Xuất cấp hơn 4300 tấn gạo hỗ trợ 3 tỉnh bị thiên tai, mưa lũ: Không để đồng bào miền Trung thiếu lương thực

Chủ nhật, 22/11/2020 08:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thủ tướng quyết định xuất cấp hơn 4.300 tấn gạo hỗ trợ các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An và Bình Định để hỗ trợ cứu đói cho nhân dân vùng bị thiên tai, mưa lũ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 4.303,465 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Hà Tĩnh 3.000 tấn gạo, Nghệ An 303,465 tấn gạo và Bình Định 1.000 tấn gạo để hỗ trợ cứu đói cho nhân dân vùng bị thiên tai, mưa lũ.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm về thông tin và số liệu báo cáo. UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Bình Định tiếp nhận và sử dụng số gạo được cấp bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, định mức theo quy định.

UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo cụ thể số hộ, số khẩu cần hỗ trợ và kết quả việc thực hiện cứu trợ gửi các Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tài chính để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định điều chỉnh kịp thời, đúng số lượng gạo cứu trợ theo quy định.

Thủ tướng cũng có chỉ đạo các bộ ngành, địa phương liên quan khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 9, giúp người dân ổn định cuộc sống.

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tìm kiếm những người còn mất tích, nhất là tại các khu vực sạt lở ở tỉnh Quảng Nam và các ngư dân còn mất liên lạc của tỉnh Bình Định. Đồng thời, tập trung chăm lo, bảo đảm cuộc sống cho người dân, không được để người dân không có chỗ ở, thiếu đói, bệnh tật.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Y tế, khẩn trương xử lý đề nghị của các địa phương về việc hỗ trợ vắc xin, hóa chất khử trùng chăn nuôi và thủy sản, thuốc y tế; hỗ trợ giống cây trồng khôi phục lại sản xuất...

Trước đó, trong tháng 10 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhiều lần ra Quyết định xuất cấp gạo không thu tiền cho 4 tỉnh miền trung là: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam để hỗ trợ khắc phục thiệt hại do mưa lũ, thiên tai.

Cách đây vài ngày, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1815/QĐ-TTg về việc tạm cấp kinh phí hỗ trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh miền Trung.

Theo đó, bổ sung kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2020 cho 3 địa phương là: Quảng Nam 20 tỷ đồng (để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Tây Giang), Thừa Thiên-Huế 20 tỷ đồng (để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Phong Điền), Quảng Trị 40 tỷ đồng (để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn huyện Hướng Hóa và huyện Đắk Krông).

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu UBND các tỉnh: Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị căn cứ tình hình thực tế tại địa phương để phân bổ, quản lý sử dụng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ, chủ động sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để cùng với nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, thực hiện các cơ chế, chính sách an sinh xã hội và khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời, đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng chế độ quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan; Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách, sử dụng sai mục đích, tham nhũng, lãng phí.

Ngoài ra, theo Quyết định này, Thủ tướng yêu cầu UBND 3 tỉnh, khi kết thúc mùa lũ, kiểm tra, tổng hợp số liệu thiệt hại do thiên tai, kết quả thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn; các chính sách an sinh xã hội và khắc phục hậu quả thiên tai gửi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai để xem xét quyết định mức hỗ trợ chính thức từ ngân sách Trung ương cho ngân sách từng địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (PCTT), kể từ đầu tháng 10 đến nay, các khu vực miền Trung nước ta đã phải hứng chịu những trận mưa bão lớn, gây ra lũ lụt và sạt lở đất, làm ít nhất 174 người thiệt mạng và hàng nghìn người phải sơ tán; hơn 7,7 triệu người sống ở 9 tỉnh bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Mực nước ở một số khu vực đã đạt mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ.

Các cơn bão cũng đã làm hư hại cơ sở hạ tầng quan trọng như: đường giao thông, hệ thống điện khiến nhiều huyện, xã bị cô lập; chính quyền, người dân gặp nhiều khó khăn khi hỗ trợ.

