(CLO) Theo thông tin từ Bộ TT&TT, một trong những khó khăn nhất trong việc kiểm soát và xử lý tin giả chính là đối tượng “xả rác” nhiều khi ẩn danh nên khó phát hiện, phải kết hợp cả “quét rác” và triệt phá nguồn “xả rác”; phải triển khai thường xuyên, đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau để xử lý hiệu quả.
Vì sao tin giả có nguồn "đất sống" dồi dào?
Nội dung thông tin trên các trang mạng, trang thông tin điện tử, nền tảng trực tuyến hiện nay được cung cấp bởi hai nguồn: Thứ nhất từ tổ chức, cá nhân trong nước, có nguồn gốc rõ ràng, được Bộ TT&TT cấp phép/hoặc không phải cấp phép hoạt động. Các trang này phần lớn đều tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Thứ hai từ các trang tin không rõ nguồn gốc, có tên miền quốc tế, đặt máy chủ tại nước ngoài cung cấp thông tin bằng tiếng Việt, cũng như từ các mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam, trong đó Facebook, Youtube, TikTok là các mạng xã hội có nhiều người Việt Nam sử dụng nhất.
Theo đại diện Bộ TT&TT, tin giả, thông tin xấu độc chủ yếu xuất hiện và lan truyền trên các trang mạng xã hội nước ngoài. Nguyên nhân chính là do các mạng xã hội này luôn tìm cách né tránh không thực hiện ngăn chặn tin giả, thông tin xấu độc khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng Việt Nam.
Bên cạnh đó, một bộ phận người sử dụng mạng xã hội vẫn còn suy nghĩ không gian mạng là ảo, là “vô danh”, sẽ không bị phát hiện, xử lý nên tự do “xả rác” - tự do phát ngôn, đăng tải thông tin lên mạng thiếu kiểm soát, thậm chí vi phạm pháp luật.
Tin giả, thông tin xấu độc phát tán thì nhanh nhưng việc xử lý, ngăn chặn của các mạng xã hội xuyên biên giới thì vẫn chậm, nên những thông tin vi phạm pháp luật này tồn tại lâu, ảnh hưởng trên phạm vi rộng ở mạng xã hội xuyên biên giới. Bên cạnh đó, việc quản lý, kiểm tra, rà soát để phát hiện tin giả, thông tin xấu độc còn gặp nhiều khó khăn do liên quan đến nhiều lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, xã hội đến nghệ thuật, văn hóa…
Việc thiếu sự chủ động trong công tác phối hợp phát hiện, xác minh nội dung vi phạm giữa các bộ, ngành, địa phương gây mất nhiều thời gian. Nhiều thông tin không được kịp thời xác minh, dẫn đến một số tin giả, thông tin sai sự thật được phát tán, lan truyền rộng rãi.
Thời gian qua, Bộ TT&TT đã quyết liệt thực hiện nhiều biện pháp đấu tranh nhằm ngăn chặn kịp thời nguồn thông tin vi phạm, cũng như xử lý nghiêm các đối tượng phát tán tin giả, thông tin vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Tuy nhiên, theo đại diện Bộ TT&TT, khó khăn hiện nay trong việc xử lý tin giả là việc xác minh tin đồn là tin giả hay tin có căn cứ. Việc các cơ quan chức năng có liên quan xác minh và cung cấp thông tin càng chậm là cơ hội cho tin giả tồn tại và phát tán rộng, gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế, xã hội, an ninh trật tự và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những tổ chức, cá nhân.
Nhiều dịch vụ và phương thức cung cấp nội dung mới phát sinh trên mạng như livestream trên các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới, phát tán nhanh, khi có vi phạm về nội dung thì mức độ ảnh hưởng lớn, gây bức xúc trong xã hội trong khi việc yêu cầu ngăn chặn, gỡ bỏ theo quy trình mất thời gian. Ngoài ra, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bị ảnh hưởng trực tiếp thường rất ít phản ánh, khiếu nại tới cơ quan chức năng hoặc khởi kiện theo quy định dẫn đến không đủ căn cứ để xử lý vi phạm.
Sẽ định danh người dùng mạng xã hội
Theo TS Đỗ Anh Đức - Trưởng bộ môn đa phương tiện - Viện đào tạo Báo chí và Truyền thông (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn), tin giả là tin ẩn danh nhưng có thể bằng các biện pháp nghiệp vụ để truy ra nguồn gốc tung tin, và những người phát tán nó. Đã có nhiều trường hợp kẻ tung tin giả và người phát tán bị xử lý. Vấn đề là với một không gian rộng lớn như mạng xã hội, hàng ngày có không biết bao nhiêu thứ thông tin được đẩy ra, trong đó có không ít tin giả, thì sẽ khó cho lực lượng an ninh mạng để theo dõi, truy dấu và xử lý".
TS Đỗ Anh Đức cho biết, để xử lý một trường hợp tung tin giả hoặc phát tán tin giả trên mạng xã hội không đơn giản, đòi hỏi thời gian, lập vi bằng, tập hợp hồ sơ, chứng cứ. Cho nên thường chúng ta thấy các vụ việc nghiêm trọng, liên quan đến an ninh chính trị hoặc gây bức xúc dư luận, nổi cộm thì sẽ được ưu tiên xử lý. Nhưng đó chưa phải là tất cả, còn rất nhiều tin giả trôi nổi tràn lan, mà có thể mức độ gây hại tới cộng đồng không nghiêm trọng bằng.
Tin giả gần là thứ cỏ dại phát sinh trên không gian rộng lớn, không giới hạn của mạng xã hội. Tất cả các biện pháp, chế tài là cần thiết, nhưng tất nhiên chúng ta cố gắng hạn chế, kiểm soát, tránh để cho tin giả lây lan và gây hại. Còn để nói rằng xóa bỏ nạn tin giả thì không dễ.
"Gần đây, Bộ TT&TT cũng đang biên soạn cẩm nang nhận diện và phòng chống tin giả - đó là điều cần thiết. Nhưng tôi muốn nói đến vai trò của cộng đồng, không có gì hơn là sức mạnh từ sự tự giác của cộng đồng. Muốn vậy, cần truyền thông để những người sử dụng mạng xã hội hiểu rằng, ngăn chặn tin giả không phải chỉ là trách nhiệm của cơ quan chức năng mà còn là ứng xử văn minh và khôn ngoan của chính chúng ta, vì ai cũng có tiềm năng trở thành nạn nhân của tin giả bất cứ lúc nào", TS Đỗ Anh Đức nhận định.
Theo đại diện Bộ TT&TT, thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ những giải pháp nhằm quản lý hiệu quả các nền tảng xuyên biên giới, nhất là nền tảng mạng xã hội, quảng cáo, kho ứng dụng. Đặc biệt, sẽ tiến hành định danh người sử dụng và cân bằng tỷ lệ người sử dụng với mạng xã hội nước ngoài.
Vừa qua, tại phiên chất vấn ở Quốc hội, trả lời các chất vấn của Đại biểu Quốc hội Lê Thị Song An (Long An) và Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (Phú Yên) về các giải pháp căn cơ, hiệu quả trong cuộc chiến chống tin giả, tin xấu độc, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, các thông tin xấu giống như không khí, khi tin xấu lan tỏa nhiều tức là không khí bị vấy bẩn. Việc ngăn chặn thông tin xấu độc có nhiều khó khăn khi lực lượng chuyên trách là Bộ TT&TT, Bộ Công an còn mỏng. Trong khi một người Việt Nam hiện có nhiều tài khoản khác nhau trên mạng xã hội.
“Chúng ta đã nâng tầm xử lý tin giả từ mức Thông tư lên Nghị định. Trong đó, quy định rõ hành vi, trách nhiệm của các bên liên quan và thời gian mà nhà mạng phải hạ thông tin sai sự thật xấu độc từ 48 tiếng xuống 24 tiếng, có những thông tin đặc biệt là trong 3 tiếng”, Bộ trưởng nói.
Mức phạt về đưa thông tin giả ở Việt Nam đã tăng lên 3 lần nhưng chỉ bằng khoảng 1/10 so với các nước ASEAN. Do đó, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục đề nghị Chính phủ xem xét đưa mức xử phạt lên mức răn đe, ít nhất cũng ngang bằng mức trung bình của các nước trong khu vực.
Về giải pháp căn cơ, việc quản lý ở thế giới thực ra sao thì lên không gian mạng cũng phải như vậy. Các Bộ, ngành, địa phương quản lý lĩnh vực nào thì sang không gian mạng cũng phải quản lý thông tin đó. Sau đó là các doanh nghiệp, nhà trường, thậm chí từng gia đình. Chỉ khi toàn bộ xã hội vào cuộc, chúng ta mới giải quyết được căn cơ các vấn đề trên không gian mạng.
Bộ TT&TT đã đề xuất Bộ GD&ĐT đưa thông tin kỹ năng số vào đào tạo từ sớm để tạo ra sức đề kháng trên mạng. Bộ cũng có hệ thống giám sát thông tin mạng quốc gia nhằm chủ động rà quét, gỡ thông tin xấu độc, sau đó mới đến câu chuyện toàn dân tham gia ngăn chặn, chống lại thông tin giả mạo, xấu độc. “Chúng tôi cho rằng không gian mạng của chúng ta, vì vậy mỗi chúng ta cần có trách nhiệm làm không gian đó lành mạnh”, Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
(CLO) Tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc lũy kế 10 tháng năm 2024 đạt xấp xỉ 3 tỷ USD. Trong đó, xe nhập khẩu từ Trung Quốc tăng bằng lần, xe Thái Lan và Indonesia nhích nhẹ.
(CLO) Còn hơn 1 tháng nữa mới tới giáng sinh, nhưng những ngày này phố Hàng Mã đã “thay áo mới” lung linh sắc màu của những đồ chơi, phụ kiện trang trí bắt mắt
(CLO) CTCP Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (Mã: HTL) ghi nhận doanh thu sụt giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận vẫn được cải thiện do cắt giảm các chi phí. Công ty vừa chốt tạm ứng cổ tức tiền mặt tỷ lệ 35% cho cổ đông.
(CLO) Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đan Phượng (TP Hà Nội) đã mở thầu gói thầu số 07: Thi công xây dựng công trình và đảm bảo an toàn giao thông, thuộc Dự án "Xây dựng tuyến đường Tây Thăng Long".
(CLO) Theo thông báo của công tố viên Mỹ, tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani, một trong những người giàu nhất thế giới, bị truy tố ở New York với cáo buộc hối lộ hơn 250 triệu USD cho giới chức Ấn Độ.
(CLO) Lực lượng Hệ thống Không người lái của Ukraine vào ngày 21/11 đã công bố đoạn video cho thấy một cuộc tấn công vào một sở chỉ huy của Nga gần làng Maryino ở Tỉnh Kursk.
(CLO) Liên hoan ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định là một thương hiệu quốc gia trong các liên hoan về nghệ thuật ca múa nhạc ở Việt Nam.
(CLO) Android 16 mang đến tính năng "Even Dimmer" giúp làm mờ màn hình hiệu quả hơn, bảo vệ mắt vào ban đêm, cùng với các cải tiến về quyền riêng tư và âm thanh.
(CLO) Hôm thứ Năm, Đảng viên Cộng hòa Matt Gaetz đã rút tên khỏi danh sách ứng viên Tổng chưởng lý của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, sau khi phải đối mặt với các cáo buộc về hành vi trong quá khứ.
(CLO) Nga sẽ sử dụng doanh thu từ tài sản bị đóng băng của các nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1.
(CLO) Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam vừa phối hợp với Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, tổ chức hội thảo 'Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng'.
(CLO) Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (Sở VH-TT) chỉ đạo các đơn vị phối hợp sắp xếp lại cơ sở vật chất để đảm bảo tổ chức các chương trình nghệ thuật, phục vụ chính trị và nhu cầu giải trí của người dân.
(CLO) Tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm cho biết chiến tranh Ukraine đang leo thang thành một cuộc xung đột toàn cầu sau khi Mỹ và Vương quốc Anh cho phép Ukraine tấn công Nga bằng vũ khí tầm xa của họ, đồng thời cảnh báo phương Tây rằng Nga có thể đáp trả.
(CLO) Ngày 4/11, Cục An toàn thông tin cho biết, công ty an ninh mạng Barracuda Networks (Hoa Kỳ) mới đây đã có cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo giả mạo tập đoàn công nghệ Open AI, đánh cắp thông tin cá nhân của những người sử dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo ChatGPT.
(CLO) Trong quá trình làm việc với cơ quan Công an, đại diện công ty thẩm mỹ thừa nhận do thiếu hiểu biết nên đã đăng tải nội dung sai sự thật về việc công an xăm mình lên kênh TikTok để thu hút tương tác.
(CLO) Chiến dịch được triển khai trên diện rộng phối hợp với các bộ ban ngành từ trung ương tới địa phương, các doanh nghiệp an toàn thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tuyến, nền tảng mạng xã hội và các cơ quan báo chí, truyền thông trên cả nước.
(CLO) Do bức xúc vì lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tiến hành dừng xe kiểm tra thủ tục hành chính vào tối ngày 25/9 nên ngày 27/9/2024, thông qua tài khoản Facebook "Võ Tường", V.V.T đã đăng tải nội dung xúc phạm lực lượng CSGT thị xã Kỳ Anh.
(CLO) Ngày 16/9, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Thái Nguyên ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mức 7,5 triệu đồng về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định của pháp luật, đối với anh P.P.T.G. (sinh năm 1984, ở xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai).
(CLO) Trong những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có mưa to gây ngập lụt tại nhiều khu vực trên địa bàn. Bên cạnh những thông tin tích cực, khẩn trương từ các cơ quan báo chí, cũng xuất hiện nhiều thông tin không đúng sự thật nhằm câu view, câu like.
(CLO) Trả lời nội dung liên quan đến xử lý tin giả trong thời điểm bão số 3 tại họp báo thường kỳ Bộ Thông tin và Truyền thông, chiều 13/9, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử cho biết: Cần xác thực thông tin qua các nguồn chính thống; xác minh từ chính quyền địa phương..., nếu không sẽ vô hình trung trở thành người phát tán các thông tin giả.
(CLO) "Tôi luôn tin rằng, sự thật và lòng tin giữa cộng đồng là sức mạnh lớn để chúng ta cùng bước qua những thử thách khắc nghiệt nhất của thiên nhiên", PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội nhấn mạnh điều đó trong cuộc trò chuyện cùng Báo Nhà báo và Công luận xung quanh việc vô số tin giả xuất hiện trong cơn bão số 3 cũng như lũ lụt hiện nay.