Xin cơ chế đặc thù đưa 4 huyện lên quận: Cẩn thận sốt đất ảo!

Thứ sáu, 01/03/2019 19:12 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thông tin Hà Nội xin cơ chế đặc thù đưa 4 huyện Thanh Trì, Đông Anh, Hoài Đức, Gia Lâm lên quận vào năm 2020 khiến giá đất trên các địa bàn này bất ngờ tăng mạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản cảnh báo giới đầu tư cần cẩn trọng.

“Sốt” đất là điều dễ hiểu

Từ khi có thông tin lên quận vào năm 2020, đất nền khu vực Đông Anh đã rục rịch tăng giá (Ảnh minh họa)

Từ khi có thông tin lên quận vào năm 2020, đất nền khu vực Đông Anh đã rục rịch tăng giá (Ảnh minh họa)

Nhiều chuyên gia bất động sản (BĐS) đánh giá sự kiện này sẽ là cứu  cánh cho nhiều dự án BĐS bị đắp chiếu nhiều năm nay không thể triển khai. Theo ghi nhận, nhiều lô đất biệt thự, nhà liền kề đang được rao bán với giá 27 triệu/m2 – 30 triệu/m2. Thế nhưng, cũng tại các khu đô thị này, giá đất được rao bán hồi đầu năm 2018 chỉ từ 15 – 18 triệu đồng.

Tương tự, thị trường BĐS huyện Thanh Trì cũng đang sốt đến chóng mặt. Theo khảo sát, nhiều lô đất ở đây có giá lên đến 70triệu/m2. Theo chia sẻ của người dân, hiện không thể mua được những lô đất đẹp ấy để đầu tư nữa.

Tại khu vực Đông Anh, kể từ năm 2010, đây không phải lần đầu giá đất Đông Anh trải qua cơn sốt nóng. Giai đoạn 2010 – 2011, là thời kỳ “lên ngôi” của đất nền Đông Anh khi giới đầu cơ “đi tắt đón đầu” Dự án cầu Nhật Tân, Đông Trù. Người người, nhà nhà đua nhau gom hàng tỷ tỷ đồng “ôm” đất để chờ ngày giá lên. Hậu quả là thị trường rơi tự do, bóng bóng BĐS bị vỡ, nhà đầu tư mất trắng.

Đến giữa năm 2014 – 2015, cơn sốt lại một lần nữa nổi lên khi hàng loạt công trình giao thông quan trọng ở Đông Anh đi vào vận hành như cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù chính thức thông xe, Nhà ga T2 Sân bay Quốc tế Nội Bài, tuyến đường 5 kéo dài được hoàn thiện. Lịch sử một lần nữa lặp lại, giá đất lên cao nhưng giao dịch thành công không nhiều, một lần nữa giới đầu cơ lại ngậm ngùi ôm đất chờ thời.  

Là người theo sát thị trường, bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc bộ phận tư vấn và nghiên cứu CBRE thừa nhận, việc sốt đất nền quanh các siêu dự án là điều dễ hiểu và cũng là điều chấp nhận được của thị trường BĐS. Tuy nhiên cần xem xét mức tăng giá của các lô đất trước và trong thời điểm có dự án. Nếu đất nền thực sự tăng ở mức cao thì cũng cần xem xét, cẩn trọng nguy cơ sốt ảo.

Nhiều rủi ro

Để tránh rủi ro khi đất nền tăng giá đột biến cần tìm hiểu thông tin một cách kỹ càng (Ảnh minh họa)

Để tránh rủi ro khi đất nền tăng giá đột biến cần tìm hiểu thông tin một cách kỹ càng (Ảnh minh họa)

Thực tế, thông tin từ các nhân viên môi giới BĐS tại Đông Anh, giá đất hiện đang được đẩy lên khá cao, lượt chào bán nhiều nhưng số giao dịch thành công lại rất ít ỏi. Giới đầu tư vẫn còn cảnh giác với những cơn sốt đất ở thời điểm trước đó. Hầu hết, các giao dịch chuyển nhượng đang diễn ra chủ yếu giữa các nhà đầu cơ cũ với nhau. Việc đi tắt đón đầu quy hoạch có thể giúp giới đầu tư sinh lời lớn nhưng rủi ro cũng cực kỳ cao.

 Nguyễn Văn Đính - Phó Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam nhận định: “Việc tạo ra một danh xưng mới không giúp “quạ biến thành công” nếu đó chỉ là một cái danh xưng không thực chất. Điển hình như huyện Hoài Đức những năm qua hứa hẹn sẽ xây dựng đô thị phát triển, văn minh, nhưng khi dự án đổ về lại không có hạ tầng kết nối, không có hạ tầng xã hội, nhà xây lên không có người về ở. Đây là nguyên nhân khiến giá trị đô thị bị giảm dần theo giá trị đầu tư và khiến việc mua bán bất động sản bị chững lại".  

Ông Đính cũng chia sẻ, thị trường BĐS Việt Nam nằm trong nhóm có chỉ số minh bạch trong lĩnh vực BĐS thấp trên thế giới. Việc thiếu thông tin chính là kẽ hở để các nhà đầu tư thu gom nhà, đất nhằm mục đích đầu cơ thay cho mua để ở. Như việc giới đầu tư nhốn nháo mua đất Vân Đồn (Phú Quốc) vì tin đồn lên đặc khu, khiến cho thị trường méo mó, đến khi các nhà đầu cơ lớn bắt đầu rút chân khỏi thị trường thì các nhà đầu tư nhỏ lẻ lại lao vào.

“Những cảnh báo hiện nay chỉ mang tính chất hành chính, chung chung, chưa đi vào chi tiết kiểm soát như thế nào. Như tôi đã nói, những đại gia, nhà đầu cơ lớn họ đã từ từ rút lui một cách an toàn, trong khi các nhà đầu tư nhỏ lẻ lại lao vào do thiếu thông tin” – ông Đính nhấn mạnh.

“Muốn chặn đứng cơn sốt hay làm sao để hiệu quả, đòi hỏi phải có kế hoạch, giải pháp căn cơ hơn, chi tiết hơn. Thí dụ, chính quyền từng địa phương phải công bố đầy đủ thông tin quy hoạch, cái nào được chuyển nhượng, cái nào không. Đất quy hoạch dân cư, đất quy hoạch không phải dân cư, tầm nhìn quy hoạch 3-5 năm nữa cụ thể ra sao, phải công khai minh bạch cho dân và các nhà đầu tư biết”, vị chuyên gia chia sẻ.

Nguyễn Hoa

Tin khác

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

(CLO) Khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tổng trị giá giải thưởng lên tới hàng tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
3 giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

3 giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

(CLO) 3 giải pháp số của Vietcombank là VCB CashUp, Host to Host/API Intergration và VCB i-School được đánh giá cao và vinh danh tại lễ trao giải thưởng Sao Khuê 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) ghi nhận doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 98,1 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm
VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

(CLO) Trong quý 1/2024 ghi nhận lợi nhuận trước thuế (LNTT) hợp nhất tăng gần 66% so với cuối năm 2023 và 64% so với cùng kỳ, hoàn thành 1/4 mục tiêu năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

(CLO) Ngân hàng TMCP Phương Đông (Mã CK: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024, ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ về kết quả kinh doanh so với cùng kỳ, bên cạnh việc ưu tiên hỗ trợ lãi suất vay, triển khai chiến lược chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa.

Tài chính - Bảo hiểm