Xuất khẩu Trung Quốc tăng kỷ lục khi nhu cầu tiêu dùng át cả khủng hoảng điện năng

Thứ năm, 14/10/2021 13:37 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vượt xa các dự báo kinh tế, tỷ lệ xuất khẩu của Trung Quốc đã đạt mức cao kỷ lục 305,7 tỷ USD - tăng vượt trội 28,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ mới vào tháng 9 khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh mẽ trước những dịp nghỉ lễ cuối năm sắp tới, đồng thời mức giá cả tăng cao cũng đánh bại những ảnh hưởng tiêu cực mà cuộc khủng hoảng điện năng gây ra cho Trung Quốc.

xuat khau trung quoc tang ky luc khi nhu cau tieu dung at ca khung hoang dien nang hinh 1

Container hàng hóa ở Trung Quốc. Ảnh: Qilai Shen, Bloomberg.

Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy hôm thứ 4, xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này đã tăng 28,1% tính theo đồng USD trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái để đạt mức 305,7 tỷ USD.

Các chỉ số này đã đánh bại dự đoán của các nhà kinh tế về mức tăng 21,5%. Tuy nhiên, nhập khẩu lại tăng trưởng chậm lại còn 17,6%, dưới mức 20,9% dự báo của các nhà kinh tế, khiến thặng dư thương mại là 66,8 tỷ USD.

Jian Chang, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Barclays Plc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên Bloomberg TV rằng: “Xuất khẩu của Trung Quốc là động lực thúc đẩy nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, giúp bù đắp chi tiêu trong nước vốn đang yếu kém. Nhu cầu của người dân đối với hàng hóa do Trung Quốc sản xuất vẫn tăng mạnh trước kỳ nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài một tuần của Trung Quốc vào đầu tháng 10 và khi người mua tăng cường đơn đặt hàng trước mùa mua sắm truyền thống cuối năm".

Các nhà kinh tế của Nomura Holdings Inc. cũng chỉ ra rằng giá bán tăng là một lý do giúp số lượng xuất khẩu tăng mạnh hơn. Họ ước tính rằng giá sản phẩm công nghiệp cao hơn có thể đã đóng góp hơn 5 điểm phần trăm vào đà tăng trưởng xuất khẩu.

Li Kuiwen, phát ngôn viên của cục hải quan, cho biết tăng trưởng thương mại quý 4 có thể chậm lại do cơ sở so sánh cao hơn so với một năm trước và các vấn đề hậu cần.

Ông nói: “Một số tuyến đường giao thông mất cân đối cung cầu. Chúng tôi đang theo dõi tình hình một cách chặt chẽ.”

Tăng trưởng xuất khẩu dự kiến sẽ chậm lại vào tháng trước sau khi tình mất điện buộc các nhà máy ở một số tỉnh phải đóng cửa. Từ các nhà máy luyện nhôm đến các nhà sản xuất hàng dệt may và các nhà máy chế biến đậu tương, các nhà máy đã được lệnh ngừng hoạt động hoặc đóng cửa hoàn toàn, một phần do thiếu than và giá tăng cao.

Li nói rằng, cơ quan hải quan đang theo dõi chặt chẽ tác động của việc tăng giá sản phẩm năng lượng và nguyên liệu đối với thương mại và sẽ đưa ra kết luận sau đó.

Nhu cầu tăng cao trên toàn cầu đối với hàng hóa Trung Quốc cũng có thể bắt đầu giảm bớt sau khi người mua tải trước các đơn đặt hàng vào dịp Giáng sinh của họ. Các chỉ số theo dõi các đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong cả chỉ số của các nhà quản lý mua hàng chính thức và PMI của Caixin đều suy yếu hơn nữa trong tháng 9.

Tăng trưởng nhập khẩu giảm do nhu cầu trong nước suy yếu. Sự suy thoái trong lĩnh vực bất động sản đã đè nặng lên nền kinh tế và giá một số mặt hàng giảm. Khối lượng nhập khẩu quặng sắt giảm xuống 95,6 triệu tấn từ mức 97,5 triệu tấn trong tháng trước, trong khi nhập khẩu than và khí đốt tăng trong tháng nhằm đối phó với tình trạng thiếu điện.

Theo Raymond Yeung, nhà kinh tế trưởng của Greater China tại Australia & New Zealand Banking Group Ltd.,: “Các số liệu xuất khẩu không thể bù đắp được sự suy giảm của nền kinh tế trong nước. Trung Quốc sẽ cần phải vượt qua những hạn chế về nguồn cung trên một số mặt, đặc biệt là tình trạng thiếu điện ”.

Julian Evans-Pritchard, chuyên gia kinh tế cấp cao về Trung Quốc tại Capital Economics Ltd., cho biết trong một lưu ý rằng: “Nhập khẩu của quốc gia này sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới, trong bối cảnh xây dựng bất động sản chậm lại và giá hàng hóa giảm.”

Huy Hoàng (Theo Bloomberg)

Bình Luận

Tin khác

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô