(NB&CL) Sau một tuần bão đổ bộ vào nước ta, hậu quả về môi trường mà bão số 3 (bão Yagi) để lại vẫn vô cùng nặng nề, trong đó có tình trạng ô nhiễm cao tại những nơi ngập úng, lũ quét... nếu không xử lý kịp thời sẽ dễ phát sinh dịch bệnh.
Huy động toàn lực xử lý môi trường
Hơn một tuần sau khi bão số 3 đổ bộ, nhiều địa phương đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường diện rộng sau bão khi nước bắt đầu rút. Đặc biệt tại các địa phương Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội,… những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bão.
Việc gia súc, gia cầm nhiều nơi chết hàng loạt, có trang trại chết hàng nghìn con gà, vịt, lợn, rồi bùn đất, các vật dụng ngâm trong nước lâu ngày bốc mùi gây khó chịu, môi trường ô nhiễm ảnh hưởng lớn cuộc sống người dân. Nhận thức được tầm quan trọng của việc dọn dẹp vệ sinh môi trường sau bão, các địa phương đã gấp rút ra quân để sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Tại Hưng Yên, sáng 15/9, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với thành phố Hưng Yên tổ chức Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên Nguyễn Bật Khánh cho biết, bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra những thiệt hại về cơ sở hạ tầng, cây cối, môi trường và gây ra ngập úng, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Theo ông Nguyễn Bật Khánh, thời điểm nước rút cũng chính là lúc người dân trong tỉnh phải đối mặt với ô nhiễm môi trường do các loại rác thải còn tồn đọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh dịch bệnh.
Để đảm bảo ổn định đời sống nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và thành phố Hưng Yên phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả bão số 3, qua đó kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức thành viên, hộ gia đình và nhân dân cùng tham gia dọn dẹp, thu dọn cây gãy, đổ; khơi thông cống, rãnh, kênh mương; thu gom rác thải, phun khử trùng phòng, chống dịch bệnh... Tại thành phố Hà Nội, bắt đầu từ sáng 14/9, theo chỉ đạo của UBND Thành phố, tất cả các địa phương và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội tiến hành ra quân tổng vệ sinh môi trường nhằm khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Cung ứng đủ hóa chất để làm sạch môi trường
Bộ Y tế cho biết, ngày 12/9/2024, Bộ Y tế đã xuất cấp 13 tấn hóa chất khử khuẩn môi trường (Cloramin B) từ kho phòng chống thiên tai; vận động tài trợ 1 triệu viên khử khuẩn nước Aquatabs từ Tổ chức Y tế thế giới; 200.000 viên khử khuẩn nước Aquatabs từ Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) đã chuyển về các địa phương; Bộ Y tế cũng đã đề xuất Chính phủ xuất cấp 1,76 triệu viên hóa chất khử khuẩn nước (Aquatabs) từ nguồn dự trữ quốc gia UNICEF để cho các tỉnh xử lý môi trường sau bão lũ.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, về cơ bản các địa phương ý thức cao trong việc làm sạch môi trường, nước rút đến đâu vệ sinh đến đó nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường.
Nguy cơ dịch bệnh bùng phát sau bão, lũ
Mặc dù các địa phương đã có ý thức cao để xử lý môi trường, sớm đưa cuộc sống trở lại. Tuy nhiên, nguy cơ ô nhiễm môi trường diện rộng, nguy cơ nhiều dịch bệnh bùng phát sau bão, lũ vẫn rất lớn. Đặc biệt, tình trạng mưa nắng thất thường, thời tiết biến đổi lớn trong một ngày khiến cho công việc xử lý môi trường gặp nhiều khó khăn.
Trong khi hậu quả về môi trường do bão số 3 để lại chưa được xử lý xong thì nhiều ngày qua, Hà Nội và một số tỉnh ở miền Bắc tiếp tục xảy ra mưa lớn cục bộ. Đơn cử, rạng sáng 16/9, Hà Nội đã mưa nhiều nơi gây ngập úng nhiều tuyến phố. Anh Đoàn Quang Huy ở Thanh Xuân cho biết, việc mưa ngập úng diễn ra liên tục, sau bão cây cối ngã đổ vừa dọn xong thì nay mưa lớn ngập cục bộ. “Việc xử lý môi trường rất quan trọng, tuy nhiên thời tiết thất thường, nắng gắt, mưa lớn xen kẽ khiến cho công việc trở nên khó khăn” – anh Đoàn Quang Huy chia sẻ.
