Cô gái thoát chết gang tấc khi khối gỗ “khủng” rơi xuống đường
(CLO) Một cô gái đang đi xe máy phát hiện xe ô tô chở gỗ lớn trên đường có hiện tượng rơi xuống đã nhanh chân vứt xe, bỏ chạy thoát hiểm trong tích tắc.
Theo dõi báo trên:
Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) cho biết Yahya Sinwar không có trong nhà và được cho là đang ẩn náu dưới lòng đất ở Dải Gaza. Nhưng cố vấn cấp cao của Thủ tướng Benjamin Netanyahu hôm thứ Tư cho biết “chỉ là vấn đề thời gian trước khi chúng tôi bắt được hắn”.
Yahya Sinwar là người sáng lập ra nhánh quân sự của Hamas nhưng nay đang đóng vai trò thủ lĩnh chính trị của phong trào này - Ảnh: GI
Israel đã công khai cáo buộc Sinwar là “kẻ chủ mưu” đằng sau vụ tấn công của Hamas chống lại Israel vào ngày 7 tháng 10 - mặc dù các chuyên gia cho rằng Sinwar có thể chỉ là một trong số nhiều người lãnh đạo chiến dịch - khiến nhà hoạt động 61 tuổi này trở thành một trong những mục tiêu chính của cuộc chiến ở Dải Gaza.
Là một nhân vật hoạt động lâu năm trong phong trào nổi dậy của Palestine, Sinwar chịu trách nhiệm xây dựng cánh quân sự của Hamas trước khi thiết lập các mối quan hệ mới quan trọng với các cường quốc Ả Rập trong khu vực với tư cách là nhà lãnh đạo dân sự và chính trị của nhóm.
Sinwar được bầu vào cơ quan ra quyết định chính của Hamas vào năm 2017 với tư cách là lãnh đạo chính trị của Hamas ở chi nhánh Gaza. Tuy nhiên, kể từ đó ông ta đã trở thành lãnh đạo trên thực tế của cơ quan chính trị chính của Hamas, theo nghiên cứu của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu (ECFR).
Harel Chorev, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông và Châu Phi Moshe Dayan tại Đại học Tel Aviv, nói rằng mặc dù Sinwar là nhân vật chủ chốt trong Hamas nhưng ông ta không nên được coi là nhà lãnh đạo duy nhất của tổ chức này.
Chorev nói: “Sinwar được coi là người cấp cao nhất vì ông ấy có uy tín rất cao trước công chúng, nhưng Hamas không hoạt động theo cách đơn giản. Hamas là một tổ chức phi tập trung với một số trung tâm quyền lực riêng biệt và ông ấy là một trong số đó”.
Chorev tin rằng mặc dù Sinwar là một nhân vật nổi bật, nhưng ông chỉ là một trong “bộ ba” quan chức Hamas chịu trách nhiệm về vụ tấn công ngày 7 tháng 10, cùng với Mohammed al-Masri, thường được biết đến với cái tên Mohammed Deif - chỉ huy Lữ đoàn Al-Qassam, cánh tay quân sự của Hamas, và cấp phó của Deif là Marwan Issa.
Sinwar, với mái tóc bạc và đôi mắt đen sâu dưới đôi lông mày nổi bật, cho đến nay là gương mặt được biết đến nhiều nhất và dễ nhận biết nhất trong ba thủ lĩnh kể trên, nhưng chính Deif mới là người kích hoạt cuộc tấn công ngày 7 tháng 10. Và trong khi Sinwar dành vài năm qua để phát biểu và chụp ảnh thì Deif lại là một nhân vật cực kỳ bí ẩn, chưa từng xuất hiện trước công chúng trong nhiều thập kỷ.
Yahya Sinwar sinh năm 1962 tại trại tị nạn ở Khan Younis, miền nam Gaza. Gia đình ông này đã phải di dời khỏi Al-Majdal, một ngôi làng của người Palestine ở Askhelon ngày nay, trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel.
Yahya Sinwar (áo sáng, đứng giữa) được Hamas bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt và có thể đang trốn dưới những đường hầm tại Dải Gaza - Ảnh: CNN
Sinwar gia nhập Hamas vào cuối những năm 1980 và trở thành một trong những người sáng lập bộ máy tình báo nội bộ đáng sợ của tổ chức này, được gọi là Majd. Sinwar bị kết án vào năm 1988 vì đóng vai trò trong vụ sát hại hai binh sĩ Israel và bốn người Palestine bị tình nghi cộng tác với Israel, và phải ngồi tù hơn hai thập kỷ ở Israel.
Sinwar sau đó cho biết mình đã dành nhiều năm để nghiên cứu Israel, bao gồm cả việc học nói tiếng Do Thái. Sinwar được thả vào năm 2011 như một phần của thỏa thuận trong đó hơn 1.000 tù nhân Palestine đổi lấy Gilad Shalit, một binh sĩ Israel đã bị bắt và giam giữ ở Dải Gaza trong hơn 5 năm.
Vào thời điểm đó, Sinwar gọi cuộc trao đổi này là “một trong những cột mốc chiến lược lớn trong lịch sử sự nghiệp của chúng ta”.
Nhà nghiên cứu Chorev cho biết việc thả Yahya Sinwar được thúc đẩy bởi một thực tế là anh trai Yahya - một trong những người bắt cóc Shalit - nhất quyết yêu cầu đưa em mình vào thỏa thuận trao đổi con tin.
Trở lại Gaza, Yahya Sinwar đã thăng tiến và nhanh chóng trở thành nhân vật chủ chốt trong Hamas. Chorev cho biết Sinwar nổi tiếng vì sự lạnh lùng và sắt đá đối với bất kỳ ai mà ông nghi ngờ phản bội hoặc hợp tác với Israel.
Là nhà lãnh đạo chính trị của Hamas, Sinwar tập trung vào các mối quan hệ đối ngoại của nhóm. