Hơn 5,5 triệu du khách về Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương
(CLO) Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa qua đã có hơn 5,5 triệu lượt khách du lịch đổ về Đền Hùng.
Theo dõi báo trên:
Một trong những vấn đề được đưa ra thảo luận đầu tiên và ngay lập tức làm “nóng” nghị trường kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV là việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa.
Việc trao một số cơ chế, chính sách đặc thù cho một số đô thị đặc biệt như Khánh Hòa được xem là điều hợp lý, tuy nhiên, không ít ý kiến bày tỏ quan ngại trước xu hướng “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào” khi nhiều địa phương cũng đang “nhăm nhe” xin cơ chế đặc thù.
Tại nghị trường kỳ họp thứ 3 này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng nêu rõ: Không phải địa phương nào “xin” cơ chế đặc thù cũng được mà phải có căn cứ cụ thể, chặt chẽ.
“Địa phương nào cũng quan trọng, nhưng tỉnh Khánh Hòa hết sức quan trọng. Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/1/2022 về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, khẳng định rõ yêu cầu cần có cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, trong đó nêu rõ Khánh Hòa phải trở thành một trong những hình mẫu về kết hợp giữa phát triển kinh tế, quốc phòng và an ninh. Do đó, cần thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo điều kiện để Khánh Hòa thực hiện được mục tiêu này”, đó là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ về việc cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội cho phép tỉnh Khánh Hòa được áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù.
Không chỉ Khánh Hòa, đứng ở góc độ pháp lý, “chính sách đặc thù” là yếu tố khiến hệ thống quy định pháp luật thêm phức tạp, thậm chí ở góc độ nào đó xung đột với nguyên tắc pháp luật phải thống nhất.
Thế nhưng thực tế cũng cho thấy Việt Nam có 63 tỉnh, thành, đặc điểm dân số tự nhiên kinh tế - xã hội khác nhau, như một phường của TP.HCM có thể có số dân bằng vài huyện của tỉnh khác cộng lại; nếu quy định “cứng” mỗi phường chỉ có 1 cán bộ địa chính, thì không thể có “siêu nhân” nào làm hết từng đó công việc.
Vì vậy, ở giai đoạn hiện nay, việc Quốc hội xem xét, cân nhắc, trao một số cơ chế, chính sách đặc thù cho các đô thị đặc biệt, hay các đô thị loại 1 là điều hợp lý.
Khánh Hoà.
Trở lại câu chuyện của Khánh Hòa. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ủng hộ việc ban hành nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa. Các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ đã làm ngày, làm đêm để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết. So với bản dự thảo ban đầu, các cơ chế chính sách trong dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội đã được rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, một số cơ chế chính sách không khả thi, không thiết thực đối với sự phát triển của Khánh Hòa đã được loại ra, đồng thời bổ sung một số chính sách mới.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội cũng không quên lưu ý rằng: Dự thảo nghị quyết quy định rất chặt chẽ từ thẩm quyền, điều kiện đến khuyến cáo trong tổ chức thực hiện để tránh “mới vào đo vẽ thì giá đất đã tăng”. “Van, khóa cũng nhiều, chặt chẽ nên không làm tùy tiện được đâu”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Cho tới nay, trước Khánh Hòa, vấn đề cơ chế, chính sách đặc thù tạo điều kiện cho địa phương phát triển đã áp dụng với 8 tỉnh, thành gồm: TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Cần Thơ. Tuy nhiên, có nhiều tỉnh, thành dường như cũng đang “nhăm nhe” có được cơ chế này.
Đơn cử như tại kỳ họp thứ 3 lần này, khi Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa, đại biểu Phan Huỳnh Sơn (tỉnh An Giang) cho rằng trong số 11 chính sách có tới 8 chính sách nhiều tỉnh khác cũng mong muốn, chẳng hạn 4 cơ chế chính sách về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước.
Cách đây hơn nửa năm, ngay tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, nhiều đại biểu Quốc hội đã nhận diện ra xu hướng này. ĐB Trương Trọng Nghĩa - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM đã đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương có hướng dẫn tạo điều kiện cho các địa phương phát huy chính sách đặc thù và có sự giám sát đừng để lan rộng trở thành “phong trào... khắp nơi xin cơ chế, chính sách đặc thù”. Theo ĐB Trương Trọng Nghĩa, phải xác định rõ, chính sách đặc thù chỉ nên áp dụng ở các địa bàn có đặc thù.
Đại biểu Cầm Hà Chung - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ cũng cho rằng, thực tế hiện nay nhiều địa phương muốn có cơ chế đặc thù để tháo gỡ điểm nghẽn, huy động nguồn lực, thu hút đầu tư phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội. Nhiều địa phương có nghị quyết của Trung ương, có địa phương nằm trong vùng trọng điểm kinh tế, an ninh quốc phòng như: Tây Nguyên; Tây Bắc; Tây Nam Bộ.
Vị ĐBQH là Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Thọ cũng đề nghị: Phải có tiêu chí thì mới có thể giải thích với nhân dân, tránh cơ chế xin cho, quyết định cảm tính. Xác định mục tiêu, thứ tự ưu tiên để Quốc hội xem xét, lựa chọn thực hiện thí điểm, xem xét lựa chọn một số địa phương đại diện các vùng miền, đáp ứng tiêu chí, thứ tự ưu tiên, kết hợp các địa phương được Quốc hội xem xét lần này để thực hiện thí điểm. Trên cơ sở đó, tổng kết hoàn thiện khung pháp lý để thực hiện trên toàn quốc.
Cũng đồng tình với quan điểm cho rằng việc thí điểm cơ chế đặc thù của các địa phương trên không phải là cơ chế xin cho, Đại biểu Tạ Văn Hạ - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu nhấn mạnh kiến nghị cần có tiêu chí để mang tính đại diện thí điểm chính sách bởi nếu các tỉnh khác cũng xin cơ chế đặc thù thì tỉnh nào cho và không cho.
Đua nhau xin cơ chế đặc thù nhưng theo các chuyên gia, điều tiên quyết là các tỉnh, thành phải hiểu mục tiêu cao nhất của chính sách đặc thù. Theo các Nghị quyết của Quốc hội, các tỉnh, thành được thí điểm cơ chế đặc thù được phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn, chủ động và linh hoạt quyết định một số vấn đề liên quan về nguồn lực đất đai, tài chính, con người... để phát huy thế mạnh của địa phương, phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích, các cơ chế này phải phát huy tác dụng tích cực, tạo tiền đề để địa phương phát triển, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, tạo tác động lan tỏa.
Cần Thơ.
“Trong các cơ chế đề xuất cho Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, tôi cho rằng chưa thể hiện được những nét riêng biệt, nổi bật của từng địa phương. Các cơ chế đề xuất chưa góp phần giúp các địa phương bứt phá rõ rệt với những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, mà mang nhiều nét tương đồng. Ví dụ như TP. Hải Phòng nổi bật về kinh tế biển, Thừa Thiên - Huế thế mạnh du lịch, di sản…
Theo tôi, cơ chế đặc thù là đưa ra những quy định tương thích với đặc điểm riêng biệt của từng địa phương, có chính sách tương ứng để phát huy tiềm năng, thế mạnh, tạo ra những nguồn lực quan trọng cho địa phương đó.
Với đặc điểm, lợi thế riêng, nếu địa phương đó sử dụng một cơ chế chung, chính sách chung cho cả nước thì sẽ không khai thác, phát huy được. Cơ chế, chính sách ban hành phân cấp, phân quyền, tạo điều kiện cho các địa phương quyết định những vấn đề khác trong phát triển kinh tế - xã hội, có thể kể đến việc kêu gọi đầu tư, thu hút nguồn lực” - GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân từng bày tỏ quan điểm.
Muốn làm được vậy, việc cần làm ngay trước mắt là mau chóng có tổng kết ở những nơi đã áp dụng thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù để rút ra những gì hợp lý – về tổ chức bộ máy hành chính, một số vấn đề về đất đai, tài nguyên, dân cư – thì có thể phổ biến thành luật chung, áp dụng cho 63 tỉnh thành trong cả nước. Như vậy, các địa phương không có cơ chế đặc thù cũng được thụ hưởng chính sách và sẽ có lợi chung cho đất nước.
“Tôi thấy đánh giá tác động chưa rõ, cho cơ chế này thì sau 5 năm anh đạt được cái gì. Có mục tiêu để đánh giá chính sách tác động đến địa phương, đến cơ sở thế nào”, Đại biểu Tạ Văn Hạ - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục nêu quan điểm.
Khu kinh tế Vân Phong.
“Các cơ quan hữu quan sẽ tổng kết các mặt được, mặt hạn chế, từ đó hoàn thiện các chính sách, cơ chế và nhân rộng trong một vùng hoặc trên cả nước.
Việc tổng kết, đánh giá cơ chế thí điểm cũng giúp sửa đổi những bất cập của cơ chế chung. Như vậy, các địa phương không có cơ chế đặc thù cũng được thụ hưởng chính sách và sẽ có lợi chung cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Việc thí điểm sẽ tạo sự bình đẳng giữa các địa phương có cùng điều kiện phát triển như nhau, tạo sự thống nhất trong quản lý. Lúc này, chúng ta cũng không còn e ngại về tình trạng cơ chế đặc thù “đại trà”", GS.TS Hoàng Văn Cường cũng cùng chung quan điểm.
Đã là đặc thù thì không thể có đặc thù “đại trà”, “đặc thù phong trào”. “Nếu cả 10 tỉnh đều xin cơ chế chính sách như vậy sẽ trở thành phổ biến, không thể gọi là đặc thù” - nhắc nhở ấy của Thủ tướng Phạm Minh Chính có lẽ sẽ khiến nhiều địa phương đang tính tới chuyện xin cơ chế đặc thù phải lưu tâm.
Hồng Hà
(CLO) Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa qua đã có hơn 5,5 triệu lượt khách du lịch đổ về Đền Hùng.
(CLO) Ford Việt Nam áp dụng chính sách giảm giá và ưu đãi trong tháng 4/2025 cho các mẫu xe Territory, Ranger và Explorer.
(CLO) Một nhóm du khách nữ khoảng 14 người đã dàn hàng ngang trên Quốc lộ 24 (đoạn qua địa bàn thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, Kon Tum) để chụp hình, khiến giao thông khu vực này bị ách tắc.
(CLO) Lần đầu tiên, Tổng thống Volodymyr Zelenskyy xác nhận rằng quân đội Ukraine đã tiến hành các hoạt động quân sự ở vùng Belgorod của Nga.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố rằng việc bán năng lượng cho Liên minh châu Âu (EU) sẽ là một trọng tâm chính của chính quyền ông nhằm xóa bỏ thâm hụt thương mại với khối này.
(CLO) Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá trung tâm tăng 12 VND/1 USD so với cuối tuần trước. Tại các ngân hàng thương mại, giá mua - bán USD tăng với biên độ phổ biến từ 87-160 VND so với phiên trước.
(CLO) Trong một động thái được xem là sự nhượng bộ trước chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã cam kết xóa bỏ thặng dư thương mại của Israel với Hoa Kỳ.
(CLO) Trong khuôn khổ lễ hội làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) diễn ra nhiều trò chơi hấp dẫn như bơi thuyền, đấu vật, cờ người... Trong đó, trò chơi cờ người thu hút đông người dân địa phương và khách thập phương tham dự.
(CLO) Tòa án Tối cao Mỹ đã ra phán quyết với tỷ lệ 5-4, cho phép chính quyền Tổng thống Donald Trump tiếp tục sử dụng Đạo luật Người nước ngoài thù địch năm 1798 để trục xuất nhanh chóng những người bị cáo buộc là thành viên băng đảng Venezuela, Tren de Aragua.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Yên Bái vừa đăng tải quyết định lựa chọn nhà thầu cho gói thầu số 12, thuộc Dự án "Đầu tư xây dựng công trình Trung tâm Hội nghị tỉnh Yên Bái".
(CLO) Dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa đang được xây dựng, hướng tới biến các khu phố cổ, tuyến phố, làng nghề thành những trung tâm sầm uất, vừa bảo tồn giá trị truyền thống, vừa thúc đẩy thương mại và du lịch, nâng cao đời sống người dân.
(CLO) Trong một động thái gây chấn động giới quân sự quốc tế, chính quyền Mỹ mới đây đã bất ngờ sa thải Phó Đô đốc Shoshana Chatfield - đại diện quân sự cao cấp của Mỹ tại NATO.
(CLO) Ban Quản lý vịnh Hạ Long cho biết sẽ mở thêm 3 bãi tắm để phục vụ du khách dịp hè 2025. Đây đều là những bãi cát đẹp nằm ven chân các đảo đất và đảo đá giữa vịnh Hạ Long.
(CLO) UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) vừa phối hợp với Ban Quản lý đồ án và Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị phía tây Vành đai 4 - phân đoạn 1 (Bắc sông Hồng), tỷ lệ 1/2000.
(CLO) Tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, ngành đường sắt sẽ tổ chức chạy một đôi tàu mang tên “Đoàn tàu Thống nhất” được thiết kế riêng, mang đậm dấu ấn của sự kiện lịch sử 30/4.
(CLO) Dù năm 2024 chỉ hoàn thành chưa tới một nửa kế hoạch kinh doanh, Saigontel (SGT) vẫn đặt mục tiêu đầy tham vọng trong năm 2025 với doanh thu 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 400 tỷ đồng. Đồng thời, công ty muốn huy động 1.480 tỷ đồng qua chào bán cổ phiếu để tăng gấp đôi vốn điều lệ lên 2.960 tỷ đồng.
(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.