CLO - Len lỏi giữa những con phố ồn ào, náo nhiệt tại Hà Nội. “Xóm chạy thận” – nơi quy tụ những người mắc căn bệnh thận quái ác, cướp đi hạnh phúc của biết bao gia đình.
Ít ai ngờ rằng, trên con phố tấp nập Lê Thanh Nghị (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) lại có một địa điểm “lọt thỏm” và là nơi quy tụ của hơn 130 người nghèo khổ đến từ các tỉnh lẻ mắc căn bệnh “thận” quái ác đang ngày đêm hành hạ họ. Chúng tôi phải mất một khoảng thời gian không nhỏ mới tìm đến được ngõ 121 Lê Thanh Nghị - nơi được mọi người vẫn gọi là " xóm chạy thận". Tiết trời buổi sáng cuối mùa hè oi bức, con ngõ vắng vẻ cùng những dãy trọ lụp xụp yên tĩnh không một bóng người qua lại khiến “xóm chạy thận” càng thêm hoang vắng.
[caption id="attachment_34880" align="aligncenter" width="480"]
Đường vào xóm chạy thận tại Ngõ 121 Lê Thanh Nghị[/caption]
Nỗi niềm của “xóm chạy thận”
Gọi là “xóm chạy thận” cũng đúng, bởi những người ở đây họ đều mang trong mình căn bệnh thận. Mỗi người một số phận, một cuộc sống khác nhau nhưng họ có chung một cái “án chung thân” phải sống trong những ngày dài u tối đau khổ dai rẳng. Có lẽ những con người cùng cảnh ngộ này chưa một ngày nào được sống đúng nghĩa cả.
Là tổ trưởng khu phố, anh Mai Anh Tuấn (40 tuổi, quê ở Cố Đô, Ba Vì, Hà Nội) - cho biết, hiện nay, xóm có 130 người đang sống ở đây hầu hết họ đến từ các tỉnh lẻ từ, (Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa cho đến Thái Nguyên, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái...). Những người bệnh ở đây đa số đến từ các vùng nông thôn, vùng cao, gia đình làm nông nghèo khổ chỉ vì bệnh tật mà phải bán hết tài sản để đi điều trị, họ phải đến đây thuê nhà để tiện cho việc điều trị bệnh và duy trì sự sống.
Dẫu là tổ trưởng khu phố nhưng bản thân anh Tuấn cũng mắc phải chứng bệnh thận như bao người ở đây. Dù tuổi còn trẻ nhưng cơ thể anh trông khá gầy gò ốm yếu, chi chít những vết sẹo lồi lõm. “Đây là hệ quả của 3 ngày/một lần đến Bệnh Viện Bạch Mai để chạy thận”, anh Tuấn kể.
[caption id="attachment_34881" align="aligncenter" width="480"]
Những vết sẹo dày trên tay anh Tuấn- Hệ quả quả việc liên tục phải "chạy thận" để duy trì sự sống.[/caption]
Ngồi trên chiếc sạp cũ trước nhà, lưng dựa bức từng phía sau, anh Tuấn nhớ lại, bản thân phát hiện bệnh thận từ hồi học cấp 3. Do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên anh không được đưa đi điều trị kịp thời. Cứ ngày này qua ngày khác như vậy gặm nhấm thể xác anh.
Một năm sau khi lấy vợ, căn bệnh của anh diễn biến trầm trọng hơn. Khi đi khám ở bệnh Viện Bạch Mai, bác sỹ nói thận của anh không thể tự lọc được nữa. Và cũng từ đấy anh bắt đầu hành trình từ Ba Vì xuống Bệnh Viện Bạch Mai để chạy thận 3 ngày/một lần, hai vợ chồng anh đã phải chạy vạy khắp nơi mọi xó và bán hết ruộng bán vườn để có tiền lo chạy thận, cứ như vậy anh Tuấn đã phải duy trì suốt 20 năm qua, để lại ngôi nhà lụp xụp cho vợ và cô con gái học lớp 7, để có cái che mưa che nắng.
Tuy sống ở Hà Nội nhưng cuộc sống của anh lại gặp rất nhiều khó khăn, lo tiền chạy thận 3 ngày/một lần mất khoảng 500-700 nghìn, tiền thuê phòng hàng tháng của anh là 2triệu/tháng và các khoản chi tiêu ăn uống trong ngày.
Anh Tuấn quyết định chuyển đến xóm chạy thận ở để cho tiện việc điều trị bệnh, những ngày không phải vào viện chạy thận anh cố gắng chạy xe ôm kiếm thêm chút ít để tri trả tiền thuốc men. Đỡ được đồng nào hay đồng ấy. Tuy vậy, nhưng cả tháng 30 ngày thì mất 12 ngày anh phải vào viện để chạy thận còn những ngày còn lại thì cũng tùy vào sức khỏe, có hôm ốm anh phải nghỉ cả tuần.
Tình người lớn lao của “xóm chạy thận”
Với sự vất vả của cuộc sống thường nhật, nhưng mọi người ở “xóm chạy thận” vẫn thường xuyên quan tâm đến nhau lúc ốm lúc đau, chia sẻ niềm vui nổi buồn họ sống giựa vào nhau, động viên nhau vượt qua những ngày tháng khó khăn của cuộc đời u tối.
Ông Nguyễn Văn Tấn (75 tuổi, quê Hiệp Hoài, Bắc giang), người 21 năm sống ở xóm chạy thận buồn rầu chia sẻ: “Ở cái tuổi xế chiều rồi mà vẫn phải xa nhà tết nhất mà vẫn ở lại để điều trị. Nhiều lúc nằm đêm suy nghĩ mà nhớ nhà nhớ quê hương mà rớt nước mắt, nợ tình cảm gia đình, bạn bè. Nhờ có sự đùm bọc của những người cùng cảnh ngộ ở “xóm chạy thận” và được xã hội quan tâm, tôi cũng vơi đi nỗi khổ tâm của bản thân”.
Nỗi đau thể xác cộng thêm nổi đau tinh thần thể hiện rõ trên khuôn mặt và ánh mắt đượm buồn của người cha già yếu ớt đang ngày ngày cố gắng chống chọi lại với tật bệnh. Dù biết mình đang ở ranh giới giữa sự sống và cái chết nhưng những món quà và sự quan tâm của xã hội cũng khiến cho những con người ở đây như có thêm động lực sống.
Trong lòng những con phố ồn ào của (Hà Nội) “xóm chạy thận” vẫn lặng lẽ như những nỗi đau không nói thành lời của những người mắc căn bệnh “thận”quái ác.
Hoàng Dương - Đức Thắng