(CLO) Ngày 14/2, thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, các đại biểu đề nghị cần quy định có hiệu lực thi hành ngay khi Quốc hội thông qua Nghị quyết này.
Làm rõ phạm vi điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tiếp nhận
Các đại biểu nhấn mạnh, Nghị quyết này đã hoàn chỉnh, toàn diện, bao quát nhiều vấn đề trong bối cảnh chúng ta triển khai cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy rất nhanh và khẩn trương.
Việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước nhằm tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, qua đó xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, tránh khoảng trống pháp luật, bảo đảm hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước và toàn xã hội.
Đại biểu Trần Văn Khải - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam.
Quan tâm đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, người có thẩm quyền sau khi tổ chức sắp xếp bộ máy nhà nước được quy định tại Điều 4 của dự thảo Nghị quyết, đại biểu Trần Văn Khải - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam nhận thấy, một số điểm trong Điều này còn có những hạn chế lớn, cần làm rõ để đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ.
Theo đó, Điều 4 hiện chưa quy định rõ quy trình bàn giao công việc đang xử lý như khoản 4 còn quy định chung chung, không có hướng dẫn chi tiết về quy trình bàn giao; không có cơ chế kiểm soát việc các hồ sơ, thủ tục đang xử lý có bị trì hoãn hoặc thất lạc hay không; dễ dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa cơ quan cũ và cơ quan mới. Khoản 2 Điều 4 cũng chưa có cơ chế xử lý các văn bản pháp lý chưa hoàn tất. Khoản 5, Điều 4 chưa có cơ chế xử lý trách nhiệm đối với công việc bị gián đoạn…
Do đó, đại biểu Trần Văn Khải yêu cầu các cơ quan lập danh sách hồ sơ công việc đang xử lý trước khi bàn giao: Danh sách cần bao gồm trạng thái xử lý của từng hồ sơ; Xác định rõ cơ quan, cá nhân chịu trách nhiệm xử lý từng công việc còn tồn đọng; Quy định về thời gian bàn giao hồ sơ cụ thể; Thiết lập hệ thống giám sát việc bàn giao.
Đồng thời cần xây dựng danh mục văn bản cần sửa đổi trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức: Mỗi bộ, ngành phải rà soát danh sách văn bản đang trong quá trình soạn thảo hoặc đã ban hành nhưng chịu tác động từ sắp xếp bộ máy; Bộ Tư pháp chủ trì việc điều chỉnh các văn bản này.
Ngoài ra, đại biểu Trần Văn Khải cho rằng, cần ràng buộc trách nhiệm cá nhân trong quá trình chuyển giao công việc: Trước khi sáp nhập, lãnh đạo cơ quan phải phê duyệt danh sách công việc đang xử lý và phân công người phụ trách; Nếu có sai sót trong chuyển giao, cá nhân chịu trách nhiệm phải bị xem xét kỷ luật theo quy định.
Đại biểu Thạch Phước Bình - Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh.
Đồng quan điểm, đại biểu Thạch Phước Bình - Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh nhận thấy, Điều 4 chưa làm rõ cơ quan mới được tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ có thể sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ mới như thế nào trong phạm vi pháp luật cho phép. Điều này có thể gây ra tình trạng chồng chéo hoặc thiếu nhất quán giữa các cơ quan sau sắp xếp. Đồng thời chưa quy định cơ chế hợp tác giữa cơ quan đã bị giải thể/sáp nhập và cơ quan tiếp nhận để xử lý các vấn đề tồn đọng.
Vì vậy, đại biểu Thạch Phước Bình đề nghị một số nội dung sau: Làm rõ phạm vi điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tiếp nhận. Theo đó, cơ quan tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ có quyền tiếp tục thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu cần điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ mới, phải có quyết định của cấp có thẩm quyền. Sửa đổi quy định về số lượng cấp phó. Theo đó, trong thời gian không quá 5 năm, các cơ quan có số lượng cấp phó vượt quá quy định phải thực hiện lộ trình giảm cấp phó bằng các hình thức như tinh giản biên chế, điều chuyển công tác hoặc không bổ nhiệm mới khi có vị trí trống. Bổ sung cơ chế phối hợp giữa cơ quan cũ và cơ quan tiếp nhận.
Cần quy định có hiệu lực thi hành ngay khi Quốc hội thông qua Nghị quyết
Về hiệu lực thi hành tại Điều 15, đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Đoàn ĐBQH TP Huế tán thành đối với thời gian Nghị quyết có hiệu lực là từ ngày 1 tháng 3 năm 2025. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, đối với lực lượng công an, hiện nay không tổ chức công an cấp huyện. Trong khi đó, theo quy định pháp luật về hình sự, lực lượng công an là cơ quan trực tiếp đầu tiên thực hiện những hoạt động tố tụng. “Nếu Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1/3 thì thời gian còn rất ngắn để các cơ quan, Viện, Tòa thực hiện công việc tiếp theo và sẽ khó có sự điều chỉnh phù hợp với việc giải thể công an cấp huyện”, đại biểu nêu rõ. Vì vậy, đại biểu Nguyễn Thị Sửu đề nghị đối chiếu với hiệu lực Nghị quyết, cần có cơ chế đặc thù riêng để phục vụ cho hoạt động tố tụng.
Đại biểu Nguyễn Thị Sửu - Đoàn ĐBQH TP. Huế.