Không chỉ tại Hà Nội, hiện nhiều nơi tình trạng ngập úng vẫn còn xảy ra cục bộ, nước rút nhưng xác động vật trôi nổi trên sông, ao hồ vẫn còn. Việc xử lý không thể ngày một ngày hai là xong. “Bài toán môi trường cần thiết phải tính dài hơn, không chỉ ra quân một hai ngày là sạch sẽ” – anh Đoàn Quang Huy bày tỏ quan điểm.
Trong khi bài toán môi trường đang là một thách thức lớn sau bão số 3, thì tình hình dịch bệnh cũng đang có những diễn biến phức tạp. Trong tuần qua (6/9 đến 13/9), thành phố ghi nhận 227 ca Sốt xuất huyết, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố tại 27 quận, huyện, thị xã.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội, nhận định, đánh giá dịch Sốt xuất huyết hiện đã bắt đầu bước vào giai đoạn cao điểm của dịch hàng năm (tháng 9 đến tháng 11), với điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường kết hợp mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của muỗi truyền bệnh. Đồng thời, kết quả giám sát tại một số ổ dịch vẫn ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ, dự báo số ca mắc Sốt xuất huyết sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Bên cạnh sốt xuất huyết, bác sĩ Phùng Thị Thúy Hằng, Phó trưởng Khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai lo ngại, với lượng mưa lớn gây ngập lụt, đem theo chất bẩn, độc hại, môi trường ô nhiễm là nguyên nhân gây các bệnh truyền nhiễm tại mắt, trong đó bệnh viêm kết mạc là phổ biến, có thể bùng phát thành dịch sau lũ. Viêm kết mạc sẽ gia tăng ở cộng đồng thiếu nước sạch, lứa tuổi dễ mắc các bệnh mắt thuộc 2 nhóm là trẻ em dưới 15 tuổi và người lớn trên 60 tuổi, bệnh rất dễ lây, có thể thành các vụ dịch lớn.
Cũng liên quan đến vấn đề này, Cục Y tế dự phòng đã đưa ra cảnh báo tổ chức giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trong và sau mưa lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, đặc biệt là cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn...
Có thể thấy, môi trường ô nhiễm, tiềm ẩn dịch bệnh lây lan là bài toán khó cần phải đặt ra cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Để tránh bị “thiên tai kép” cần thiết có sự chung tay của toàn xã hội trong việc xử lý môi trường, phòng bệnh nhằm hạn chế dịch chồng dịch.
Cách xử lý xác súc vật chết
Một trong những thách thức hiện nay là xử lý tình trạng xác chết động vật trôi nổi. Theo các chuyên gia, vị trí chôn xác súc vật tốt nhất là chôn ở ngoài đồng, xa các nguồn nước (ao, sông, hồ… ) ít nhất 50 m. Có thể chôn xác súc vật ở trong vườn nhưng cần lưu ý là phải cách xa các giếng nước ít nhất 30 m và phải xử lý kỹ bằng hóa chất khử trùng tẩy uế. Đảm bảo xác súc vật được vùi sâu dưới đất ít nhất 0,8 m. Chuyển toàn bộ xác súc vật và hớt một lớp đất dày 10cm chỗ xác súc vật nằm cho vào hố chôn. Đổ 2-3 kg vôi bột lên trên, hoặc phun dung dịch hóa chất khử trùng, tẩy uế (Crezin, Cloramin…) nồng độ cao (có thể tới 100mg/l Cloramin 27%) rồi lấp đất, lèn chặt. Cắm biển báo hiệu nơi chôn xác súc vật để tránh bị đào bới.
(CLO) Chiều 25/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria, bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Phu nhân Chủ tịch nước Lương Cường và bà Desislava Radeva, Phu nhân Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đã đến thăm Trường Mầm non Việt-Bun (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, chiều 25/11, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bulgaria tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng dự.
(CLO) Tại cuộc thăm, làm việc tại trụ sở tập đoàn AP Moller Maersk (Maersk), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định: Chiến lược của Maersk phù hợp với lựa chọn của Việt Nam về phát triển xanh, Net Zero, cũng như xây dựng hệ thống hạ tầng cảng biển và logistic công suất lớn, cũng như xây dựng đội tàu vận tải biển.
(CLO) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: Việt Nam mong muốn và sẵn sàng hợp tác chiến lược, lâu dài với Ericsson, Ericsson có thể đưa Việt Nam trở thành một cứ điểm hợp tác, đầu tư và là nơi thí điểm để thực hiện các ý tưởng mới, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các tập đoàn lớn khác.
(CLO) Tối 25/11, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ của Đảng ủy Khối.
(CLO) Ngày 25/11, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng cho biết, đang tạm giữ ông Bùi Đức Hiếu (SN 1981, nguyên Chủ tịch UBND phường Hàng Kênh) vì có liên quan đến ma túy
(CLO) Được đầu tư với kinh phí hơn 2.300 tỷ đồng nhưng hiện gói thầu xây lắp giá trị lớn nhất hơn 1.725 tỷ đồng của dự án hầm chui đường Vành đai 3,5 vẫn chưa tìm được nhà thầu thi công.
(CLO) Quân đội Nga đã bắt giữ một công dân Anh đang chiến đấu cùng quân đội Ukraine tại khu vực Kursk mà Ukraine chiếm đóng một phần, theo hãng thông tấn TASS đưa tin hôm 25/11, trích dẫn nguồn tin giấu tên trong lực lượng thực thi pháp luật.
(CLO) CEO TikTok Shou Chew gặp Elon Musk để tìm kiếm tư vấn đối phó thách thức tại Mỹ. ByteDance đối mặt nguy cơ cấm TikTok, trong khi nỗ lực pháp lý vẫn tiếp diễn.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, ngày 26/11, khu vực Bắc Bộ trời chuyển rét do ảnh hưởng từ không khí lạnh, trời có mưa rào rải rác. Bắc Trung Bộ có mưa rào rải rác, riêng Hà Tĩnh có mưa vừa, mưa to. Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Các khu vực khác có mưa rào và dông vài nơi; riêng Bình Định, Phú Yên từ đêm 26/11 có mưa vừa, cục bộ có mưa to đến rất to.
(CLO) Chủ tịch UBND TP HCM vừa ký Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM.
(CLO) Ban quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông Vận tải) đang mời thầu nhà đầu tư thực hiện dự án trạm dừng nghỉ Km41+500 thuộc dự án thành phần Quy Nhơn - Chí Thạnh trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành Thông tư 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.
(CLO) Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, Luật an toàn thực phẩm năm 2010 đã có nội dung, quy định không còn phù hợp với yêu cầu xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như điều kiện kinh tế-xã hội.
(CLO) Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về điều kiện thanh toán Bảo hiểm y tế, người bệnh trong cùng một ngày sau khi khám một chuyên khoa cần phải khám thêm các chuyên khoa thì từ lần khám thứ 2 chỉ tính 30% mức giá của 1 lần khám bệnh…
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.
(CLO) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai vừa phối hợp với Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 thực hiện điều tra, phỏng vấn sâu người dân vùng lũ lịch sử gây chết và mất tích nhiều người ở xã Phúc Khánh.
(CLO) Trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đã quy định các biện pháp quản lý về giá để phù hợp với Luật Giá và biện pháp đặc thù trong quản lý giá thuốc là công bố, công bố lại giá bán buôn thuốc dự kiến áp dụng đối với thuốc kê đơn.
(CLO) Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường, trong bối cảnh y học hiện đại phát triển vượt bậc, xu hướng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại ngày càng được quan tâm, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ.
(CLO) Hội chợ được kỳ vọng góp phần hình thành chuỗi giá trị liên kết giữa người nông dân nuôi trồng dược liệu, các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đồng thời, giới thiệu dược liệu, sản phẩm dược liệu đặc hữu, đặc thù của Việt Nam với quốc tế.
(CLO) Đoàn công tác của Cục Quản lý Môi trường Y tế - Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, nhằm đánh giá công tác triển khai tăng trưởng xanh và xây dựng nền y tế xanh, bền vững.
(CLO) Bệnh viện đa khoa khu vực Cù Lao Minh (huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) là cơ sở đầu tiên tại miền Tây Nam Bộ thí điểm mô hình xử lý nước lợ thành nước sạch, mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân.