Xuất khẩu Trung Quốc thích ứng nhanh trong đại dịch

Thứ bảy, 25/07/2020 14:27 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thị phần xuất khẩu của Trung Quốc đã mở rộng trong đại dịch. Nghe có vẻ khó tin nhưng điều này lại có thực. Trong khi phần còn lại của thế giới đang gặp khó khăn trong xuất khẩu do ảnh hưởng của Covid-19, thì các nhà xuất khẩu tại Trung Quốc đã nhanh nhạy tìm ra lối đi mới.

Hai nữ công nhân đang livestream giới thiệu sản phẩm ngay tại xưởng sản xuất. Ảnh: PA

Hai nữ công nhân đang livestream giới thiệu sản phẩm ngay tại xưởng sản xuất. Ảnh: PA

Thông thường khoảng 200.000 khách hàng từ mọi quốc gia sẽ đổ về Hội chợ Canton, triển lãm thương mại lớn nhất thế giới diễn ra thường niên tại Trung Quốc.

Nhưng năm nay, do sự ảnh hưởng của đại dịch, hội chợ đã được tổ chức hoàn toàn trực tuyến, diễn ra trong mười ngày và kết thúc vào ngày 24/6.

Mặc dù không có các cuộc gặp gỡ trực tiếp nhưng hội chợ ảo là minh chứng cho sức mạnh nền sản xuất của Trung Quốc. Khoảng 25.000 nhà triển lãm đã tổ chức phát trực tuyến, đa phần là từ các nhà máy của mình, đồng thời trò chuyện với bất kỳ ai quan tâm đến sản phẩm.

Trong số họ có thể kể đến như Wen Li, một quản lý trẻ tuổi, đã giới thiệu máy cắt cỏ tự động Z-Green trong âm thanh rộn ràng của khu vực sản xuất.

Còn Sherry, một quản lý của My Dinosaurs, bước xung quanh những bộ xương giả khi cô giới thiệu những quái thú hoạt hình của công ty mình.

Hay như Joy, một nhân viên bán hàng của PK Cell, ngồi phía sau những dãy pin lithium có thể sạc lại, giải thích nguyên lý hoạt động của 23 dây chuyền sản xuất tự động của hãng.

Hội chợ cứ thế diễn ra, nơi đây có những công ty sản xuất xe máy và ô tô điện, máy pha cà phê và máy làm sữa, đồ chơi cho chó và thiết bị cho chim ruồi ăn.

Ngay cả khi những cuộc phát trực tuyến mang tính nghiệp dư, vốn tiếng Anh còn ngắc ngứ cùng với ánh sáng kém, nhưng sức ảnh hưởng nói chung của chúng vẫn rất tốt.

Ở đây, hội chợ còn tuyên bố rằng Trung Quốc- nơi có 28% khối lượng sản xuất của thế giới, gần bằng Mỹ, Nhật và Đức gộp lại, bất chấp virus corona, vẫn tiếp tục phát triển mạnh.

Lợi thế và sự thích ứng nhanh khiến xuất khẩu Trung Quốc phục hồi nhanh

Trung Quốc có hai lợi thế lớn cho sức mạnh sản xuất.

Đầu tiên, nền công nghiệp của nước này có năng lực không thể sánh kịp và trước nay chỉ phát triển theo chiều hướng cạnh tranh hơn. Phần lớn các chi tiết có trong hàng hóa Trung Quốc đều được sản xuất ngay tại Trung Quốc.

Lợi thế thứ hai là thị trường rộng lớn của chính Trung Quốc. Đây là lý do tại sao nhiều công ty Mỹ muốn chính quyền Trump chỉ đi xa vừa phải trong cuộc đấu tranh với Trung Quốc, gây áp lực đủ lớn để chừa ra khoảng trống (thị trường) cho họ, nhưng không nhiều đến mức triệt tiêu cơ hội của họ.

Bằng một phương pháp đo lường, các công ty toàn cầu thậm chí còn hợp tác với Trung Quốc nhiều hơn, bất chấp chiến tranh thương mại: trong 18 tháng qua, giá trị của các vụ các công ty nước ngoài sáp nhập và mua lại ở Trung Quốc đã đạt mức cao nhất trong một thập kỷ, theo công ty nghiên cứu Rhodium Group.

Như dự kiến, suy thoái toàn cầu đang làm tổn hại các công ty Trung Quốc. Xuất khẩu của họ đã giảm 8% trong năm tháng đầu năm 2020 so với một năm trước đó. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trên đang trong tâm thế tốt hơn hơn hầu hết các nơi khác, nhờ thành công của quốc gia này trong việc làm chậm sự lây lan của virus.

Xuất khẩu Trung Quốc phục hồi nhanh trở lại. Ảnh: China Daily

Xuất khẩu Trung Quốc phục hồi nhanh trở lại. Ảnh: China Daily

Việc Trung Quốc trước đó nối lại hoạt động công nghiệp đã cho phép các nhà xuất khẩu giành được thị phần. Tại Nhật Bản, hàng hóa Trung Quốc chiếm kỷ lục 30% nhập khẩu trong tháng Năm. Tại châu Âu, họ cũng lập kỷ lục với 24% lượng nhập khẩu trong tháng 4. Tuy nhiên đây có thể đã là mức cao nhất.

Các quốc gia khác rất cảnh giác với năng lực sản xuất của Trung Quốc - và với việc năng lực ấy dễ khiến họ rơi vào thiếu hụt trầm trọng. Điều đó đã cảnh tỉnh vào đầu năm nay, khi họ tranh giành để mua máy thở và mặt nạ từ Trung Quốc.

Từ Ấn Độ đến Đài Loan, các chính phủ đang cung cấp các khoản vay, đất đai và các đặc quyền khác để thu hút các nhà đầu tư. Những sự thúc đẩy như vậy hiếm khi có hiệu quả trong quá khứ, nhưng bây giờ họ có khả năng thành công cao hơn, vì ba lý do.

Đầu tiên, việc Trung Quốc vươn lên trong chuỗi giá trị đang gạt ra các công ty cấp thấp. Nhiều nhà sản xuất hàng may mặc đã chuyển sang Đông Nam Á.

Thứ hai, căng thẳng với Mỹ đã khiến các công ty sợ hãi. Apple vẫn sản xuất hầu hết iPhone tại Trung Quốc, nhưng đã khuyến khích các nhà cung cấp của mình mở rộng ở nơi khác.

Thứ ba, việc ngừng hoạt động lần lượt của các nhà máy trong đại dịch đã nhấn mạnh nguy cơ đối mặt rủi ro quá cao với bất kỳ một quốc gia nào

Bằng chứng về làn sóng dịch chuyển có thể được tìm thấy trong các cuộc khảo sát tại các công ty lớn được thực hiện bởi ngân hàng UBS. Trong số hơn 1.000 người được hỏi, 76% doanh nghiệp từ Mỹ, 85% từ Bắc Á (ví dụ Nhật Bản và Hàn Quốc) và thậm chí 60% từ Trung Quốc cho biết họ đã chuyển hoặc dự định chuyển phần nào quá trình sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Keith Parker của UBS ước tính rằng các công ty có thể chuyển dịch từ 20% đến 30% công suất sản xuất tại Trung Quốc. Điều đó sẽ không xảy ra một sớm một chiều/ngay lập tức, nhưng nó sẽ giảm bớt sự thống trị của Trung Quốc trong sản xuất.

Trong khi đó, các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn giữ được khả năng thích nghi được trau dồi kỹ lưỡng. Hãy lấy ví dụ Sowind, một nhà sản xuất dụng cụ vệ sinh gia đình, một trong những công ty tại Hội chợ Canton ảo. Doanh nghiệp này đã quảng bá. xúc tiến các máy phát xà phòng cảm ứng chuyển động, chạy bằng pin, để sử dụng tại nhà.

Trong một buổi phát sóng trực tiếp, Ivy, một nữ nhân viên bán hàng trẻ tuổi, đã ứng biến lời rao của mình theo tình hình thực tế: “Bạn không cần phải chạm vào hộp đựng xà phòng, vì vậy bạn có thể tránh bị lây nhiễm chéo.”

Được liên lạc sau khi cô phát sóng, Ivy nói rằng khách hàng ở châu Âu và Mỹ đang mua hàng ngàn sản phẩm.

Đối với việc truyền tải trực tuyến của triển lãm thương mại lớn nhất thế giới, cô ấy rất lạc quan. “Cần phải có thời gian để làm quen với một kỹ thuật mới, nhưng nó đã tiến triển tốt hơn tôi mong đợi.”

Mai Bùi

Tin khác

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

(CLO) Ngày 24/4, Nga đã bác bỏ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ soạn thảo kêu gọi các quốc gia ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian. Động thái này cho thấy căng thẳng giữa hai cường quốc đã lan ra ngoài không gian.

Thế giới 24h
WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

(CLO) Theo một báo cáo công bố hôm thứ Năm (25/4) của chi nhánh Châu Âu thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng rộng rãi rượu và thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên là “đáng báo động”.

Thế giới 24h
Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

(CLO) Trong nhiều tháng, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chuẩn bị cho ngày Hạ viện Mỹ phê duyệt gói viện trợ mới cho Ukraine trị giá 61 tỷ USD.

Thế giới 24h
NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

(CLO) NASA và Nokia đã hợp tác lắp đặt mạng di động trên Mặt trăng nhằm chuẩn bị cho sự hiện diện lâu dài của con người trên các hành tinh ngoài Trái đất.

Thế giới 24h
Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

(CLO) Khi Mỹ chuẩn bị chuyển 61 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine, các báo cáo từ miền đông Ukraine tiếp tục nêu bật sự thất thế của Kiev trên chiến trường.

Thế giới 24h