(CLO) Cuộc xung đột của Nga vào Ukraine hiện đang đe dọa một phần lớn lúa mì và ngũ cốc mà khu vực các nước Trung Đông và Bắc Phi (MENA) dựa vào.
Tổng chung, Nga và Ukraine chiếm khoảng 1/3 lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu, gần 20% lượng ngô và 80% lượng dầu hướng dương. Và họ cung cấp phần lớn nguồn cung này cho khu vực MENA.
Hợp đồng mua lúa mì đã tăng 30% kể từ khi cuộc gây hấn bắt đầu vào cuối tháng 2.
Việc Nga gây hấn Ukraine đang đe dọa nguồn cung cấp lúa mì và ngũ cốc toàn cầu, một nguy cơ đặc biệt đối với các nước Trung Đông và châu Phi như Ai Cập, nơi bánh mì là thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn uống. (Nguồn: Ahmed Gomaa | Getty Images).
Trước chiến tranh, hơn 95% tổng kim ngạch xuất khẩu ngũ cốc, lúa mì và ngô của Ukraine được vận chuyển qua Biển Đen, và một nửa trong số đó xuất khẩu đến các nước MENA. Con đường xuất khẩu quan trọng đó hiện đã đóng cửa, làm tắc nghẽn giao thương hàng hải của Ukraine sau khi các cảng của nước này bị quân đội Nga tấn công.
Nước này hiện đang cố gắng xuất khẩu một số sản phẩm của mình bằng đường sắt, vốn có giới hạn hậu cần rất lớn, trong khi nông dân Ukraine có cơ sở hạ tầng chưa bị phá hủy cố gắng đến cánh đồng của họ với áo chống đạn trên người.
Nga là nước xuất khẩu lúa mì số một thế giới, và cũng là nước xuất khẩu phân bón hàng đầu. Lo ngại vướng vào các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Moscow cũng đã làm gián đoạn hoạt động xuất khẩu của Nga.
Lạm phát, bất ổn là phổ biến
Tất cả những điều này đang làm gia tăng lạm phát, ảnh hưởng đến dân số khoảng 500 triệu người, đặc biệt là những người nghèo nhất và những người đã phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và triển vọng kinh tế ngày càng xấu đi.
Kamal Alam, một thành viên cấp cao không thường trú tại Hội đồng Đại Tây Dương, nói với CNBC: “Lạm phát và nền kinh tế là chìa khóa” cho sự ổn định của khu vực.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, lạm phát đã tăng lên 14,8% trong khu vực MENA vào năm 2021. Vào thời điểm đó, giá lương thực cao hơn là động lực chính, chiếm khoảng 60% mức tăng trong khu vực, không bao gồm các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh giàu dầu mỏ.
Đó là trước khi tình hình hỗn loạn ở Ukraine bắt đầu. Giờ đây, Liên hợp quốc cho biết giá lương thực tính đến tháng 4 cao hơn 34% so với một năm trước.
David Beasley, Giám đốc điều hành của Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hợp Quốc, nói với CBS trong một cuộc phỏng vấn tuần trước rằng: “Hiện chúng tôi có 45 triệu người ở 38 quốc gia đang bắt đầu hứng chịu nạn đói. Và bạn có thể thấy mức tăng giá chung của thực phẩm, giả sử là 38 - 40%, nhưng ở một số nơi rất khó khăn, nó sẽ tăng 100 200%, ví dụ như ở Syria”.
Trong khi các quốc gia sẽ tìm kiếm các nguồn thay thế cho việc nhập khẩu lương thực quan trọng của họ, lạm phát toàn cầu gia tăng và các hạn chế xuất khẩu tiềm năng khiến việc chuyển đổi nguồn cung trở nên tốn kém. Và sự khan hiếm nước trên toàn khu vực MENA có nghĩa là sản xuất nông nghiệp của địa phương rất hạn chế.
Một nông dân mặc áo chống đạn trong quá trình gieo hạt tại đông nam Ukraine. (Nguồn: Dmytro Smoliyenko | Future Publishing | Getty Images).
Cảnh báo bạo loạn, đói kém và di cư hàng loạt
Ai Cập, quốc gia Ả Rập đông dân nhất thế giới, nhập khẩu 80% lúa mì từ Ukraine và Nga. Li-băng vốn đã chìm trong khủng hoảng nợ và lạm phát nhiều năm đã nhập khẩu 60% lúa mì từ hai quốc gia tham chiến và cung cấp 80% ngũ cốc cho Tunisia.
Amer Alhussein, chuyên gia phát triển kinh tế và cố vấn của Ai Cập “đã mất rất nhiều thứ từ khi xung đột nổ ra khi chương trình trợ cấp bánh mì của họ tiếp cận hơn một nửa dân số và tạo thành một trụ cột của hợp đồng xã hội nhằm duy trì sự ổn định ở quốc gia Ả Rập đông dân nhất”.
Ông nói, điều này có thể giải thích tại sao các đồng minh vùng Vịnh giàu có của Ai Cập đã vội vã viện trợ hàng tỷ đô-la cho ngân hàng trung ương và các khoản đầu tư khác để thúc đẩy nền kinh tế.
