn Tiến Thanh chia sẻ, điều quan trọng là xây dựng được giá trị cốt lõi văn hóa trong cơ quan báo chí, mỗi cơ quan báo chí cần giữ gìn giá trị thương hiệu của cơ quan báo chí đó, xây dựng môi trường văn hóa mới tạo ra được cảm hứng trong đơn vị đó. Không chỉ là cách ứng xử mà còn liên quan đến cảm hứng sáng tạo của phóng viên ở cơ quan báo chí đó. Xây dựng môi trường văn hóa báo chí, đó không chỉ hình thức, khẩu hiệu kêu gọi mà cần gắn với đạo đức của người làm báo với sự tồn vong của cơ quan báo chí đó”.
Còn theo nhà báo Phạm Văn Báu – Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Chủ tịch Hội Nhà báo Thanh Hóa: Để xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí, muốn làm được việc này báo chí cũng cần thúc đẩy đưa văn hóa vào trong tác phẩm báo chí. Cố gắng để mang hàm lượng văn hóa, hàm lượng văn học nghệ thuật vào trong tác phẩm báo chí của mình. Trong xu hướng đọc nhanh, đọc vội càng cần có những tác phẩm báo chí chất lượng, chuyên sâu. Như Báo Nhân Dân và một số tờ báo bắt đầu thực hiện theo hướng chuyên sâu, bởi chỉ có những tác phẩm đó mới mang yếu tố văn hóa, mang hàm lượng thông tin, kiến thức, văn học nghệ thuật...
Nói về vấn đề nhà báo vi phạm quy chế, vi phạm quy định về đạo đức người làm báo, nhà báo Phạm Văn Báu cho rằng, có một thực tế rõ ràng, khi chúng ta ban hành một quy tắc, quy định nào đó thường xuất phát từ thực tế đời sống. Trong đó nêu rõ những điều được làm và không được làm. Trên thực tế không ít nhà báo đã có vi phạm trong quy tắc sử dụng mạng xã hội, như thông tin một chiều, dẫn dắt thông tin trên mạng.
"Nhiều nhà báo bày tỏ ý kiến cá nhân trên mạng, nhiều nội dung không đăng báo mà đăng trên mạng. Cố gắng lèo lái dư luận, hoang tưởng về sức mạnh của mình, có những bộ phận vẫn có tình trạng vi phạm những quy tắc này. Chúng ta đã ban hành những quy định rất chặt chẽ để chúng ta thực hiện", nhà báo Phạm Văn Báu chia sẻ.
Đề cao sự gương mẫu, tiên phong của người đứng đầu
Theo nhà báo Hồ Quang Lợi, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam: Phiên thảo luận lần này có những nội dung rất thiết thực, hi vọng sau này có những nghiên cứu sâu hơn nữa về nền tảng văn hóa và đạo đức người làm báo, quy trình tác nghiệp của từng toà soạn. Phiên thảo luận “Xây dựng môi trường văn hóa báo chí” có góc nhìn về nhiều hướng từ các cơ quan báo chí, Hội Nhà báo ở cơ sở, những góc nhìn của địa phương, chúng ta sẽ học hỏi được kinh nghiệm từ các cơ quan báo chí khác đã làm được và thành công.
Trước đây, chúng tôi luôn nghĩ tới việc sửa đổi đạo đức nghề nghiệp báo chí cần tương thích với Luật Báo chí 2016, làm sao để giúp nâng cao tính văn hóa, ngăn chặn những vi phạm của người làm báo. Vì thế Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo; Quy tắc sử dụng mạng xã hội của người làm báo ra đời, là cơ sở quan trọng để các cơ quan báo chí nghiên cứu để thực hiện nhiệm vụ này.
Nhà báo Hồ Quang Lợi, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam.
Nhà báo Hồ Quang Lợi nhấn mạnh: Để xây dựng môi trường văn hóa báo chí, ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến sự gương mẫu của người đứng đầu một cơ quan báo, nếu không gương mẫu cho anh em đồng nghiệp học tập sẽ rất khó thực hiện nhiệm vụ này. Người đứng đầu như thế nào tòa soạn cơ quan báo chí sẽ như thế.
"Trong tất cả các biện pháp, giải pháp tôi vẫn muốn nhấn mạnh đến sự gương mẫu, sự tiên phong của người đứng đầu, người Đảng viên. Và chúng ta, đừng nghĩ đây là phong trào mà cần nghĩ là cuộc vận động, việc này cần được duy trì thường xuyên liên tục, đi vào trong từng người làm báo, cơ quan báo chí, điều này sẽ cổ vũ, thúc giục và răn đe mỗi người", nhà báo Hồ Quang Lợi nhấn mạnh.
Nhà báo Phan Thanh Phong, Trưởng Ban Nhân Dân hằng tháng trao đổi tại phiên họp.
Chia sẻ tại phiên thảo luận, nhà báo Phan Thanh Phong - Trưởng Ban Nhân Dân hằng tháng cho rằng, nếu như không xây dựng môi trường văn hóa trong toà soạn sẽ không có được những tác phẩm báo chí có hàm lượng văn hóa cao, một tòa soạn văn hóa sẽ tạo ra người làm báo văn hóa và tạo những sản phẩm báo chí văn hóa.
"Ở Báo Nhân Dân trong nhiều năm qua vẫn giữ được môi trường lành mạnh trong cơ quan báo chí, chúng tôi có những tấm gương của nhiều thế hệ đi trước. Hiện nay trong tòa soạn có sự tổ chức công việc bài bản, nghiêm túc, đồng thời tạo ra không khí làm việc, tạo động lực, sân chơi, môi trường để mỗi người phát huy được năng lực phẩm chất của mình" - nhà báo Phan Thanh Phong chia sẻ thêm.
Cái cần hướng đến là khát vọng và một nền báo chí không vô cảm
Chia sẻ về nội dung này, nhà báo Đào Xuân Hưng, Tổng Biên tập Tạp chí Tài nguyên và Môi trường cho rằng, cần triển khai tốt phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan báo chí” trong tất cả các cơ quan báo chí, chi hội nhà báo từ trung ương đến địa phương và thi đua trong mỗi cá nhân người làm báo.
Vì, nếu triển khai tốt việc này sẽ nhân lên những giá trị nhân văn, lòng tự hào, tự tôn về nghề báo, khích lệ mỗi cá nhân người làm báo, đơn vị báo chí phát triển, đoàn kết và thể hiện sức mạnh của báo chí, góp phần quan trọng chống lại những ảnh hưởng mặt trái về tiêu cực trên không gian mạng và báo chí trong bối cảnh công nghệ 4.0 hiện nay.
"Để phát triển môi trường văn hóa báo chí cần phải có đủ nguồn lực tài chính, bằng hình thức đặt hàng của nhà nước với các cơ quan báo chí, để người làm báo sống được bằng nghề, có đủ thu nhập, qua đó hạn chế những những hành vi tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp. Đồng thời các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và các cơ quan báo chí cần có những chế tài nghiêm minh xử lý những người làm báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp để tăng tính răn đe, cảnh báo", nhà báo Đào Xuân Hưng chia sẻ thêm.
Nhà báo Nguyễn Xuân Hải, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Tĩnh.
Nhà báo Nguyễn Xuân Hải, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Tĩnh đã chia sẻ về một số kinh nghiệm ở tỉnh Hà Tĩnh. Theo đó nhà báo Nguyễn Xuân Hải khẳng định, cần xác định được văn hóa báo chí, văn hóa trong cơ quan báo chí là gì? đó phải là những giá trị được cộng đồng công nhận. Ở đó cần có sự chuyên nghiệp nhân văn và hiện đại, để đánh giá cơ quan báo chí hay người làm báo văn hóa cũng dựa trên những giá trị đó.
Nhà báo Nguyễn Xuân Hải chia sẻ: Để tạo nên bản sắc, giá trị của nền văn hóa báo chí Việt Nam, cái cần hướng đến là khát vọng và một nền báo chí không vô cảm, khi có cái này sẽ hướng đến kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp, có tác dụng giữ gìn nhà báo tránh sự xa ngã, lệnh chuẩn. Chúng ta cần chiến đấu vì lẽ phải, vì sự tiến bộ. Phấn đấu xây dựng và hướng đến người làm báo không vô cảm, hướng đến những điều tốt đẹp trong xã hội.
(CLO) Ngày 31/3, thông tin từ UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cho biết, vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với ông Trần Duy Hưng (trú tại xã Điền Mỹ) vì hành vi phá rừng trái pháp luật. Số tiền phạt được ấn định là 37,5 triệu đồng, kèm theo yêu cầu khắc phục hậu quả.
(CLO) Nhằm thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị, tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình đã quyết định hợp nhất Báo tỉnh và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh. Đây là bước đi quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, tối ưu nguồn lực và hiện đại hóa công tác truyền thông tại địa phương.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng Hồ Trần Minh Có (SN:1995, trú tại khóm Vĩnh Phú, thị trấn Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) để tiếp tục điều tra về hành vi “Giết người”.
(CLO) Chiều 31/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ra mắt Liên Chi hội Quảng cáo và Nội dung số Việt Nam (VDAA). Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành quảng cáo và nội dung số tại Việt Nam.
