(NB&CL) Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo có xu hướng siết chặt tuyển sinh đầu vào nhằm tạo điều kiện công bằng hơn trong tuyển sinh đại học, cùng với việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới với nhiều điểm đổi mới trong dạy học và đánh giá nên nhiều trường đại học đã bỏ phương thức xét tuyển bằng điểm học bạ. Đây là xu thế đang được nhiều chuyên gia đánh giá rất tích cực.
Khi ngày càng nhiều trường nói không với xét tuyển bằng học bạ
Nhiều năm qua, xét tuyển đại học bằng học bạ được nhiều trường đại học ưu tiên như một “mỏ vàng” để lôi kéo thí sinh ứng tuyển. Nhiều trường top cũng không nằm ngoài xu thế đó, họ đã ưu tiên cho những học sinh học các trường chuyên với điểm xét tuyển học bạ gần như tuyệt đối. Việc xét tuyển bằng học bạ được triển khai sau khi học sinh lớp 12 kết thúc học kỳ I. Vì vậy nhiều em học sinh, sau nghỉ Tết nộp hồ sơ và biết mình đã đậu đại học nên lơ là việc học tập.
Tuy nhiên, xu hướng này ngày càng bộc lộ nhiều điểm bất cập, tiêu cực. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, xét tuyển bằng điểm học bạ khiến cho tình trạng điểm ảo, điểm tổng kết không đúng thực chất ngày càng gia tăng. Tình trạng điểm tổng kết học bạ chênh lệch với điểm thi tốt nghiệp tại nhiều tỉnh thành hết sức đáng lo ngại. Trước thực trạng đó, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã có chủ trương siết tuyển sinh nhằm đảm bảo công bằng trong tuyển sinh.
Trong đó, Bộ GD&ĐT quy định, nếu các trường áp dụng xét tuyển học bạ thì phải bao gồm kết quả học tập của học sinh học kỳ II của lớp 12… Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng đang dự tính quy đổi tương đương điểm xét tuyển của các phương thức, tổ hợp môn xét tuyển về một thang điểm chung, thống nhất đối với mỗi chương trình, ngành, nhóm ngành đào tạo. Trên cơ sở đó, xác định điểm trúng tuyển từ cao xuống thấp cho hết chỉ tiêu. Với những điều chỉnh như vậy, nhiều trường đại học đã bỏ phương thức xét tuyển bằng học bạ.
Theo ghi nhận của phóng viên, đi đầu trong xu thế nói không với tuyển sinh bằng kết quả điểm tổng kết học bạ là Đại học Bách khoa Hà Nội. Trường này đã công bố giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh gồm: xét tuyển tài năng, xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy và xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, không xét tuyển riêng bằng kết quả học bạ. Đại học Kinh tế Quốc dân vẫn giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh so với năm 2024, gồm: xét tuyển thẳng (2%); xét tuyển kết hợp (83%) và xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (15%, giảm 3% so với năm 2024). Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Đại học Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng nói không với phương thức xét tuyển học bạ.
Nhìn chung, với những trường tốp đầu thì việc họ không mặn mà với việc xét tuyển đại học bằng học bạ có thể được lý giải vì các nhà trường này không lo lắng về vấn đề đầu vào. Việc của các nhà trường là đảm bảo chất lượng đầu vào. Bên cạnh các trường top đầu đã bỏ hẳn việc xét tuyển bằng điểm học bạ, nhiều trường có xu thế giảm chỉ tiêu tuyển sinh bằng phương thức này.
Bình luận về xu thế trên, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, theo chị Hoàng Minh Tú ở quận Hà Đông, Hà Nội, việc đảm bảo công bằng trong tuyển sinh là điều cần hướng tới. Nếu tuyển sinh bằng điểm học bạ gây ra bất bình đẳng trong tuyển sinh thì nên tìm cách hạn chế. “Thực tế, điểm tổng kết của học sinh thời gian qua có xu hướng lạm phát điểm. Thế hệ chúng tôi, không có ai điểm học bạ tổng kết gần như tuyệt đối với tất cả các môn. Đây là điều rất phi lý và không nên để tình trạng đó kéo dài” – chị Hoàng Minh Tú chia sẻ.
Đồng quan điểm, nhiều phụ huynh khi được hỏi cũng cho rằng, đầu vào tuyển sinh đại học cần được đánh giá công bằng, tránh việc gian lận, tiêu cực trong đánh giá học tập. Xét tổng thể không đáp ứng được nhu cầu học tập và liêm chính trong giáo dục của phụ huynh và học sinh.
