(CLO) Với việc máy bay tạo ra một lượng lớn khí thải làm nóng hành tinh, ngày càng có nhiều du khách lựa chọn từ bỏ thói quen du lịch bằng đường hàng không.
Lựa chọn vì môi trường
Những ngày này, chuyện đi lại bằng đường hàng không dường như không mấy hấp dẫn, khi giá vé máy bay đang cao hơn mức trung bình trong năm. Nhưng đối với một nhóm du khách, có một vấn đề khác đáng nói hơn để họ bỏ di chuyển bằng máy bay. Đấy là vì tác động tiêu cực của ngành hàng không đối với khí hậu.
Với nhiều người, du lịch bằng tàu hỏa đang là lựa chọn thay thế cho hàng không - Ảnh: National Geographic
Dan Castrigano, 36 tuổi, một cựu giáo viên tại ở bang Vermont (Mỹ), người đã ký cam kết không di chuyển bằng đường hàng không từ năm 2020, nói với New York Times: “Tôi chọn giữ vững lập trường vì nó phù hợp với những gì là sự thật. Khí hậu của hành tinh này đang bị hủy hoại”.
Du lịch hàng không chiếm khoảng 4% nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu do các hoạt động của con người và Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng lượng khí thải từ máy bay sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2050. Dù máy bay đang trở nên hiệu quả hơn, nhưng nhu cầu hàng không của thế giới vẫn vượt xa khả năng giảm thiểu tác động môi trường của ngành.
Một chiếc Boeing 747 chở 416 hành khách từ ở London đến Edinburgh cách đó 537 km tạo ra lượng khí carbon dioxide tương đương với 336 chiếc ô tô di chuyển trên cùng một quãng đường, theo BBC Science Focus. Lượng khí thải carbon khổng lồ này đang khiến nhiều nhà hoạt động môi trường đưa ra lời kêu gọi kêu gọi bay ít hơn hoặc không bay nữa.
Peter Kalmus, một nhà khoa học khí hậu của Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực NASA, người đã thành lập “No Fly Climate Sci” - một diễn đàn trực tuyến về mối liên hệ giữa hàng không và biến đổi khí hậu, cho biết: “Khi bạn lên máy bay, bạn không chỉ chịu trách nhiệm về khí thải mà còn bỏ phiếu để tiếp tục mở rộng hệ thống đó.”
Dan Castrigano, người giáo viên đã từ bỏ thói quen du lịch bằng máy bay trong hơn một thập kỷ qua, cho biết, ở trên mặt đất không có nghĩa là anh chẳng đi đâu. Castrigano thường xuyên đi xe đạp quanh Vermont. Khi cần di chuyển nhanh hơn, anh lái chiếc Nissan Leaf chạy hoàn toàn bằng điện. Tháng tới, khi một người bạn thân kết hôn ở California, anh và gia đình sẽ mất vài tuần để đi xuyên nước Mỹ bằng tàu hỏa, một lựa chọn mà theo Sách Dữ liệu của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ ước tính sẽ tiết kiệm được 34% năng lượng trên mỗi hành khách so với hàng không.
Castrigano nói: “Tôi rất thích đến thăm mọi nơi trên trái đất. Nhưng sức khỏe tinh thần của tôi sẽ kém nếu tôi đi máy bay”. Vào năm 2020, Castrigano đã ký cam kết với tổ chức “Flight Free USA” sẽ không đi máy bay vào năm đó và vẫn gia hạn cam kết hàng năm.
Cộng đồng những người cùng ký tên như Castrigano tuy chưa nhiều song đang tăng lên. Ariella Granett, người đồng sáng lập “Flight Free USA” cho biết có 365 người đã đăng ký vào năm 2022, tăng vọt so với những năm trước.
Ariella Granett, 46 tuổi, là kiến trúc sư và nhà thiết kế nội thất ở Berkeley, California. Bà cho biết mình là một nhà hoạt động vì khí hậu trong nhiều thập kỷ, nhưng vẫn cảm thấy cần phải có hành động mạnh mẽ hơn khi chứng kiến các đợt cháy rừng ngày càng dữ dội gần đây ở California. “Việc sống sót qua điều đó đã khiến tôi cảm thấy lo lắng về khí hậu. Tôi không nghĩ mình sẽ đi máy bay nữa”, Granett nói.
Giống như hầu hết các du khách cam kết giảm hoặc từ bỏ việc di chuyển bằng đường hàng không, Granett tránh xa ý tưởng bù đắp carbon, trong đó tín dụng carbon có thể được mua, thường thông qua các hành động như trồng cây, để đổi lấy khí nhà kính thải ra. Các nhà phê bình cho rằng thay vì loại bỏ carbon trong khí quyển, hoạt động này khiến du khách cảm thấy tội lỗi.
Nhiều ý kiến cho rằng các vụ cháy rừng ngày càng gia tăng ở miền Tây nước Mỹ, nơi đã thiêu rụi những khu rừng được trồng bằng quỹ bù đắp carbon , như một phép ẩn dụ cho sự kém hiệu quả của các khoản bù đắp. Bà Granett nói: “Tôi thực sự nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu mọi người bay mà không có hệ thống bù trừ carbon. Họ cần nhận thức được sự ô nhiễm mà mình đang tạo ra, thay vì chỉ nghĩ, 'Ồ, tôi đã giải quyết được vấn đề đó’.
Làn sóng toàn cầu
Bà Granett đã được truyền cảm hứng để bắt đầu “Flight Free USA” sau khi đọc một bài báo năm 2019 về một nhóm ở Thụy Điển đã cam kết từ bỏ thói quen di chuyển bằng máy bay.
Có lẽ không có quốc gia có nhiều nhà hoạt động chống máy bay hơn Thụy Điển, nơi tính đến năm 2020, có 15.000 người đã ký cam kết sẽ không đi máy bay trong ít nhất một năm. Tổ chức phi lợi nhuận đứng sau phong trào đó, “We Stay on the Ground”, hiện đang gây quỹ và hy vọng sẽ có được 100.000 người ký tên trong vài năm tới.
Một quảng cáo của phong trào “We Stay on the Ground”. Ảnh: Startsida
Nhà hoạt động khí hậu trẻ tuổi người Thụy Điển Greta Thunberg, người vào năm 2019 đã chọn đi vượt Đại Tây Dương trên một chiếc du thuyền không khí thải để phát biểu trước Liên Hợp Quốc. Và người Thụy Điển còn đặt ra một từ mới, “flygskam”, để mô tả sự xấu hổ liên quan đến việc bay. Ca sĩ opera Malena Ernman- mẹ của Greta Thunberg, và nhà báo Thụy Điển Jens Liljestrand, là những người khởi đầu xu hướng này.
“Rất nhiều người nghĩ rằng những gì bạn làm với tư cách cá nhân không quan trọng lắm. Nhưng vấn đề là, những gì chúng ta làm với tư cách cá nhân sẽ ảnh hưởng đến mọi người xung quanh và thay đổi các chuẩn mực,” Maja Rosen, chủ tịch của “We Stay on the Ground”, người đã từ bỏ việc bay vào năm 2008, cho biết
“We Stay on the Ground” đã truyền cảm hứng cho phong trào “Flight Free” ở Anh và Úc, cũng như “Flight Free USA”. Ngoài ra còn có phong trào “Stay Grounded”, một mạng lưới toàn cầu gồm hơn 150 tổ chức thúc đẩy các lựa chọn thay thế cho du lịch hàng không, được thành lập vào năm 2016 và có trụ sở chính tại Áo.
“Có rất nhiều địa điểm đẹp trên khắp thế giới. Nhưng chúng ta có muốn đến thăm và tiêu diệt chúng cùng một lúc không?” Anne Kretzschmar, 31 tuổi, sống ở Cologne, Đức và điều hành Dự án tái cấu trúc của “Stay Grounded” nói.
Kretzschmar chỉ di chuyển bằng tàu hỏa, xe đạp và đi bộ. Trong một chuyến đi gần đây giữa Italy và Morocco, Kretzschmar đã đi phà. Cô nói rằng mình muốn đi đến nhiều nơi hơn, nhưng không muốn góp phần vào những thế lực đang gây ra thảm họa môi trường. Kretzschmar nói: “Chúng ta có thể thấy nhiều điều vô lý như mọi người bay đến để xem các rạn san hô trước khi chúng chết”.
Nỗ lực bay bền vững
Các hãng hàng không cũng đang nỗ lực để bay bền vững hơn, với cam kết đạt được lượng khí thải carbon “bằng 0” trong ba thập kỷ tới, đồng thời chuyển sang sử dụng nhiên liệu thay thế và năng lượng điện. Airlines for America, một hiệp hội thương mại thay mặt cho các hãng hàng không Mỹ, cho biết trong một tuyên bố rằng họ đang làm việc với chính phủ Hoa Kỳ để giảm tác hại của máy bay dù rằng theo hiệp hội này “các hãng hàng không Mỹ vận chuyển hơn 2 triệu hành khách và hơn 65.000 tấn hàng hóa mỗi ngày nhưng chỉ đóng góp 2% lượng khí thải nhà kính của đất nước”.
Tại châu Âu, hãng hàng không KLM Royal Dutch Airlines của Hà Lan từ nhiều năm qua dã ủng hộ việc không bay nếu có thể lựa chọn phương tiện khác. Trong chiến dịch truyền thông mang tên “Fly Responsibly” (“Bay có trách nhiệm”) vào năm 2019, hãng này gửi đi thông điệp: “Có phải các bạn nhất thiết lúc nào cũng phải gặp mặt trực tiếp?” và “thay vì bay, các bạn có thể đi tàu hỏa được không?”
Dù vậy, các nhà hoạt động môi trường nói rằng nhận thức của công chúng vẫn chưa đủ lớn và đang thúc đẩy những hành khách thường xuyên bay xem xét những thay đổi trong lựa chọn di chuyển.
Bà Cat Jones, người sáng lập và CEO của Byway - một công ty lữ hành giúp khách hàng lên kế hoạch hành trình không có chuyến bay, cho biết: “Chúng tôi có rất nhiều khách hàng Mỹ sẽ bay đến châu Âu nhưng sau đó được chúng tôi bố trí đi vòng quanh các quốc gia châu Âu khác nhau trong hai tuần bằng tàu hỏa giường nằm. Sự thay đổi này cho phép họ du lịch chậm rãi và tiếp thu nhiều trải nghiệm hơn”.
Dan Castrigano, người giáo viên mà chúng tôi đề cập ở đầu bài viết, thì nói rằng nếu có một du thuyền giống như chiếc mà Greta Thunberg vượt biển năm 2019, anh ấy sẽ leo lên. “Tôi rất thích được như Greta, lên thuyền rồi đi thăm mọi nơi”, Castrigano chia sẻ. “Mọi người nghĩ rằng thật bình thường khi bay đến một nơi nào đó. Nhưng nếu ngừng nghĩ về nó như bình thường, bạn sẽ thấy có trách nhiệm với nơi mình muốn đến”.
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.