Cả hệ thống chính trị trong việc phòng, chống, ứng phó và cứu trợ đồng bào vùng lũ lụt. Ngày 5/11, Chính phủ ban hành Nghị quyết 165 về việc hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại nặng về nhà ở do thiên tai gây ra trong tháng 10/2020 trên địa bàn một số địa phương miền Trung và Tây Nguyên gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum. Cụ thể, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng/hộ đối với nhà bị sập, đổ, trôi hoàn toàn; tối đa 10 triệu đồng/hộ đối với nhà bị hư hỏng nặng.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy, khôi phục sản xuất nông nghiệp, tạo sinh kế cho đồng bào miền Trung sớm ổn định cuộc sống. Theo thống kê, để khôi phục sản xuất nông nghiệp sau lũ, các tỉnh miền Trung đang cần hỗ trợ 5.600 tấn giống lúa, 225 tấn giống ngô, 44,2 tấn hạt rau giống; cùng với đó là 560.000 liều vắc xin, 140.000 lít và 105 tấn hóa chất khử trùng.

Không chỉ vậy, tình hình bão lũ ở miền Trung cũng nhận được sự quan tâm của nhiều nước cũng như các tổ chức trên thế giới. Thông qua Cơ quan Hỗ trợ Phát triển và Hợp tác Thụy Sỹ, Chính Phủ Thụy Sỹ trao khoản cứu trợ khẩn cấp trị giá 300.000 Franc Thụy Sỹ (tương đương 7,6 tỉ đồng) tới những người bị ảnh hưởng bởi đợt lũ lụt kinh hoàng do các cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Miền Trung Việt Nam đầu tháng 10 gây ra. Hay như Chính Phủ Australia đã cam kết viện trợ thêm 2 triệu đô la Úc nhằm hỗ trợ Việt Nam ứng phó với các tác động của lũ lụt và sạt lở kéo dài và trên diện rộng tại các tỉnh miền Trung Việt Nam. Đây là khoản viện trợ bổ sung, bên cạnh 100 nghìn đô la Úc đã cam kết trước đó cho những nỗ lực ứng phó khẩn cấp ban đầu.

Cùng với sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước và Chính phủ, các tầng lớp Nhân dân, kiều bào và các tổ chức nước ngoài đã có nhiều việc làm thiết thực khắc phục hậu quả lũ lụt, hỗ trợ đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn.

PV

Tin khác

Nam Định: Phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

Nam Định: Phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Ngày 8/5, Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024; gặp mặt đoàn viên, người lao động có thành tích trong lao động sản xuất và doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động.

Đời sống
Ứng cứu kịp thời 7 ngư dân khi tàu cá bốc cháy trên biển Quảng Bình

Ứng cứu kịp thời 7 ngư dân khi tàu cá bốc cháy trên biển Quảng Bình

(CLO) Ngày 8/5, Đồn Biên phòng Nhật Lệ thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, một tàu cá của ngư dân tỉnh này đã bị bốc cháy, khi đang đánh bắt trên biển vào tối qua, rất may 7 ngư dân đã được ứng cứu kịp thời.

Đời sống
Chia sẻ của những chàng trai, cô gái khối Công an tham gia Lễ kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

Chia sẻ của những chàng trai, cô gái khối Công an tham gia Lễ kỷ niệm 70 chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Trong lễ diễu binh diễn ra vào ngày 7/5 tại Điện Biên, các chàng trai, cô gái của khối Cảnh sát, Công an, An ninh đã gây ấn tượng mạnh và nhận được nhiều tình cảm của người dân.

Đời sống
Nam Định: Tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Nam Định: Tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

(CLO) UBND tỉnh Nam Định vừa có công văn về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.

Đời sống
Bắc Ninh: Phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh không còn hộ nghèo

Bắc Ninh: Phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh không còn hộ nghèo

(CLO) Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 3.422 hộ nghèo tương ứng 8.762 người, chiếm tỷ lệ 0,92% dân số; có 2.500 người trong độ tuổi nhưng không có khả năng lao động. Địa phương đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh không còn hộ nghèo.

Đời sống