(NB&CL) “Làm quyết liệt là chúng ta thắng” - đó là thông điệp mạnh mẽ nhất được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang gửi gắm tại cuộc họp Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia ngày 19/9 vừa qua.
Cùng với đó, đại diện Cục Cảnh sát giao thông cũng cho biết, việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn là xuyên suốt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.
Ngày 23/9/2023, các Tổ công tác của Cục Cảnh sát giao thông (C08, Bộ Công an) đã phối hợp với Công an 5 địa phương trực tiếp kiểm soát phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn các tỉnh: Bắc Giang, Đắk Lắk, Trà Vinh, Nghệ An, Hà Tĩnh kiểm soát, phát hiện, xử lý 199 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn và 1 trường hợp không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn. Đáng chú ý, trong các trường hợp vi phạm có nhiều trường hợp khai nhận là phóng viên, nhà báo (có trường hợp xuất trình thẻ nhà báo cho tổ công tác) và cán bộ công chức.
Cà Mau đã tổ chức sự kiện đi bộ kêu gọi “Đã uống rượu, bia – không lái xe” thu hút gần 1.000 đoàn viên, thanh niên, học sinh và nhân dân tham gia. Ảnh: Huỳnh Anh/TTXVN
Không biết tự bao giờ, đã sinh ra kiểu xin xỏ, thậm chí có thể gọi là “thói quen”, là “lệ xin xỏ” khi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, cố tình trì hoãn không ký vào biên bản xử phạt, năn nỉ xin tha, viện lý do này nọ, gọi điện thoại cầu cứu người quen… Điều nguy hiểm là thói quen ấy, cái lệ ấy, đã dần ngấm vào tư duy nhiều người (mà nếu thành thật soi lại có lẽ có cả người viết là tôi), xem đó là chuyện đương nhiên nên làm, phải làm khi vướng tình huống vi phạm giao thông.
Mà điều nguy hiểm nữa là báo chí càng nói, càng phê phán, cơ quan chức năng càng khuyến cáo, càng tuyên truyền, thì thói quen xin xỏ khi vi phạm giao thông không những không bị từ bỏ, không giảm bớt mà còn ngày càng phổ biến. Nhất là khi có những quy định về xử lý vi phạm nồng độ cồn, với mức phạt vi phạm tăng lên rất cao, đến mức hàng chục triệu đồng và treo bằng nhiều tháng, vấn nạn này có vẻ ngày càng phổ biến.
Sự nguy hiểm của cái lệ này, như nhìn nhận của ThS Trần Nam - Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM: Điều này đang gây nên những hậu quả như: Pháp luật không được thực thi triệt để, trở thành không gian mà những mối quan hệ cá nhân, xã hội chi phối theo hướng đảm bảo lợi ích nhóm thay vì lợi ích chung của cộng đồng, quốc gia. Nó cũng là một biểu hiện của sự thách thức luật pháp không đáng được cổ súy trong xã hội pháp quyền.
Thêm nữa là gây khó khăn trong việc thực thi công vụ của đội ngũ thừa hành, cụ thể là CSGT. Về lâu dài nếu điều này còn tái diễn thì quyền lực nhà nước sẽ dần giảm sức mạnh, giảm đi tính nghiêm minh. Cuối cùng nó sẽ dẫn đến một nhận thức phổ biến trong người dân là: Có nhiều điều có thể chi phối pháp luật và không việc gì họ phải thượng tôn pháp luật như tinh thần mà mỗi công dân cần có.
Người xưa có câu “thuốc đắng dã tật”, thực tế việc đảm bảo trật tự an toàn, giao thông tới nay cho thấy, điều này là hoàn toàn chính xác. Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, sau thời gian thực thi, dù vẫn còn hiện tượng xin xỏ như đã nói nhưng Nghị định 100 /2019/NĐ-CP về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông với những biện pháp áp đặt quyết liệt, đã cho thấy những hiệu quả đáng kể.
Ngay trong năm đầu được thực hiện, Nghị định 100/2019/NĐ-CP có tác dụng lớn trong việc kéo giảm số vụ tai nạn giao thông. Theo thống kê, năm 2020 trên cả nước đã xảy ra 14.510 vụ tai nạn giao thông, giảm sâu về cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết và số người bị thương). Đây là năm đầu tiên trong thời gian dài số người bị chết vì tai nạn giao thông ở nước ta giảm xuống dưới 7.000 ca.
Thành công của Nghị định 100 /2019/NĐ-CP cho thấy văn hóa giao thông xuống cấp lâu nay, ngoài câu chuyện ý thức kém khi chấp hành pháp luật và cách ứng xử của người tham gia giao thông mà còn là ở việc thực thi pháp luật không nghiêm. Thế nên, nói như Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: “Trong câu chuyện xử lý vi phạm giao thông, làm quyết liệt là chúng ta thắng”. Cụ thể, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các lực lượng chức năng quyết liệt hơn trong việc tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm trật tự an toàn giao thông vì thực tiễn cho thấy cứ “làm quyết liệt là chúng ta thắng”.
Kiểm tra nồng độ cồn tài xế xe ôtô tại vòng xoay Tượng đài Chiến Thắng, thành phố Phan Thiết. Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN
Điều đáng mừng là sau Nghị định 100 /2019/NĐ-CP, sự quyết liệt ấy ngày càng được thể hiện ở mức rất cao. Thủ tướng Chính phủ từng có Công điện nhấn mạnh, vẫn còn tình trạng có một số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước vi phạm nồng độ cồn điều khiển phương tiện gây tai nạn giao thông. Cần có biện pháp xử lý nghiêm đối với cá nhân, tập thể vi phạm. Thời gian gần đây, thực hiện mệnh lệnh của lãnh đạo Bộ Công an, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã và đang kiểm tra, xử lý quyết liệt vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn.
Theo đại diện Cục Cảnh sát giao thông, việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đặc biệt là vi phạm về nồng độ cồn một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông là xuyên suốt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Ngoài xử lý theo quy định, lực lượng Cảnh sát giao thông còn gửi thông báo về đơn vị công tác đối với các cá nhân vi phạm là cán bộ, đảng viên để kiểm điểm, xử lý theo quy định của Đảng, của cơ quan.
Đại tá Trần Đình Nghĩa - Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội chia sẻ với báo chí rằng, thời gian tới, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội sẽ tiếp tục duy trì và bám sát chỉ đạo của Bộ Công an, của thành phố Hà Nội, xử lý nghiêm minh, đặc biệt sẽ có văn bản gửi các cơ quan khi kiểm tra phát hiện cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông. Đối với các trường hợp có hành động chống đối, cản trở, nếu cấu thành tội phạm, các lực lượng chức năng sẽ tiến hành xử lý hình sự theo đúng quy định.
Thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến “quy tắc hai không”: “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đã phát huy “sức công phá mạnh mẽ” trong công cuộc phòng chống tham nhũng tiêu cực. Vì thế, hoàn toàn có thể tin rằng khi “quy tắc hai không”: “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” tiếp tục được áp dụng nghiêm minh trong xử lý vi phạm giao thông, những nỗi đau khôn cùng do tai nạn giao thông mới có thể vơi bớt.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi họp báo định kỳ Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho biết, Uỷ ban này đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với tổng số tiền 80 triệu đồng.
(CLO) TP. HCM hạn chế giao thông nhiều tuyến đường để phục vụ quá trình lắp đặt, vận hành trận địa pháo lễ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Chính phủ Mỹ vừa ban hành lệnh cấm gây chú ý: cấm toàn bộ nhân viên chính phủ đang làm việc tại Trung Quốc có quan hệ tình cảm hoặc tình dục với công dân nước sở tại.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức hội nghị cho ý kiến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II và một số nội dung quan trọng khác.
(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.
(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.
(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.
(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.
(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.
(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa giao Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tài sản số, tiền kỹ thuật số ngay trong tháng 3 này. Việc có một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.