Xe dù bến cóc, xe hợp đồng trá hình có “vô phương cứu chữa”?

Thứ năm, 23/02/2023 10:11 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Tồn tại dai dẳng như một căn bệnh “vô phương cứu chữa”, hoạt động của xe dù bến cóc, xe hợp đồng trá hình không chỉ làm lũng đoạn thị trường vận tải mà còn kéo theo hàng loạt hệ lụy như mất trật tự, an toàn giao thông và những vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra.

Hàng loạt hệ lụy, “bóp chết” xe khách tuyến cố định

Vừa qua, cả nước không khỏi bàng hoàng, xót xa trước vụ tai nạn giao thông để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Xe hợp đồng chở 21 người từ Quảng Ngãi ra Thừa Thiên - Huế trong sáng 14/2. Khi đến huyện Núi Thành (tỉnh Quảng Nam) đã va chạm với xe đầu kéo rồi lật ngược, làm 10 người tử vong.

Thông tin từ Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Quảng Ngãi, xe khách trong vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng tại tỉnh Quảng Nam được cấp phù hiệu hợp đồng nhưng gom khách lẻ, chở quá tải. Xe khách này không thuộc hợp tác xã hay doanh nghiệp vận tải nào và đang còn thời hiệu, phù hiệu hợp đồng.

xe du ben coc xe hop dong tra hinh co vo phuong cuu chua hinh 1

Hàng loạt các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe hợp đồng trá hình đòi hỏi các cơ quan liên quan cần vào cuộc một cách đồng bộ, quyết liệt. Ảnh: TL.

Tuy nhiên thay vì chở 1 hợp đồng theo quy định, nhà xe đã gom khách lẻ, chở quá tải 21 người trên xe 16 chỗ. Không những vậy, lái xe còn vi phạm các quy định khi tham gia giao thông như chạy vào đường cấm, chở quá số người quy định và chạy quá tốc độ cho phép.

Trước đó, xe Limousine BKS 29B - 607.XX đã đâm vào đuôi xe đầu kéo mang BKS 19C - 095.XX trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai khiến 8 người trên xe khách bị thương. Một phụ nữ bị thương quá nặng đã không qua khỏi.

Bước đầu lực lượng chức năng xác định, nguyên nhân dẫn đến tai nạn là do tài xế điều khiển xe Limousine thiếu quan sát, không giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước.

Phần lớn xe đội lốt hợp đồng để vận chuyển khách liên tỉnh đều có điểm chung là xe nhỏ, loại 10 chỗ hoặc 16 chỗ hoán cải và không bị khống chế số lượt chuyến. Mục tiêu cao nhất của các nhà xe là chạy được càng nhiều càng tốt. Cuộc đua kiếm tiền trở thành cuộc đua với tử thần mà nhà xe mang tính mạng hành khách ra để đánh cược.

Cuối năm 2022, Hiệp hội Vận tải ô-tô Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ GTVT về việc đề nghị có giải pháp quản lý đối với xe khách hoạt động trái quy định, tháo gỡ khó khăn trong vận tải hành khách tuyến cố định và bến xe khách.

Hiệp hội Vận tải ô-tô Việt Nam nêu rõ, những năm gần đây xuất hiện hàng ngàn xe hợp đồng được cải tạo từ xe 16 chỗ thành xe 10 - 12 chỗ (kể cả người lái), xe Limousine và xe 16 chỗ nguyên bản. Loại xe này phát triển rất nhanh và được cấp giấy phép và phù hiệu xe hợp đồng (có đơn vị có tới hàng trăm xe).

Đa phần các nhà xe này không có hợp đồng vận tải được ký kết mà kết nối với hành khách qua điện thoại hoặc zalo. Lợi dụng quy định không cấm xe dưới 16 chỗ được vào các tuyến phố để đón, trả khách ở các điểm trên đường phố hoặc tại nhà; hành trình lặp đi lặp lại.

Tình trạng trên đã tồn tại từ lâu nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn nên một số xe tuyến cố định cũng bỏ bến xe, ra ngoài “chạy dù” tại các “bến cóc” trên địa bàn các thành phố, gây mất trật tự an toàn giao thông và đặc biệt là tạo thế cạnh tranh không bình đẳng.

Điều này dẫn tới số lượng xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vào bến xe khách chỉ còn 50 - 60% so với trước. Đây là nguyên nhân chính khiến cho 40 - 50% bến xe bên lề vực cùng sự phá sản.

Bao giờ xử lý dứt điểm?

Xe dù, bến cóc hay xe hợp đồng trá hình không phải là vấn đề mới mà tồn tại từ nhiều năm qua. Trước đây, nhiều ý kiến đổ lỗi cho những lỗ hổng hành lang pháp lý, cụ thể là Nghị định 86/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải ô-tô là nguyên nhân khiến vấn nạn này “có đất sống”.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, ngay cả khi Nghị định 86 được thay thế bằng Nghị định 10/2020 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải ô-tô, vấn nạn xe dù, bến cóc và xe hợp đồng trá hình thậm chí còn nở rộ hơn. Dù mới đây Bộ GTVT cũng đã tiến hành điều chỉnh luồng tuyến vận tải nhưng tình trạng trên vẫn chưa có nhiều chuyển biến.

xe du ben coc xe hop dong tra hinh co vo phuong cuu chua hinh 2

Xe dù bến cóc, xe hợp đồng trá hình ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh tuyến cố định của các doanh nghiệp chân chính.

Chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên - Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội khẳng định, xe dù, bến cóc, xe hợp đồng trá hình cho đến nay không giải quyết được. Để vấn nạn này tiếp diễn sẽ dẫn đến những hệ lụy khôn lường.

Chính phủ, Bộ GTVT, các ngành, địa phương đều có quy định về quản lý giao thông vận tải. Đặc biệt là Nghị định số 10 thay thế cho Nghị định 86 trước đây đã quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô-tô đã nêu rất cụ thể về trách nhiệm, điều kiện hoạt động đối với các loại hình vận tải, trong đó có xe hợp đồng. Vậy tại sao xe dù, bến cóc, xe hợp đồng trá hình vẫn có đất sống...?

Các cơ quan quản lý Nhà nước, các lực lượng chức năng cũng không thể vô can khi rõ ràng phải có sự buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm của họ thì xe dù, bến cóc, xe hợp đồng trá hình mới “có đất sống”“sống dai” đến vậy.

Trao đổi với PV, một chuyên gia giao thông chia sẻ, xe Limousine phù hợp với nhu cầu của một bộ phận người dân. Tuy nhiên các cơ quan chức năng cũng cần kiểm tra xem loại hình này hoạt động có đúng quy định pháp luật không. Nếu không đúng xe hợp đồng thì phải xử lý theo điều kiện kinh doanh vận tải.

Đối với các hành vi vi phạm quy tắc giao thông trên đường, trước hết thuộc trách nhiệm chính của lực lượng cảnh sát giao thông. Hiện hầu hết các tuyến cao tốc đều gắn camera giám sát, nếu vi phạm thì cảnh sát giao thông hoàn toàn có thể xử lý nghiêm.

Ngoài xử lý trực tiếp trên đường, các xe hoạt động kinh doanh vận tải đều có thiết bị giám sát hành trình. Do vậy khi lái xe chạy quá tốc độ, dữ liệu vi phạm sẽ gửi về Cục Đường bộ Việt Nam và Cục sẽ gửi về cho các Sở GTVT xử lý.

Các Sở GTVT địa phương nếu thấy xe vi phạm nhiều lần hoàn toàn có thể căn cứ vào các quy định xử phạt như tước phù hiệu, thậm chí rút giấy phép kinh doanh vận tải, làm như vậy hiệu quả cao hơn nhiều so với xử lý trên đường. Quy định và công cụ xử lý hiện nay đều có, vấn đề là các lực lượng chức năng có thực hiện hay không, vị chuyên gia nhận định.

Bảo Ngọc

Tin khác

Xe tải bốc cháy khi đang chạy trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, tài xế may mắn thoát chết

Xe tải bốc cháy khi đang chạy trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, tài xế may mắn thoát chết

(CLO) Khi đang đi trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), chiếc xe tải bất ngờ bốc cháy, làm cho giao thông qua khu vực này ùn tắc. Vụ tai nạn tuy không thiệt hại về người nhưng chiếc xe bị thiêu rụi hoàn toàn.

Giao thông
Đi vào làn xe máy, tài xế xe bồn chở xăng cán tử vong người phụ nữ

Đi vào làn xe máy, tài xế xe bồn chở xăng cán tử vong người phụ nữ

(CLO) Chiếc xe bồn chở xăng lưu thông trong làn đường hỗn hợp đã va chạm với xe máy khiến một người phụ nữ tử vong tại chỗ.

Giao thông
Giảm thiểu tình trạng hành khách bị từ chối nhập cảnh qua đường hàng không

Giảm thiểu tình trạng hành khách bị từ chối nhập cảnh qua đường hàng không

(CLO) Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi các hãng hàng không khai thác chuyến bay quốc tế thường lệ đến Việt Nam về kiểm soát giấy tờ đi tàu bay đối với hành khách nhập cảnh, quá cảnh.

Giao thông
Nam Định đưa bến phà Ninh Mỹ vào hoạt động từ ngày 22/9/2024

Nam Định đưa bến phà Ninh Mỹ vào hoạt động từ ngày 22/9/2024

(CLO) Sở Giao thông Vận tải Nam Định vừa có thông báo về việc đưa bến phà Ninh Mỹ chính thức vào hoạt động.

Giao thông
Vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ: Đang trục vớt nhịp cầu và phương tiện dưới sông

Vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ: Đang trục vớt nhịp cầu và phương tiện dưới sông

(CLO) Sáng ngày 20/9, lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ đang tiếp tục triển khai công tác trục vớt nhịp cầu, phương tiện và tổ chức tìm kiếm nạn nhân mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu.

Giao thông