Xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra tham nhũng

(CLO) Bộ Nội vụ vừa ban hành Kế hoạch số 1178/KH-BNV thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022, trong đó nêu rõ 5 nhiệm vụ cần hoàn thành tốt đối với các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Theo đó, Kế hoạch số 1178/KH-BNV của Bộ Nội vụ về thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2022 nêu rõ 5 nhiệm vụ cần hoàn thành tốt đối với các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

xu ly nghiem trach nhiem cua nguoi dung dau neu de xay ra tham nhung hinh 1

Xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra tham nhũng (ảnh minh họa).

Thứ nhất, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị và các tổ chức đoàn thể trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực bằng nhiều hình thức phong phú, hiệu quả; tổ chức sinh hoạt chuyên đề để quán triệt nội dung các văn bản về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong sinh hoạt Chi bộ. Tiếp tục tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, triển khai có hiệu quả văn bản chỉ đạo Đảng và Nhà nước và của Bộ Nội vụ về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ phải gương mẫu, quyết liệt và trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo quy định của pháp luật liên quan đến tham nhũng (nếu có). Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội của Bộ; cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế và đối ngoại về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo chỉ đạo của Chính phủ.

Xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị mình quản lý, phụ trách theo quy định. Việc bình xét thi đua, khen thưởng đối với cơ quan, đơn vị phải được đánh giá cả tiêu chí hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thứ hai, tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, công chức, viên chức; hoàn thiện, thực hiện nghiêm các quy định về công tác tổ chức cán bộ. Rà soát, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác tổ chức cán bộ; thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị.

Tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác theo quy định pháp luật và của Bộ nhằm phòng ngừa tham nhũng; thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế; cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Đẩy mạnh cải cách hành chính; xây dựng nền công vụ minh bạch, liêm chính, phục vụ; thực hiện nghiêm quy định về tặng quà, nhận quà tặng và có chế tài nghiêm khắc đối với cá nhân, tổ chức vi phạm. Tiếp tục thực hiện tốt quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.

Thứ ba, kiểm soát tài sản, thu nhập; tăng cường công khai, minh bạch trong thực thi công vụ. Thực hiện nghiêm việc kê khai, công khai, kiểm soát tài sản, thu nhập, chế độ báo cáo về kê khai, công khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật và Kế hoạch số 954/KH-BNV ngày 10/3/2021 của Bộ Nội vụ. Thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị theo quy định. Quy định các nội dung công khai, hình thức công khai tại đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ. Tiếp tục thực hiện việc trả lương qua tài khoản tại các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ.

Thứ tư, xây dựng, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; đảm bảo công khai, minh bạch nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Chủ động thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung; tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng. Giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng; chủ động ngăn ngừa, xử lý sớm các vấn đề kéo dài có thể tạo ra bức xúc, nhất là các vụ việc khiếu kiện đông người, đình công liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân. Đẩy mạnh truyền thông về công tác phòng, chống tham nhũng; công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng kết quả phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, các vi phạm và kết quả xử lý vi phạm liên quan đến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực...

 
Mới nhất

(CLO) Thứ trưởng thường trực Bộ VHTT&DL Lê Hải Bình cho biết, sắp tới sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo; trong đó, dự định tăng chế tài liên quan đến mức xử phạt hoặc cấm không cho quảng cáo, thậm chí có biện pháp hạn chế hoạt động nghệ thuật và hạn chế xuất hiện trên truyền thông, mạng xã hội đối với người nổi tiếng và các nghệ sĩ tham gia quảng cáo sai sự thật.

(CLO) Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà cho biết, khi thực hiện mô hình chính quyền hai cấp, các thủ tục hành chính trước đây được thực hiện ở cấp huyện sẽ do cấp xã trực tiếp thực hiện.

(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng khác; dệt may, da giày…; phần sản phẩm xuất khẩu vào Hoa Kỳ thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo đối mặt nguy cơ giảm kim ngạch xuất khẩu.

(CLO) Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung cho biết, Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số.

(CLO) Dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội đang được lấy ý kiến, cho phép tận dụng công trình tài sản công như trụ sở cơ quan đã di dời, cơ sở sản xuất bỏ hoang hay hạ tầng chưa sử dụng để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa.

(CLO) Về ứng phó với các chính sách của các nước, nhất là thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ tinh thần chung là không hoảng hốt, hoang mang, lo sợ mà giữ vững bản lĩnh, trí tuệ, bình tĩnh xử lý chủ động, sáng tạo, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nắm chắc tình hình, đề ra kế hoạch, giải pháp cả trước mắt và lâu dài, cả trực tiếp và gián tiếp, cả thuế quan và phi thuế quan, thương mại và phi thương mại, có cả biện pháp tổng thể, chiến lược và cả giải pháp cụ thể, có trọng điểm và diện rộng.

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng không phải là duy nhất; đồng thời đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nhanh, bền vững, xanh hóa, số hóa, dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng các mặt hàng để xâm nhập vào các thị trường khác còn nhiều tiềm năng, như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á, Mỹ La tinh, Ấn Độ, ASEAN…

(CLO) Chiều 5/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Uzbekistan Tanzila Narbaeva.

(CLO) Tối 5/4 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Tashkent, Uzbekistan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ khai mạc Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) với chủ đề “Hành động của nghị viện vì phát triển và công bằng xã hội”.

(CLO) Chiều 5/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương về hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ; triển khai thông điệp cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới.