Xét tuyển đại học sớm: Nhiều bất cập cần được giải quyết dứt điểm trong năm học mới!

Thứ năm, 15/08/2024 10:23 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo các chuyên gia, việc tổ chức tuyển sinh đại học sớm đang ảnh hưởng đến công tác giảng dạy chương trình phổ thông và gây rối công tác tuyển sinh vì tỷ lệ hồ sơ ảo rất cao, bất bình đẳng giữa các phương thức tuyển sinh... Những điểm này cần được xử lý dứt điểm trong năm học mới.

Xét tuyển sớm để tranh thí sinh

Hiện nay, các trường đại học được chủ động trong tuyển sinh chính vì vậy mỗi trường đều có chiến lược tuyển sinh phù hợp nhằm thu hút được thí sinh theo học.

Điểm chung trong tuyển sinh của các trường chính là thực hiện tuyển sinh sớm, trước khi kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức các trường đã công bố thí sinh trúng tuyển. Có nhiều phương thức tuyển sinh sớm như tuyển theo điểm học bạ, theo chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, dựa theo kết quả kỳ thi riêng. Hiện nay, tỷ lệ học sinh theo học đại học bằng phương thức tuyển sinh sớm ngày càng cao. Có nhiều chuyên ngành thậm chí chỉ áp dụng tuyển sinh sớm hoặc chỉ dành % số chỉ tiêu tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp rất thấp.

xet tuyen dai hoc som nhieu bat cap can duoc giai quyet dut diem trong nam hoc moi hinh 1

Các trường đại học cần đổi mới phương thức tuyển sinh theo kịp đổi mới giáo dục

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, các trường đại học đang đứng trước thách thức đổi mới công tác tuyển sinh để phù hợp với toàn bộ đổi mới từ giáo dục phổ thông đến giáo dục đại học. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có nhiều đổi mới. Các trường đại học cần có trách nhiệm hơn với giáo dục phổ thông. Việc xét tuyển sớm có tác động tiêu cực với giáo dục phổ thông ở giai đoạn cuối cùng của cấp học này, nên thời gian tới cần xem xét.

“Các cháu xét trúng tuyển sớm sẽ không học nữa; các trường chỉ yên tâm cho số sẽ vào trường mình, số còn lại để tuyển sinh sẽ rất ít, điểm lên rất cao, tạo ra sự bất công bằng trong cơ hội được vào các trường đại học tốt. Việc này về phía Bộ GD&ĐT sẽ cân nhắc để đưa vào định hướng tuyển sinh của năm sau” – Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh. Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, các trường đại học không nên có quá nhiều phương án xét tuyển, càng đơn giản càng tốt, thuận cho học sinh, cho xã hội.

Việc tuyển sinh sớm của các trường đại học dẫn tới việc học sinh chưa học xong bậc THPT đã đậu đại học. Chị Nguyễn Thu Thủy ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết, con của chị đậu đại học bằng phương thức xét tuyển học bạ. Mặc dù kỳ thi tốt nghiệp THPT chưa có kết quả nhưng nhiều trường đã báo con chị Thủy đậu đại học. “Bằng phương thức xét tuyển theo điểm tổng kết học bạ, con tôi đã đậu đại học trước khi tốt nghiệp THPT có kết quả” – chị Thủy chia sẻ.

Ghi nhận của phóng viên Báo Nhà báo & Công luận cho thấy, việc xét tuyển bằng điểm học bạ rất được nhiều trường đại học xem là mỏ vàng để tuyển sinh. Hầu hết các trường danh tiếng cho đến các trường mới thành lập, tư thục, trường chưa có truyền thống đào tạo đều ưu tiên nhiều chỉ tiêu để xét tuyển sớm. Anh Trần Duy Đông ở quận Thanh Xuân chia sẻ, điểm chuẩn xét tuyển bằng học bạ ngày một cao. Nhiều trường xét tuyển lấy điểm số gần như tuyệt đối.

“Điểm tổng kết gần 10 điểm/môn mới có cơ hội đậu vào các trường danh tiếng. Nếu nhìn vào điểm ta có thể yên tâm về chất lượng đầu vào. Nhưng tôi không tin, những điểm số đó là thực chất. Bởi, thi cử hiện nay cho thấy để đạt 3 môn 30 điểm, thậm chí 29 điểm là điều rất khó. Việc các thí sinh có điểm tổng kết cao trong khi điểm thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT lại thấp là minh chứng cho công tác tuyển sinh chưa đảm bảo công bằng giữa các phương thức” – anh Trần Duy Đông nhận xét.

Liên quan đến vấn đề tuyển sinh, thầy Trần Văn Đạt ở Nghệ An chia sẻ, hiện có quá nhiều kỳ thi được tổ chức nhiều lần trong năm nhằm phục vụ tuyển sinh đại học. Thi cử nhiều gây tốn kém cho xã hội, áp lực học tập cho học sinh. “Đối với những học sinh đã được xét tuyển sớm thường hay không chú tâm vào học tập và thi tốt nghiệp THPT nếu các em biết mình đã đậu đại học. Chính vì vậy, việc sao nhãng học tập thời gian cuối cấp đối với những học sinh đã đậu đại học là điều cần thiết phải nghiên cứu. Tránh trường hợp, đậu đại học rồi không còn thiết tha gì học tập chương trình phổ thông” – thầy Trần Văn Đạt chia sẻ.

Giữ hay bỏ xét tuyển sớm

Những tồn tại trong công tác tuyển sinh đại học ngày càng được bộc lộ. Vấn đề hiện nay, cơ quan quản lý cần phải có biện pháp như nào để hạn chế những điểm bất cập do tuyển sinh sớm gây ra.

Bà Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cũng nhận định, tuyển sinh đại học vẫn có những cơ sở đào tạo còn nhiều phương thức xét tuyển phức tạp. Một số nơi chưa đảm bảo tính công bằng, phân bổ chỉ tiêu chưa hợp lý, gây khó khăn cho thí sinh và hệ thống. Tuy có hệ thống lọc ảo của Bộ GD&ĐT nhưng nhiều trường xét tuyển sớm vẫn không dự báo được số lượng thí sinh ảo.

Ông Trần Thiên Phúc - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, thời điểm các trường xét tuyển sớm, thực chất học sinh lớp 12 vẫn chưa hoàn thành chương trình THPT. Đây là điều không hề hợp lý. “Tôi không tán thành việc đưa nhiều phương thức xét tuyển rồi phân bổ chỉ tiêu cho từng phương thức. Vì việc phân bổ này không có cơ sở thuyết phục, không đảm bảo công bằng giữa thí sinh xét tuyển ở các phương thức khác nhau vào cùng một ngành, trường” - ông Trần Thiên Phúc nêu quan điểm. Ông Phúc cho rằng cần bỏ phương thức tuyển sinh sớm.

Cũng bàn về bất cập trong tuyển sinh sớm, ông Lê Thành Bắc - Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết, con số tỷ lệ ảo trong xét tuyển sớm những năm gần đây vẫn ở ngưỡng 200% mặc dù Bộ GD&ĐT đã hỗ trợ các trường trong việc chạy lọc ảo trên hệ thống. Ông Lê Thành Bắc cho rằng, nếu duy trì nhiều phương thức xét tuyển sớm thì trong năm 2025 cần có thêm quy định các cơ sở giáo dục đại học chỉ được công bố trúng tuyển sau khi thí sinh đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT. Trong khi đó, GS.TS. Phạm Hồng Quang (Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Thái Nguyên) đề nghị năm 2025, nên cân nhắc giảm phương thức xét tuyển bằng học bạ, giảm bớt các phương thức xét tuyển tăng cơ hội cho thí sinh xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

xet tuyen dai hoc som nhieu bat cap can duoc giai quyet dut diem trong nam hoc moi hinh 2

Phương án tuyển sinh năm 2025 không được tác động xấu đến giáo dục phổ thông

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cũng đã có chỉ đạo đối với Vụ Giáo dục đại học khẩn trương phối hợp để có dự thảo sớm nhất phương án tuyển sinh 2025. Phương án tuyển sinh làm sao đơn giản hóa, đảm bảo chất lượng cũng như công bằng cho thí sinh. Các trường thực hiện tự chủ nhưng không có tác động xấu tới giáo dục phổ thông, mà cần phải có tác động tích cực hơn đối với giáo dục phổ thông.

Qua trao đổi với các chuyên gia có thể thấy, tuyển sinh sớm đang là bộc lộ nhiều mặt trái. Bên cạnh việc giúp các trường chủ động hơn trong tuyển sinh, cạnh tranh trong thu hút sinh viên đầu vào thì gây nên nhiều tốn kém cho xã hội vì có quá nhiều kỳ thi, gây bất bình đẳng giữa các phương thức xét tuyển và ảnh hưởng đến việc dạy và học ở trường phổ thông trong thời gian cuối cấp.

Đặc biệt, trong năm 2025, lần đầu tiên Kỳ thi tốt nghiệp THPT được thi theo nội dung chương trình giáo dục phổ thông 2018. Kỳ thi này được kỳ vọng tạo sự thay đổi lớn trong việc dạy và học cũng như công tác tuyển sinh. Chính vì vậy, nhiều người kỳ vọng việc thi cử và tuyển sinh đại học sẽ được đơn giản, công bằng và thực chất hơn.

Trinh Phúc

Tin mới

Google Contacts thử nghiệm tính năng mới cho phép chọn ứng dụng gọi video mặc định

Google Contacts thử nghiệm tính năng mới cho phép chọn ứng dụng gọi video mặc định

(CLO) Google Contacts đang thử nghiệm tính năng cho phép người dùng chọn ứng dụng gọi video mặc định, giúp bỏ qua cuộc gọi nhà mạng và chuyển trực tiếp sang ứng dụng bên thứ ba.

Sức sống số
Nhặt được 500 triệu đồng, người đàn ông ở Quảng Ngãi trả lại người đánh rơi

Nhặt được 500 triệu đồng, người đàn ông ở Quảng Ngãi trả lại người đánh rơi

(CLO) Anh Tạ Công Duy đến trụ sở Công an phường Nguyễn Nghiêm (Quảng Ngãi) trình báo về việc nhặt được chiếc ví bên trong có tổng tài sản 500 triệu đồng, muốn tìm người đánh rơi để trả lại.

Đời sống
OpenAI ra mắt tính năng mới: Gọi ChatGPT không cần kết nối internet

OpenAI ra mắt tính năng mới: Gọi ChatGPT không cần kết nối internet

(CLO) OpenAI giới thiệu tính năng mới: gọi ChatGPT qua điện thoại mà không cần dữ liệu di động. Người dùng ở Mỹ có thể gọi số 1-800-CHATGPT để trò chuyện với chatbot.

Sức sống số
Châu Âu siết chặt hoạt động buôn bán dầu mỏ của Nga

Châu Âu siết chặt hoạt động buôn bán dầu mỏ của Nga

(CLO) Các nước châu Âu đang tăng cường áp lực trừng phạt đối với Nga khi họ tìm cách cắt giảm doanh thu từ dầu mỏ của nước này. Tháng 11, doanh thu của Nga bị giảm 21%, đây là lần sụt giảm gần nhất so với cùng kỳ năm trước là kết quả của việc giá dầu quốc tế giảm.

Thị trường - Doanh nghiệp
TP HCM ban hành quy trình thanh toán quỹ đất cho các dự án hợp đồng BT

TP HCM ban hành quy trình thanh toán quỹ đất cho các dự án hợp đồng BT

(CLO) UBND TP HCM vừa ban hành quy trình thanh toán quỹ đất cho các dự án hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) theo cơ chế, chính sách đặc thù của Nghị quyết 98.

Bất động sản
Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh): Phát động phong trào thi đua năm 2025

Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh): Phát động phong trào thi đua năm 2025

(CLO) Ngày 19/12, thành phố Hạ Long tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và phát động phong trào thi đua năm 2025. Nhiều tập thể, cá nhân vinh dự được nhận nhiều phần thưởng cao quý của Chính phủ.

Đời sống
Báo Nhà báo và Công luận đạt giải C Búa liềm vàng Hà Tĩnh năm 2024

Báo Nhà báo và Công luận đạt giải C Búa liềm vàng Hà Tĩnh năm 2024

(CLO) Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Tĩnh phối hợp với Sở TT&TT, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; Tổng kết và trao Giải Báo chí cấp tỉnh về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) Hà Tĩnh lần thứ VII - năm 2024. Báo Nhà báo & Công luận đạt giải C với tác phẩm 3 kỳ: “Tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân – Chìa khóa gỡ vướng mắc giữa dân với chính quyền và Đảng ở Hà Tĩnh”.

Nghề báo
Nghệ An: Bắt giữ đối tượng sau 16 năm trốn truy nã ở nước ngoài

Nghệ An: Bắt giữ đối tượng sau 16 năm trốn truy nã ở nước ngoài

(CLO) Ngày 19/12, Công an thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An cho biết, vừa bắt giữ thành công đối tượng truy nã Nguyễn Thị Thanh (sinh năm 1979), trú tại xã Vân Diên, huyện Nam Đàn sau 16 năm lẩn trốn ở nước ngoài.

