(CLO) Ngày mai (5/11), cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 sẽ chính thức diễn ra với cuộc đối đầu gay cấn giữa hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Đây là sự kiện được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm vì ý nghĩa, vai trò của nó đối với trật tự chính trị thế giới.
Phụ thuộc vào việc ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ, Kamala Harris hay của Đảng Cộng hòa, Donald Trump, giành chiến thắng mà chính sách đối ngoại của Mỹ với Nga và Trung Quốc sẽ khác, từ đó sẽ có những tác động nhất định đến thế chân vạc giữa ba cường quốc, vốn được xem là yếu tố quyết định định hình trật tự chính trị thế giới.
Nếu bà Harris thắng cử, cách tiếp cận của Mỹ trong quan hệ với Nga và vấn đề Ukraine sẽ có sự kế thừa chính sách của Tổng thống đương nhiệm Joe Biden khi tiếp tục thể hiện sự hậu thuẫn mạnh mẽ cho quân đội Ukraine trong cuộc đối đầu với Nga. Thậm chí, có ý kiến cho rằng, bà Harris có thể sẽ cứng rắn hơn trong giải quyết cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine. Vào tháng 6, Kamala Harris đại diện cho Mỹ tại Hội nghị thượng đỉnh hòa bình cho Ukraine, nơi bà có cuộc gặp bên lề với Tổng thống Volodymyr Zelenskyy. Bà Harris cam kết ủng hộ mạnh mẽ sự hợp tác xuyên Đại Tây Dương để hỗ trợ Kiev.
Tại Hội nghị An ninh Munich, bà Harris cũng tái khẳng định cam kết của Chính quyền Biden sẽ hỗ trợ Ukraine “trong thời gian cần thiết”. Bà chỉ trích mạng mẽ các cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine.
Nhưng với ông Trump, cách tiếp cận của Mỹ đối với Nga và trong vấn đề Ukraine có thể sẽ khác; bởi lẽ, ở góc độ quan điểm cá nhân, ông Trump không coi Nga là đối thủ và vấn đề Ukraine “là con bài thương lượng trong một trò chơi địa chính trị lớn”. Trong quá trình vận động tranh cử của mình, ông Trump nhiều lần phản đối các gói hỗ trợ hàng chục tỷ đô la của Mỹ dành cho Ukraine; đồng thời, khẳng định sẵn sàng thỏa hiệp với Nga nhằm nhanh chóng giải quyết cuộc xung đột.
Cho dù chiến thắng của ông Trump, nếu xảy ra, chưa thể nhanh chóng hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Nga và giải quyết dứt điểm cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine, song điều này có thể mở ra cánh của đàm phán giữa hai cường quốc với chủ trương thực dụng “nước Mỹ trên hết” của ông Trump.
Việc Nga - Trung Quốc ngày càng tăng cường hợp tác là điều mà Mỹ không hề mong muốn. Do đó, không loại trừ khả năng chủ trương của ông Trump sẽ gây ra những cản trở nhất định trong quan hệ Nga - Trung, tạo ra thế chân vạc “vừa hợp tác, vừa đề phòng” giữa ba cường quốc.
Tác động chính sách ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
Giới phân tích cho rằng, chiến lược ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là một điểm chung hiếm hoi trong quan điểm, chủ trương của hai đảng, Dân chủ và Cộng hòa. Nên dễ hiểu khi hai ứng cử viên tổng thống của hai đảng này không đề cập nhiều đến vấn đề này trong chương trình vận động tranh cử nhằm công kích đối thủ. Thời gian tới, Mỹ sẽ đẩy mạnh hoạt động nhằm cụ thể hóa chiến lược ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh hàng đầu ở khu vực này.
Trong nhiệm kỳ của mình 2016 - 2020, cựu Tổng thống Donald Trump thể hiện là một người ủng hộ chính sách tăng cường kiềm chế Trung Quốc. Luận điệu chống Trung Quốc của ông Trump được kết hợp với các biện pháp hạn chế rất cụ thể nhằm chống lại Bắc Kinh. Một số cơ chế pháp lý đã xuất hiện nhằm đưa ra các biện pháp trừng phạt chống lại Trung Quốc và được quy định dưới cả hình thức luật liên bang và sắc lệnh của tổng thống.
Nói cách khác, các biện pháp ngăn chặn Bắc Kinh đến từ cả cơ quan hành pháp và Quốc hội. Trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Joe Biden, chính sách chống Trung Quốc của Mỹ có phần ôn hòa hơn nhưng về cơ bản tình trạng cạnh tranh giữa hai nước tiếp tục được duy trì. Tình trạng này nhiều khả năng sẽ không ảnh hưởng nếu kết quả cuộc bầu cử là chiến thắng của bà Kamala Harris, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ.
Quan hệ Mỹ - Trung sẽ hướng tới sự cạnh tranh lành mạnh, điều mà Chính quyền Tổng thống Biden cũng nhiều lần tuyên bố. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, một chiến thắng của ứng viên đảng Cộng hòa, Donald Trump, có thể dẫn đến sự xấu đi nhanh chóng của quan hệ Mỹ - Trung.
ASEAN sẽ tiếp tục đóng vai trò là một trong những “mắt xích” không thể thiếu của Mỹ trong chiến lược ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cho dù là chính quyền của hai ứng viên Donald Trump hay Kamala Harris.
Mặc dù cả hai ứng viên không đề cập nhiều đến ASEAN trong chiến dịch vận động tranh cử, song xét về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện cho thấy quan hệ giữa Mỹ và ASEAN đang có những bước phát triển mạnh mẽ, ít nhất là trong 2 nhiệm kỳ tổng thống Mỹ gần đây.
Về kinh tế, Mỹ hiện là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào ASEAN, với tổng giá trị thương mại giữa hai bên đạt tới 500 tỷ USD vào năm 2023. Kể từ năm 2002, Mỹ đã cung cấp hơn 14,7 tỷ USD viện trợ kinh tế, y tế và an ninh cho các đối tác trong khu vực, khẳng định vai trò không thể thiếu trong sự phát triển toàn diện của ASEAN. Mối quan hệ hợp tác an ninh - quốc phòng giữa Mỹ và các nước khu vực cũng được tăng cường trong thời gian qua.
Theo giới phân tích chính trị, nhờ duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, cùng vị trí địa chính trị quan trọng, ASEAN ngày càng có sức hút đối với các nước lớn, trong đó đặc biệt là Mỹ. Ngoài việc củng cố quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Hàn Quốc hay Philippines, Mỹ không thể bỏ qua vai trò của ASEAN để quay trở lại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Đông Nam Á, trước sự “trỗi dậy” của Trung Quốc.
Tuy nhiên, kịch bản ông Trump thắng cử có thể khiến các nước ASEAN “đau đầu”. Bởi nếu đắc cử, nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể đi kèm với mức tăng thuế quan lớn và khả năng tiềm tàng về một cuộc chiến thương mại khác, với tác động lớn đến các mạng lưới sản xuất trên khắp châu Á. Những chính sách có thể tác động đến lĩnh vực xuất khẩu của Đông Nam Á, qua đó sẽ gia tăng áp lực chính trị lên các quốc gia ASEAN.
(CLO) Trước tình hình ca mắc bệnh sởi gia tăng trong tuần 44, UBND TP HCM đã ban hành văn bản số 6639/UBND-VX ngày 30/10/2024 về việc mở rộng đối tượng tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn.
(CLO) Dù không còn khan nguồn cung như thời đại dịch Covid-19, giá ô tô mới hiện nay được nhiều người Mỹ đánh giá là “khó có thể chấp nhận”. Theo công ty nghiên cứu Cox Automotive, giá trung bình của một chiếc xe mới trong năm nay là 48.205 USD, tăng 21% so với 5 năm trước.
(CLO) Dự báo của Nhật, Hong Kong, Philippines đều nhận định bão Yinxing tiếp tục tăng cấp trong những ngày tới và có khả năng vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm nay.
(CLO) Căn nhà tại 2 tầng tại thị xã Sơn Tây (Hà Nội) bất ngờ đổ sập hoàn toàn. Nguyên nhân được xác định là do hàng xóm đào móng xây nhà ảnh hưởng tới công trình bên cạnh.
(CLO) Nằm nép mình trong con ngõ nhỏ ở phố Trần Bình, quận Cầu Giấy, Hà Nội. không phô trương, không biển hiệu lớn, nhà ăn chay 0 đồng Nhất Tâm ngày ngày vẫn âm thầm mang đến những bữa cơm miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
(CLO) Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thông báo rằng Malaysia đã hợp tác với một nhóm quốc gia để xây dựng một nghị quyết của Liên hợp quốc, có thể dẫn đến việc loại trừ Israel nếu nước này bị phát hiện vi phạm luật pháp quốc tế.
(CLO) Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại có chủ đề “Sum họp trúc mai” diễn ra vào lúc 20h10 phút, ngày 16/11/2024 tại hội trường A, Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh.
(CLO) Không quân Israel ngày 30/10 tuyên bố đã tấn công các mục tiêu ở thủ đô Damascus của Syria, nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng được cho là của Hezbollah tại quốc gia láng giềng này.
(CLO) Apple ngừng ký iOS 18.0.1, chặn người dùng iPhone và iPad hạ cấp từ iOS 18.1. Động thái này giúp bảo mật tốt hơn nhưng gây hạn chế cho việc quay lại phiên bản cũ.
(CLO) Công an TP Tân Uyên (Bình Dương) đang tạm giữ Lê Minh Trung, nam tài xế xe ben tông 3 ô tô và một xe máy dừng đèn đỏ ở Bình Dương khiến một người tử vong.
(CLO) Quân đội Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết Triều Tiên đã bắn ít nhất 7 tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào thứ Ba (5/11) ra ngoài khơi bờ biển phía đông của nước này.
(CLO) TP.HCM dự kiến chi 33 tỷ đồng để người dân có cơ hội trải nghiệm miễn phí tàu Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) cùng 17 tuyến xe buýt kết nối trong 30 ngày.
(CLO) Dịch vụ Google Play gặp lỗi trên một số thiết bị Pixel, khiến nhiều ứng dụng ngừng hoạt động. Người dùng đã tìm ra giải pháp tạm thời nhưng vẫn chờ phản hồi từ Google.
(CLO) Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thông báo rằng Malaysia đã hợp tác với một nhóm quốc gia để xây dựng một nghị quyết của Liên hợp quốc, có thể dẫn đến việc loại trừ Israel nếu nước này bị phát hiện vi phạm luật pháp quốc tế.
(CLO) Không quân Israel ngày 30/10 tuyên bố đã tấn công các mục tiêu ở thủ đô Damascus của Syria, nhắm vào cơ sở hạ tầng quan trọng được cho là của Hezbollah tại quốc gia láng giềng này.
(CLO) Quân đội Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết Triều Tiên đã bắn ít nhất 7 tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào thứ Ba (5/11) ra ngoài khơi bờ biển phía đông của nước này.
(CLO) Trong những ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử tổng thống đang diễn ra căng thẳng, những thông điệp "chốt hạ" gửi tới cử tri tại 7 tiểu bang dao động (chiến trường) sẽ quyết định cuộc bầu cử vẫn tiếp tục tràn ngập trên tivi, máy tính và điện thoại thông minh.
(CLO) Thêm 2.500 binh lính đã đến vùng lũ lụt phía đông Tây Ban Nha vào thứ Hai để tăng cường nỗ lực tìm kiếm thi thể và dọn dẹp đống đổ nát, trong khi các quan chức chỉ trích nhau về cách xử lý trận lũ lụt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ này.
(CLO) Cuộc bầu cử Mỹ sẽ bắt đầu khởi tranh vào thứ Ba, ngày 5/11. Tính theo giờ Việt Nam, cuộc đua sẽ chính thức bắt đầu vào trưa nay (5/11), do khoảng cách múi giờ giữa hai nước là khoảng trên dưới 10 tiếng tùy khu vực.
(CLO) Chiến dịch vận động tranh cử Tổng thống Mỹ sắp hoàn tất và một số ngôi sao "hạng A" đã xuất hiện để ủng hộ bà Kamala Harris trước cuộc bỏ phiếu vào thứ Ba, bao gồm Lady Gaga và Katy Perry.
(CLO) Cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ diễn ra vào ngày mai (5/11). Các cuộc thăm dò và chuyên gia nói rằng cuộc đua đang sít sao giữa Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên tiếng nói của nhà cái dường như có phần khác biệt.