Tuyển sinh bằng học bạ tồn tại nhiều bất cập
Liên quan đến xu thế nhiều trường đại học tốp đầu bỏ phương thức xét tuyển bằng điểm học bạ, Giáo sư Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội bày tỏ sự đồng tình. Theo Giáo sư Nguyễn Đình Đức, nhiều năm nay, kết quả đánh giá theo học bạ luôn cao hơn kết quả THPT. Vẫn còn tình trạng cả nể, dễ dãi trong đánh giá theo học bạ.
Trong khi đó, chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Ngọc Trung, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh cho biết, những năm trước, nhà trường ưu tiên điểm học bạ được sử dụng để xét tuyển độc lập (10% chỉ tiêu) hoặc kết hợp với điểm thi đánh giá năng lực (30-40% chỉ tiêu). Tuy nhiên từ năm 2025, trường dự kiến bỏ sử dụng kết quả học bạ bởi lứa thí sinh năm tới học theo chương trình mới, mỗi em lựa chọn và có điểm học bạ ở những tổ hợp khác nhau.
Liên quan đến vấn đề này, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng cho biết, thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy có sự chênh lệch trong kết quả học tập của thí sinh tuyển sinh bằng điểm thi tốt nghiệp và điểm học bạ khá lớn. Điểm học bạ cao không tỷ lệ thuận với điểm học đại học và tỷ lệ cam kết theo đến cùng ngành học của xét học bạ rất thấp.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh, Trường Đại học Công Thương TP.HCM cho rằng, điểm học bạ giữa các trường THPT có sự chênh lệch đáng kể, dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá chính xác năng lực thí sinh, việc sử dụng học bạ làm tiêu chí xét tuyển có thể gây ra sự thiếu công bằng giữa các thí sinh.
Có thể thấy, vấn đề bất cập trong phương thức xét tuyển học bạ là điều dễ nhận thấy và được dư luận, báo chí phản ánh qua nhiều năm. Tuy nhiên, năm nay lại là năm đầu tiên lứa học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) tốt nghiệp. Chương trình mới lại hướng theo đánh giá năng lực, phẩm chất. Chính vì vậy, việc tuyển sinh bằng điểm học bạ như các năm không còn phù hợp. Nhiều chuyên gia cho rằng, với chương trình mới, mỗi học sinh sẽ lựa chọn và có điểm học bạ ở các tổ hợp khác nhau nên việc xét tuyển theo phương thức này không còn phù hợp.
Qua trao đổi với các chuyên gia có thể thấy, xét tuyển bằng điểm học bạ đang được siết chặt bởi các quy định của Bộ GD&ĐT, bên cạnh đó với chương trình phổ thông mới, học sinh sẽ học tập khác nhau theo lựa chọn môn học, nên việc xét tuyển bằng điểm tổng kết học bạ không còn phù hợp như các năm. Ngoài ra, việc điểm tổng kết học bạ không phản ánh đúng thực chất năng lực học sinh nên các trường bỏ hoặc giảm hẳn chỉ tiêu tuyển sinh bằng phương thức này là điều dễ dàng có thể giải thích được. Đây là xu hướng tích cực nhằm đảm bảo công bằng trong tuyển sinh đại học.
(CLO) Công an quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng đã bắt giữ đối tượng liên quan đến hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Đáng chú ý, từ số tiền gần 40 triệu đồng chiếm đoạt của bị hại, lần theo dấu vết, bước đầu cơ quan Công an xác định, chỉ trong khoảng 10 ngày (29/9/2024 đến ngày 09/10/2024), số tài khoản ngân hàng do đối tượng đứng tên đã nhận được khoảng 6,4 tỷ đồng do các nạn nhân chuyển vào…
(CLO) Công ty khởi nghiệp Commonwealth Fusion Systems (CFS) vừa công bố rằng bang Virginia của Mỹ sẽ trở thành nơi xây dựng nhà máy điện tổng hợp hạt nhân quy mô lưới điện đầu tiên trên thế giới.
(CLO) Ngày 19/12, tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp Câu lạc bộ “Mãi mãi tuổi 20” tổ chức khai mạc triển lãm “Ký ức và Niềm tin". Sự kiện trưng bày gần 200 hiện vật lịch sử giúp công chúng cảm nhận sâu sắc hơn về quá khứ đấu tranh gian khổ mà oai hùng của dân tộc Việt Nam.
(CLO) Số liệu do Sở xây dựng TP HCM cung cấp mới đây đã cho thấy những tín hiệu không mấy khả quan đối với thị trường bất động sản (BĐS), khi nguồn cung vẫn không có nhiều cải thiện, hoạt động M&A vẫn "tắc nghẽn" và việc phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) không có nhiều tiến triển.
(CLO) Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an đang điều tra vụ án "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Buôn lậu; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Gây ô nhiễm môi trường" xảy ra tại Công ty cổ phần tập đoàn Thái Dương và các đơn vị có liên quan.
(CLO) Ngày 19/12/2024, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Bến Tre cho biết, đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can đối với Hứa Phước Nghĩa, sinh năm 1994, ngụ huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về hành vi “Tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”.
(CLO) Google Contacts đang thử nghiệm tính năng cho phép người dùng chọn ứng dụng gọi video mặc định, giúp bỏ qua cuộc gọi nhà mạng và chuyển trực tiếp sang ứng dụng bên thứ ba.
(CLO) Anh Tạ Công Duy đến trụ sở Công an phường Nguyễn Nghiêm (Quảng Ngãi) trình báo về việc nhặt được chiếc ví bên trong có tổng tài sản 500 triệu đồng, muốn tìm người đánh rơi để trả lại.
(CLO) OpenAI giới thiệu tính năng mới: gọi ChatGPT qua điện thoại mà không cần dữ liệu di động. Người dùng ở Mỹ có thể gọi số 1-800-CHATGPT để trò chuyện với chatbot.
(CLO) Các nước châu Âu đang tăng cường áp lực trừng phạt đối với Nga khi họ tìm cách cắt giảm doanh thu từ dầu mỏ của nước này. Tháng 11, doanh thu của Nga bị giảm 21%, đây là lần sụt giảm gần nhất so với cùng kỳ năm trước là kết quả của việc giá dầu quốc tế giảm.
(CLO) UBND TP HCM vừa ban hành quy trình thanh toán quỹ đất cho các dự án hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) theo cơ chế, chính sách đặc thù của Nghị quyết 98.
(CLO) Ngày 19/12, thành phố Hạ Long tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và phát động phong trào thi đua năm 2025. Nhiều tập thể, cá nhân vinh dự được nhận nhiều phần thưởng cao quý của Chính phủ.
(CLO) Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp với Sở TT&TT, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; Tổng kết và trao Giải Báo chí cấp tỉnh về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) Hà Tĩnh lần thứ VII - năm 2024. Báo Nhà báo & Công luận đạt giải C với tác phẩm 3 kỳ: “Tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân – Chìa khóa gỡ vướng mắc giữa dân với chính quyền và Đảng ở Hà Tĩnh”.
(CLO) Ngày 19/12, Công an thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An cho biết, vừa bắt giữ thành công đối tượng truy nã Nguyễn Thị Thanh (sinh năm 1979), trú tại xã Vân Diên, huyện Nam Đàn sau 16 năm lẩn trốn ở nước ngoài.
(CLO) Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40 về quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị.
(CLO) Lộc Trời (Mã: LTG) vừa phải dời ngày tổ chức ĐHĐCĐ bất thường. Như vậy, các rắc rối về nhân sự thượng tầng dự kiến sẽ thông tin trong cuộc họp tới vẫn sẽ tiếp tục bị bỏ ngỏ.
(CLO) Ngày 18/12, mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi lại cảnh một nam sinh bị bạn liên tiếp đấm, đánh vào mặt khiến nam sinh kia nằm gục xuống ôm mặt.
(CLO) Mâu thuẫn về việc vay mượn tiền và chỉ vì hay nhăn nhó với bạn, nữ học sinh lớp 6 Trường THCS Nguyễn Sinh Sắc (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) bị nhóm bạn cùng trường đến nhà đánh chảy máu mũi, tai và chân.
(CLO) Theo các chuyên gia, việc xây dựng môi trường văn hóa và ứng xử văn hóa trong trường học là nền tảng quan trọng để giáo dục đạo đức và lối sống cho học sinh, sinh viên.
(CLO) Qua 5 năm thực hiện, Luật Giáo dục đại học cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển giáo dục đại học, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục đại học, nâng cao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học, bảo đảm sự hội nhập quốc tế.
(CLO) Theo các chuyên gia, ngoài hỗ trợ kinh phí cho sinh viên theo các chương trình thì cần làm tốt công tác truyền thông hơn nữa, có chiến lược truyền thông sâu, rộng, đầy đủ và liên tục để thay đổi nhận thức chung của xã hội, để sinh viên theo học những nhóm ngành có tiềm năng phát triển trong tương lai…
(CLO) Liên quan đến vụ việc nữ sinh Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) bị đánh hội đồng dẫn tới gãy đốt sống cổ xảy ra hôm 5/10/2024, cơ quan công an đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 6 bị can về hành vi cố ý gây thương tích.
(CLO) Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Tổng Công ty Viễn thông MobiFone và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã diễn ra chiều ngày 13/12/2024 tại Hà Nội với sự hiện diện và chứng kiến của lãnh đạo cấp cao hai đơn vị.