Vụ án
Đề xuất Bộ trưởng, Thứ trưởng đi công tác được hưởng chế độ phòng nghỉ 1,2 triệu đồng/ngày

Đề xuất Bộ trưởng, Thứ trưởng đi công tác được hưởng chế độ phòng nghỉ 1,2 triệu đồng/ngày

(CLO) Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40 về quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị.

Kinh tế vĩ mô
Lộc Trời (LTG) hoãn ngày tổ chức ĐHĐCĐ, lùm xùm nhân sự vẫn chưa có lời giải

Lộc Trời (LTG) hoãn ngày tổ chức ĐHĐCĐ, lùm xùm nhân sự vẫn chưa có lời giải

(CLO) Lộc Trời (Mã: LTG) vừa phải dời ngày tổ chức ĐHĐCĐ bất thường. Như vậy, các rắc rối về nhân sự thượng tầng dự kiến sẽ thông tin trong cuộc họp tới vẫn sẽ tiếp tục bị bỏ ngỏ.

Kinh doanh - Tài chính
Đưa Nhã nhạc cung đình Huế gần hơn với cộng đồng

Đưa Nhã nhạc cung đình Huế gần hơn với cộng đồng

(CLO) Cần đưa Nhã nhạc cung đình Huế gần hơn với cộng đồng; có giải pháp quản lý và nâng cao chất lượng biểu diễn ca Huế để phục vụ khách du lịch tốt hơn.

Đời sống văn hóa
Ngành công nghiệp ô tô Nga bên bờ vực khủng hoảng

Ngành công nghiệp ô tô Nga bên bờ vực khủng hoảng

(CLO) Doanh số xe Lada Granta giảm 25,9% trong tháng 11, đẩy Avtovaz - biểu tượng ngành ô tô Nga vào ‘cơn bão hoàn hảo’ giữa khủng hoảng kinh tế.

Xe
Cần sớm tìm phương án tiếp tục thi công các dự án dang dở tại Hà Tĩnh

Cần sớm tìm phương án tiếp tục thi công các dự án dang dở tại Hà Tĩnh

(NB&CL) Dự án hồ chứa nước Rào Trổ ở xã Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) với mục đích cung cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng và dự án Tổ hợp Khách sạn - Thương mại, dịch vụ tổng hợp Nguyễn Hưng với tổng số vốn 163 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau nhiều năm, hai dự án này đang còn dang dở và ngổn ngang.

Điều tra
Khoảng 160.000ha biển được đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Khoảng 160.000ha biển được đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản

(CLO) Tính đến nay, cả nước đã có 11 tỉnh, thành thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản với diện tích khoảng 160.000 ha biển và 2.000 ha vùng nội địa.

Đời sống
Saigontel (SGT) mới chỉ hoàn thành 12% kế hoạch năm, vay thêm 1.635 tỷ để làm khu công nghiệp

Saigontel (SGT) mới chỉ hoàn thành 12% kế hoạch năm, vay thêm 1.635 tỷ để làm khu công nghiệp

(CLO) Saigontel (SGT) vừa lên kế hoạch vay thêm 1.635 tỷ đồng để thực hiện dự án KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn. Công ty hiện mới hoàn thành 12% kế hoạch kinh doanh năm, đồng thời đang trữ lượng tồn kho rất lớn tại các dự án hiện tại.

Kinh doanh - Tài chính
Xét tuyển đại học bằng học bạ: Nhiều trường nói không, nhiều trường giảm hẳn chỉ tiêu

Xét tuyển đại học bằng học bạ: Nhiều trường nói không, nhiều trường giảm hẳn chỉ tiêu

(NB&CL) Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo có xu hướng siết chặt tuyển sinh đầu vào nhằm tạo điều kiện công bằng hơn trong tuyển sinh đại học, cùng với việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới với nhiều điểm đổi mới trong dạy học và đánh giá nên nhiều trường đại học đã bỏ phương thức xét tuyển bằng điểm học bạ. Đây là xu thế đang được nhiều chuyên gia đánh giá rất tích cực.

Giáo dục
Bình Luận

Tin khác

Xét tuyển đại học bằng học bạ: Nhiều trường nói không, nhiều trường giảm hẳn chỉ tiêu

Xét tuyển đại học bằng học bạ: Nhiều trường nói không, nhiều trường giảm hẳn chỉ tiêu

(NB&CL) Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo có xu hướng siết chặt tuyển sinh đầu vào nhằm tạo điều kiện công bằng hơn trong tuyển sinh đại học, cùng với việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới với nhiều điểm đổi mới trong dạy học và đánh giá nên nhiều trường đại học đã bỏ phương thức xét tuyển bằng điểm học bạ. Đây là xu thế đang được nhiều chuyên gia đánh giá rất tích cực.

Giáo dục
Thanh Hoá: Xuất hiện clip một nam sinh bị bạn đánh liên tiếp đến gục ngã

Thanh Hoá: Xuất hiện clip một nam sinh bị bạn đánh liên tiếp đến gục ngã

(CLO) Ngày 18/12, mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi lại cảnh một nam sinh bị bạn liên tiếp đấm, đánh vào mặt khiến nam sinh kia nằm gục xuống ôm mặt.

Giáo dục
Kon Tum: Chỉ vì hay nhăn nhó, nữ sinh lớp 6 bị nhóm bạn đến nhà đánh hội đồng

Kon Tum: Chỉ vì hay nhăn nhó, nữ sinh lớp 6 bị nhóm bạn đến nhà đánh hội đồng

(CLO) Mâu thuẫn về việc vay mượn tiền và chỉ vì hay nhăn nhó với bạn, nữ học sinh lớp 6 Trường THCS Nguyễn Sinh Sắc (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) bị nhóm bạn cùng trường đến nhà đánh chảy máu mũi, tai và chân.

Giáo dục
Tạo điều kiện để việc hợp tác đầu tư trong giáo dục được thuận lợi

Tạo điều kiện để việc hợp tác đầu tư trong giáo dục được thuận lợi

(CLO) Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc chia sẻ, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc đầu tư, xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Giáo dục
Xây dựng văn hóa trong học đường tạo ra giá trị cốt lõi để xây dựng trường học lành mạnh

Xây dựng văn hóa trong học đường tạo ra giá trị cốt lõi để xây dựng trường học lành mạnh

(CLO) Theo các chuyên gia, việc xây dựng môi trường văn hóa và ứng xử văn hóa trong trường học là nền tảng quan trọng để giáo dục đạo đức và lối sống cho học sinh, sinh viên.

Giáo dục
Luật Giáo dục đại học đã tạo điều kiện để các trường tự chủ, hội nhập quốc tế

Luật Giáo dục đại học đã tạo điều kiện để các trường tự chủ, hội nhập quốc tế

(CLO) Qua 5 năm thực hiện, Luật Giáo dục đại học cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển giáo dục đại học, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục đại học, nâng cao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học, bảo đảm sự hội nhập quốc tế.

Giáo dục
Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục thường xuyên đang mang tới nhiều tín hiệu tích cực

Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục thường xuyên đang mang tới nhiều tín hiệu tích cực

(CLO) Việc triển khai chương trình đã giúp học viên phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết, tăng khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời.

Giáo dục
Bồi dưỡng nhân lực cao cho người dân tộc thiểu số cần cú hích từ chính sách

Bồi dưỡng nhân lực cao cho người dân tộc thiểu số cần cú hích từ chính sách

(CLO) Theo các chuyên gia, ngoài hỗ trợ kinh phí cho sinh viên theo các chương trình thì cần làm tốt công tác truyền thông hơn nữa, có chiến lược truyền thông sâu, rộng, đầy đủ và liên tục để thay đổi nhận thức chung của xã hội, để sinh viên theo học những nhóm ngành có tiềm năng phát triển trong tương lai…

Giáo dục
Khởi tố vụ nữ sinh bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ ở Thanh Hóa

Khởi tố vụ nữ sinh bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ ở Thanh Hóa

(CLO) Liên quan đến vụ việc nữ sinh Trường THPT Nông Cống 2, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) bị đánh hội đồng dẫn tới gãy đốt sống cổ xảy ra hôm 5/10/2024, cơ quan công an đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 6 bị can về hành vi cố ý gây thương tích.

Giáo dục
Hợp tác chiến lược giữa Mobifone và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Chuyển đổi số nâng cao chất lượng giáo dục

Hợp tác chiến lược giữa Mobifone và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Chuyển đổi số nâng cao chất lượng giáo dục

(CLO) Lễ ký kết hợp tác chiến lược giữa Tổng Công ty Viễn thông MobiFone và Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã diễn ra chiều ngày 13/12/2024 tại Hà Nội với sự hiện diện và chứng kiến của lãnh đạo cấp cao hai đơn vị.

Giáo dục