(NB&CL) “Vùng phát thải thấp” có lẽ là một trong những cụm từ được chính quyền, người dân Thủ đô cũng như giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất thời gian qua. Đây đang được kỳ vọng sẽ là giải pháp hữu hiệu cho thực trạng ô nhiễm không khí gây ra bởi phương tiện giao thông tại Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội lớn, những thách thức từ việc triển khai giải pháp này cũng không hề nhỏ.
Chuyện Thủ đô được xếp vào hàng top những thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới đã là điều khiến những người yêu Hà Nội nhọc lòng. Tại Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam” vừa được tổ chức ngày 14/11 mới đây, ông Nguyên Minh Tấn, Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội cho biết, ô nhiễm không khí đang trở thành một trong những vấn đề cần ưu tiên giải quyết của TP.
Theo ông Nguyễn Minh Tấn, bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm của Hà Nội hiện vượt quy chuẩn, gấp nhiều lần khuyến nghị của WHO. Khí NO2 và O3 có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ; đặc điểm ô nhiễm bụi, ô nhiễm theo mùa rõ rệt, ô nhiễm tập trung vào mùa đông. Ô nhiễm bụi PM2.5 hầu hết các quận, huyện; tập trung ở các quận nội thành (29/30 quận, huyện) gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và các thiệt hại về kinh tế.
“Theo một số nghiên cứu, chúng tôi nhìn thấy mối liên quan giữa nồng độ bụi PM2.5 và sức khỏe của cộng đồng. Với sự gia tăng nồng độ bụi PM2.5, trung bình mỗi năm có thêm khoảng 1.062 ca nhập viện do bệnh tim mạch, và 2.969 ca nhập viện do bệnh hô hấp. Chất lượng cuộc sống người dân bị ảnh hưởng”, Phó Giám đốc Sở TN&MT thông tin.
Theo các chuyên gia, ô nhiễm không khí ở Hà Nội được xác định chủ yếu đến từ hoạt động giao thông, công nghiệp và đốt phụ phẩm nông nghiệp, trong đó nguồn phát thải lớn nhất là hoạt động giao thông. Theo số liệu năm 2019, tổng phát thải bụi PM 2.5 từ các nguồn là hơn 30.000 tấn, hơn 50% số này đến từ nguồn thải tại chỗ. Trong đó, hoạt động giao thông, bụi đường lớn nhất, chiếm 56%. Thành phố có 1,1 triệu ôtô, hơn 6,9 triệu xe máy, 70% trong số này đã sử dụng trên 10 năm, tạo ra nguồn phát thải lớn.
Như vậy, để cải thiện bầu không khí ô nhiễm ngày càng đáng quan ngại tại Hà Nội, một trong những giải pháp chính yếu cần được bàn tới không gì khác chính là cải thiện theo hướng “xanh hoá” hoạt động giao thông tại Thành phố này. Và giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông gây ra, “chìa khoá” đã được giới chuyên gia đưa ra và đã được luật hoá là việc xây dựng và triển khai “vùng phát thải thấp” (LEZ) tại Hà Nội.
“Khái niệm vùng phát thải thấp được thể hiện rõ tại Khoản 6, Điều 3 của Luật Thủ đô, là khu vực để hạn chế các phương tiện giao thông gây ô nhiễm môi trường nhằm cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ sức khỏe cho người dân”, bà Lê Thanh Thủy, Phó Trưởng phòng Quản lý Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết. Theo bà Lê Thanh Thủy, khái niệm về vùng phát thải thấp trong Luật Thủ đô không đề cập đến việc cấm hẳn một loại phương tiện nào mà chỉ nhấn mạnh vào việc hạn chế các phương tiện gây phát thải ra môi trường.
Theo dự thảo đang được lấy ý kiến, những khu vực được xác định là vùng phát thải thấp sẽ phải áp dụng các biện pháp về giao thông và kinh tế để giảm ô nhiễm không khí. Theo đó, Hà Nội sẽ phân vùng hạn chế hoạt động của xe máy, tiến tới dừng hoạt động xe máy ở các quận vào năm 2030 (theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố từ năm 2017).