(CLO) Chiều 31/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
(CLO) Theo quy định mới của Chính phủ, từ 31/3/2025, giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng ô tô mã HS 8703.23.63 và 8703.23.57 từ 64% xuống 50% và mặt hàng ô tô mã HS 8703.24.51 từ 45% xuống 32%.
(CLO) Những phụ phẩm từ cây trồng tưởng chừng như bỏ đi, nhưng qua bàn tay của những người yêu thiên nhiên thì một lần nữa nguyên vật liệu ấy được "tái sinh" và mang lại giá trị kinh tế cao.
(CLO) Kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (3,4/4/1965 - 3,4/4/2025), ngày 31/3, TP Thanh Hóa đã tổ chức lễ khánh thành khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh đã hy sinh tại công trường đê Nam sông Mã ngày 14/6/1972, thuộc phường Nam Ngạn.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 1/4, Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to, cảnh báo ngập úng tại các vùng trũng, thấp. Khu vực Bắc Bộ trời tiếp tục rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 13-16 độ.
(CLO) Chiều 31/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức hội nghị công bố quyết định về hợp nhất Báo Hà Nam và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và công tác cán bộ.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Ngày 31/3, Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố Mỹ sẽ phải hứng chịu một đòn đáp trả mạnh mẽ nếu thực hiện lời đe dọa ném bom Iran mà Tổng thống Donald Trump đưa ra.
(CLO) Chiều 31/3, Thanh tra Chính phủ tổ chức công bố kết luận thanh tra Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đáng chú ý, Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 sang Bộ Công an.
(CLO) Gần đây, Bộ Tài chính nhận được thông tin phản ánh trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính “thu hồi tiền” cho các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng.
(CLO) Ngày 28/3, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi khai mạc lớp tập huấn chuyên đề "Kỹ năng tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng". Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 30 học viên, là lãnh đạo, phóng viên và biên tập viên đến từ các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Sáng 28/3, Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An tổ chức lớp tập huấn chuyên đề "Kỹ năng sản xuất và Phát triển nội dung báo chí, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI". Chương trình thu hút hơn 100 hội viên, phóng viên, biên tập viên từ các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tham gia.
(CLO) Chiều 27/3, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV).
(NB&CL) Nghị quyết 18-NQ/TW, một bước đi quan trọng trong chiến lược đổi mới hệ thống chính trị, đã đặt ra yêu cầu kép đối với các cơ quan báo chí: trước hết là “gọn”, sau đó là “tinh”. Điều này đồng nghĩa với việc các cơ quan báo chí không chỉ cần giảm số lượng nhân sự mà còn phải nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên và nhà báo.
(CLO) Trong các ngày từ 22- 23/3, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khóa bồi dưỡng với chủ đề “Kỹ năng sản xuất video và ứng dụng AI cho báo điện tử trên thiết bị di động”.
(CLO) Trong suốt các giai đoạn lịch sử đấu tranh cách mạng, cùng với báo giới cả nước, những người làm báo Quảng Trị đã vượt qua khó khăn, gian khổ để làm tốt công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội, an ninh- quốc phòng của địa phương. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí để nâng cao chất lượng đội ngũ người làm báo luôn được Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị chú trọng nhằm hướng tới nền báo chí hiện đại chuyên nghiệp và nhân văn.
(CLO) Đoàn đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam do Phó Chủ tịch thường trực Nguyễn Đức Lợi dẫn đầu, đã có những đóng góp quan trọng tại Hội thảo quốc tế "Patria" lần thứ IV về thông tin và truyền thông, diễn ra từ ngày 17-22/3 tại La Habana, Cuba.
(NB&CL) Việc thẩm định, sàng lọc tác phẩm từ các cơ quan báo chí, các chi hội cơ sở ở địa phương luôn là một trong những khâu trọng yếu để sàng lọc nên những tác phẩm chất lượng cho mỗi mùa giải Báo chí Quốc gia. Mùa Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX – năm 2024 cũng vậy, sự sàng lọc cẩn trọng và sáng suốt từ cơ sở sẽ là nền tảng để có được những tác phẩm báo chí chất lượng tốt nhất…
(CLO) Nằm trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế truyền thông chính trị kỹ thuật số “Patria” lần thứ IV diễn ra tại La Habana - Cuba, ngày 19/3, Đoàn Việt Nam do Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban lãnh đạo Hội Nhà báo Cuba.
(CLO) Từ ngày 17-22/3/2025, tại La Habana-Cuba diễn ra Hội thảo quốc tế truyền thông chính trị kỹ thuật số “Patria” lần thứ IV. Đoàn Việt Nam do Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi làm trưởng đoàn.