Trong khi đó, đại biểu Trần Nhật Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An đề nghị cần quy định Nghị quyết này có hiệu lực thi hành ngay từ khi Quốc hội thông qua để tạo cơ sở pháp lý càng sớm càng tốt cho các cơ quan từ trung ương đến địa phương thực hiện việc sắp xếp và chuyển giao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. sẵn sàng đi vào hoạt động ngay từ thời điểm có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Theo quan điểm của đại biểu Trần Nhật Minh, nếu thời điểm hiệu lực của Nghị quyết này là ngày 1/3/2025 thì sẽ là muộn, chưa đáp ứng được mục đích xây dựng Nghị quyết như Tờ trình của Chính phủ đã nêu. Hơn nữa, việc quy định hiệu lực sớm của Nghị quyết này cũng phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Chính phủ về việc bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện tại Công văn số 05 ngày 12/1/2025. Theo đó, trong phần triển khai thực hiện, Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu bảo đảm ngay sau khi bế mạc kỳ họp Quốc hội, Tỉnh ủy, UBND cấp tỉnh công bố các quyết định về tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện để hoạt động ngay, không có khoảng trống pháp lý, liên tục, hiệu quả, hiệu lực.
Đại biểu Trần Nhật Minh - Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An.
Đồng tình với ý kiến nêu trên và đề xuất của Ủy ban Pháp luật về nội dung này, đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp cho rằng, nếu chờ tới ngày 1/3/2025 thì Nghị quyết mới có hiệu lực thi hành là chậm. Vì vậy, theo đại biểu, khi biểu quyết xong thì Nghị quyết có hiệu lực thi hành ngay.
(CLO) Nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 438.000 tỷ đồng, được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố kết quả một nghiên cứu vào thứ Sáu, chỉ ra mức độ thiếu nhận thức "đáng báo động" về mối liên hệ giữa rượu và ung thư.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có thông tin về tiến độ thi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Dự án sau khi hoàn thành sẽ giảm áp lực cho Quốc lộ 91, bảo đảm an toàn và giảm thiểu ùn tắc giao thông.
(CLO) Ấn Độ và Mỹ đã đạt được thỏa thuận về việc bắt đầu các cuộc đàm phán để giải quyết bế tắc thương mại và thuế quan, sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Nhà Trắng vào hôm thứ Năm vừa rồi.
(CLO) Ngày 14/2, Tỉnh Đắk Lắk khẩn trương hoàn thành việc sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị của tỉnh trước ngày 20/2, chính thức hoạt động Bộ máy cơ quan, đơn vị mới từ ngày 1/3.
(CLO) Bộ Nội vụ vừa hoàn tất dự thảo Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp, với đề xuất nhiều chính sách vượt trội về tiền lương, điều kiện làm việc, nhà ở, nghỉ dưỡng…
(CLO) Theo đại biểu Quốc hội Trần Thị Vân, từ kinh nghiệm thế giới, việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị là giải pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của xã hội, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1402/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tăng thêm số lượng Thứ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
(CLO) Khóa học ‘Kỹ năng số và an toàn Internet dành cho học sinh’ là khóa học được Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) phối hợp với một số đơn vị triển khai. Khoá học đang được mở miễn phí trên nền tảng học trực tuyến mở đại trà OneTouch.
(CLO) Tại cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ông Chey Tae Won, Chủ tịch tập đoàn SK (Hàn Quốc) đề xuất xây dựng các nhà máy điện LNG quy mô lớn tại Việt Nam, trên cơ sở đó tiếp tục phát triển các trung tâm năng lượng mới gắn với phát triển trí tuệ nhân tạo, logisctics, hydrogen, nông nghiệp thân thiện môi trường và đổi mới sáng tạo.
(CLO) Ngày 14/2 tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane.
(CLO) Chiều 14/2, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ. Đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dự và chủ trì hội nghị.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 15/2, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nhiều mây, có mưa phùn và sương mù rải rác, trưa chiều hửng nắng, trời ấm dần với độ ẩm không khí cao. Khu vực Nam Bộ chiều tối và đêm có mưa rào và dông, ngày nắng, mưa trái mùa giảm dần.
(CLO) Ngày 14/2, Tỉnh Đắk Lắk khẩn trương hoàn thành việc sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị của tỉnh trước ngày 20/2, chính thức hoạt động Bộ máy cơ quan, đơn vị mới từ ngày 1/3.
(CLO) Bộ Nội vụ vừa hoàn tất dự thảo Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp, với đề xuất nhiều chính sách vượt trội về tiền lương, điều kiện làm việc, nhà ở, nghỉ dưỡng…
(CLO) Theo đại biểu Quốc hội Trần Thị Vân, từ kinh nghiệm thế giới, việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị là giải pháp hiệu quả nhất để khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, đáp ứng nhu cầu đi lại của xã hội, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.
(CLO) Chiều 14/2, Quốc hội thảo luận ở tổ về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Tại phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp như: Cần có chính sách tài khóa và tiền tệ tổng thể để kích cầu tiêu dùng; Tận dụng tối đa nguồn tài chính trong dân...
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1402/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tăng thêm số lượng Thứ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
(CLO) Tại cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, ông Chey Tae Won, Chủ tịch tập đoàn SK (Hàn Quốc) đề xuất xây dựng các nhà máy điện LNG quy mô lớn tại Việt Nam, trên cơ sở đó tiếp tục phát triển các trung tâm năng lượng mới gắn với phát triển trí tuệ nhân tạo, logisctics, hydrogen, nông nghiệp thân thiện môi trường và đổi mới sáng tạo.
(CLO) Ngày 14/2 tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane.
(CLO) Chiều 14/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK kiêm Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại (KCCI), Hàn Quốc Chey Tae-won.
(CLO) Ngày 14/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Mục đích cao nhất là để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.