Trước mắt, Hà Nội khuyến cáo các quận huyện cấm lưu hành xe tải hạng nặng chạy bằng dầu diesel, ưu tiên xe đáp ứng tiêu chuẩn khí thải Euro 4 trở lên và đạt quy chuẩn khí thải cho phép theo quy định; hạn chế, có thu phí đối với xe đáp ứng tiêu chuẩn khí thải dưới Euro 4 và không đạt quy chuẩn khí thải cho phép theo quy định. Các tổ chức, cá nhân đang sinh sống và làm việc trong vùng phát thải thấp sẽ được ưu tiên áp dụng lộ trình (12 tháng) để chuyển đổi xe phát thải thấp hoặc đạt quy chuẩn phát thải cho phép khi lưu hành trong vùng LEZ.
Đối với các xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường được dán tem nhãn, nhận dạng biển số thì được lưu thông trong vùng phát thải thấp.
Dự thảo nghị quyết mới đã đưa ra lộ trình cụ thể để thực hiện LEZ. Theo đó giai đoạn 2025-2030, TP. Hà Nội sẽ lựa chọn một khu vực ở quận Hoàn Kiếm để thí điểm, sau đó đánh giá hiệu quả và nhân rộng ở các quận huyện. Quận Hoàn Kiếm dự kiến áp dụng LEZ ở khu vực Hồ Gươm, vùng phụ cận và phố cổ với tổng diện tích hơn 145 ha. Giai đoạn tiếp theo từ năm 2031 đến 2035, thành phố khuyến khích các quận huyện xác lập vùng LEZ và từ năm 2036 trở đi bắt buộc các vùng ô nhiễm không khí phải đầu tư nguồn lực, đảm bảo điều kiện để thực hiện vùng LEZ.
Theo các chuyên gia, việc xây dựng và triển khai những vùng phát thải thấp giờ đây là chuyện hết sức nên làm, nếu không muốn nói là cần phải làm của Thủ đô. Trên thế giới, vùng phát thải thấp đã là khái niệm không còn mới mẻ. Đến nay, vùng phát thải thấp đã được triển khai ở khoảng 320 thành phố của châu Âu và dự kiến sẽ tăng lên khoảng 507 thành phố vào năm 2025. Tại châu Á, vùng phát thải thấp đã được triển khai tại một số nơi như ở Bắc Kinh, Tây Ninh, Ngạc Châu của Trung Quốc, Seoul của Hàn Quốc và Jakarta của Indonesia.
Tuy nhiên, dù là việc nên làm, cần làm nhưng làm như thế nào lại là câu chuyện cần được xem xét một cách cẩn trọng, hài hoà, trong đó tác động xã hội là yếu tố cần được tính đến. Đơn cử, theo nhiều chuyên gia, đó là việc hiện chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn khí thải áp dụng cho xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành và cũng chưa có hạ tầng cơ sở kiểm tra khí thải đối với các phương tiện giao thông đang lưu hành. Mạng lưới trạm quan trắc chất lượng môi trường không khí tại Thủ đô Hà Nội cũng chưa đầy đủ, vì vậy chưa có số liệu kiểm kê phát thải, cập nhật và thường kỳ, đặc biệt là từ nguồn phát thải giao thông để làm cơ sở đánh giá thực thi chính sách.
Một vấn đề không thể không tính đến trong việc triển khai xây dựng vùng phát thải thấp là việc hạn chế các xe cộ cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, muốn cấm loại hình phương tiện này thì phải tính được sự tiện dụng, khả thi của một loại hình phương tiện giao thông thay thế, và ở đây không gì khác là phương tiện giao thông công cộng.
Theo Chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Xuân Thủy, hệ thống giao thông công cộng của Thủ đô dù đã được đầu tư song đến nay tỷ lệ người dân Hà Nội sử dụng phương tiện công cộng chưa cao, mạng lưới đường sắt đô thị còn chưa hình thành, chỉ có tuyến độc nhất là Cát Linh - Hà Đông; xe buýt di chuyển chậm, không đúng giờ,... xe máy, ôtô vẫn là phương tiện chính mà người lựa chọn làm phương tiện để đi lại.
Và đúng như nhìn nhận của TS Nguyễn Xuân Thủy, “chúng ta không thể ép người dân từ bỏ lựa chọn sử dụng phương tiện cá nhân trong khi hệ thống giao thông công cộng chưa tốt”, việc triển khai vùng phát thải thấp chỉ đạt được hiệu quả tối ưu khi bài toán giao thông công cộng được Hà Nội hoá giải một cách thuyết phục, hiệu quả.
Lần đầu tiên, một giải pháp chống ô nhiễm không khí đã được luật hóa. Cũng lần đầu tiên, vùng phát thải thấp được triển khai, quy định tại Việt Nam. Bởi là những lần đầu tiên, nên những thách thức phải đối mặt âu cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu vượt lên được những thách thức ấy bằng lộ trình triển khai cụ thể, thấu đáo, thì cơ hội mang lại cho Thủ đô nghìn năm văn hiến sẽ là không nhỏ, trong đó cơ hội đáng giá nhất là có thể mang đến bầu không khí trong lành hơn cho Hà Nội, để Hà Nội xứng đáng là “thành phố đáng sống”.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa kiến nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh thời gian thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đến ngày 30/9/2026 do liên quan đến nhà thầu xây dựng phần còn lại của cầu Phước Khánh.
(CLO) Mẫu sedan cỡ nhỏ Nissan Almera 2024 được bổ sung thêm một phiên bản tại thị trường Việt Nam, đồng thời giá bán lẻ cũng thấp hơn đời trước khoảng 30 triệu đồng.
(CLO) Người dân Hàn Quốc vẫn giữ lập trường phản đối mạnh mẽ việc cung cấp vũ khí trực tiếp cho Ukraine, bất chấp những lời kêu gọi từ Kiev và các đồng minh.
(CLO) Gazprom đang giả định trong kế hoạch nội bộ cho năm 2025 rằng họ sẽ không gửi khí đốt tự nhiên đến châu Âu qua Ukraine kể từ ngày 1/1, một nguồn tin biết về kế hoạch của gã khổng lồ khí đốt Nga nói với Reuters.
(CLO) Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) xác nhận đang điều tra hàng loạt mối đe dọa bạo lực nhắm vào các thành viên trong đội ngũ chuyển giao quyền lực và nội các của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
(CLO) Sau khi mùa bảo dưỡng tại các nhà máy lọc dầu kết thúc, các lô hàng sản phẩm dầu mỏ tinh chế xuất khẩu của Nga đã tăng vọt cho đến nay trong tháng 11 lên mức cao nhất trong tám tháng, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp.
(CLO) Với mức độ nguy hiểm được đánh giá là mất an toàn cao, Ban Chỉ huy Quân sự quận Long Biên đã báo cáo với cơ quan cấp trên, triển khai các biện pháp trục vớt an toàn và tổ chức di dời quả bom nặng hơn 1,3 tấn.
(NB&CL) Dự án Đầu tư xây dựng nhà ở Khu dân cư số 1 mở rộng không chỉ chậm tiến độ do chưa thể giải phóng được mặt bằng thi công, mà Thanh tra tỉnh Quảng Nam còn chỉ rõ việc thực hiện huy động vốn bằng hình thức phân chia quyền sử dụng đất là không đúng quy định.
(CLO) Theo một báo cáo của Thượng viện Mỹ vào thứ Ba vừa rồi, các hãng hàng không đã bỏ túi hàng tỷ USD từ những khoản phụ phí, như tính thêm phí cho khách hàng để chọn chỗ ngồi hoặc mang theo hành lý xách tay.
(NB&CL) Theo BBT tờ TIME, như thông lệ thường niên, các BTV ảnh của tạp chí lại cùng ngồi lại để lựa chọn, đánh giá những hình ảnh mà họ cho là có sức ảnh hưởng, lan toả, ấn tượng hơn cả trong một năm vừa trôi qua. Với họ, đây là công việc không dễ dàng, bởi trải qua 12 tháng trong năm, thế giới luôn ăm ắp sự kiện và các phóng viên ảnh khắp nơi trên thế giới dường như hiếm khi bỏ lỡ các hình ảnh đắt giá. Dưới đây là một số trong top 100 bức ảnh vừa được TIME lựa chọn và công bố.
(NB&CL) Thực trạng lý luận, phê bình điện ảnh ở nước ta hiện nay đang được xem là mờ nhạt, thậm chí còn có sự thụt lùi và tạo ra những “khoảng trống”. Giờ đây, khi đời sống điện ảnh đang có những bước phát triển rõ rệt thì việc lấp đầy những “khoảng trống” đó cần được thực hiện càng nhanh càng tốt.
(NB&CL) Ngành xe điện Việt Nam đang chứng kiến sự hội tụ mạnh mẽ của các yếu tố như chính sách ưu đãi từ Chính phủ, nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng và sự đổi mới công nghệ nhanh chóng. Tất cả những yếu tố này đã tạo nền tảng vững chắc cho các dự án đột phá định hình tương lai của ngành công nghiệp ô tô.
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.