Trong khi chính phủ Ai Cập có thể tiếp tục vay tiền, lãi suất tăng ở các nền kinh tế lớn và nhu cầu kém đối với trái phiếu thị trường mới nổi sẽ đè nặng lên đất nước này “và có thể trở thành một yếu tố rủi ro quốc gia và dẫn đến vỡ nợ có tác động nghiêm trọng đến dân số”, Alhussein nói thêm.
Trong khi đó, Li-băng đang phải đối mặt với “nhiều cảnh báo về một nạn đói sắp xảy ra. Tình hình hiện tại rất có thể sớm phát triển thành các cuộc biểu tình và bạo loạn giống như những gì đã diễn ra vào năm 2019, nhưng với tác động bạo lực hơn nhiều do tiêu chuẩn cuộc sống và an ninh lương thực trong nước ngày càng tồi tệ”, Alhussein nói.
Hơn nữa, chỉ riêng giá lúa mì cao hơn “có thể làm tăng nhu cầu tài trợ từ bên ngoài của Trung Đông lên tới 10 tỷ USD vào năm 2022”, IMF viết trong Triển vọng kinh tế khu vực Trung Đông và Trung Á mới nhất được công bố hôm 27/4.
“Tình trạng thiếu hụt nguồn cung xuất phát từ Nga và Ukraine có thể gây nguy hiểm cho an ninh lương thực, đặc biệt là đối với các nước thu nhập thấp, vì họ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi việc chuyển hướng viện trợ tiềm năng”, báo cáo nêu rõ.
Các nhà phân tích cho biết, khoảng 1/4 vụ thu hoạch lúa mì mới nhất trước cuộc xung đột của Ukraine vẫn được bán trên thị trường, nhưng điều đó chỉ kéo dài khoảng 3 tháng.
Vào mùa thu này, Giám đốc Beasley của WFP cảnh báo rằng tác động của chiến tranh sẽ thực sự ảnh hưởng đến khu vực MENA, trong một cuộc khủng hoảng mà ông tin rằng có thể dẫn đến cuộc di cư hàng loạt.
Taufiq Rahim, một thành viên cấp cao có trụ sở tại Dubai trong chương trình an ninh quốc tế tại Think tank New America, đồng ý rằng điều tồi tệ nhất có thể vẫn chưa xảy ra.
Rahim nói với CNBC: “Vào thời điểm lạm phát gia tăng, giá hàng hóa tăng và chuỗi cung ứng bị bế tắc, khu vực rộng lớn hơn có thể hứng chịu một cú sốc kinh tế chưa từng có trong mùa hè này”.
(CLO) Ngày 3/4, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani tổ chức buổi chia sẻ thông tin nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (3/2/1950 – 3/2/2025). Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Rumani Hồ Quang Lợi cùng Đại sứ Rumani tại Việt Nam Cristina Romila, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn và nhiều đại biểu tham dự sự kiện.
(CLO) Tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng thuế quan qua lại rất đơn giản: "Họ làm điều đó với chúng ta, và chúng ta làm điều đó với họ". Nhưng khi danh sách thuế quan của các quốc gia được công bố, mọi thứ không đơn giản như vậy.
(NB&CL) Những ngày cuối cùng của tháng 4 cách đây tròn nửa thế kỷ, với khí thế “vẽ bản đồ không kịp bước quân đi!”, “vừa đi vừa đánh, tiến mà đánh, đánh mà tiến”, các quân đoàn chủ lực của ta từ 5 hướng đã đồng loạt tiến công, quyết hạ 5 mục tiêu chủ yếu là những cơ quan đầu não quan trọng nhất của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.
(CLO) Ngày 3/4, đội Cảnh sát giao thông (CSGT) Hàng Xanh thuộc phòng CSGT, Công an TP HCM đang xác minh, tìm tài xế chạy xe tải lạng lách trên phố như phim hành động.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(NB&CL) “AI là công cụ, nhưng chính con người mới quyết định công cụ ấy được dùng vào việc gì. Không phải cứ có công nghệ là tiến bộ, mà là khi công nghệ đi cùng đạo đức, đi cùng sự thấu cảm, đi cùng khát vọng phục vụ sự thật…” – đó là nhấn mạnh của nhà báo Nhật Hoa khi trò chuyện về Hội nghị Nhà báo Thế giới 2025 tại Hàn Quốc, diễn ra từ 30/3 đến 5/4/2025, mà bà là đại diện cho người làm báo Việt Nam tham dự.
(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
(CLO) Ngày 3/4, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà chủ trì họp báo.
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành kế hoạch tổ chức xét và trao Giải thưởng Báo chí Nguyễn Lương Bằng lần thứ VI (giai đoạn 2021-2025), nhằm tôn vinh những tác phẩm báo chí xuất sắc, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
(CLO) Ngày 3/4, trong không khí trang nghiêm và thành kính hướng về cội nguồn dân tộc, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ dâng hương giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân (núi Sim) và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ tại Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ (núi Vặn), thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Đại diện của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM cho biết: Các doanh nghiệp niêm yết báo cáo tài chính có cải thiện hơn khi công bố thông tin đầy đủ thu nhập của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ủy ban kiểm tra.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, quyết liệt tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên.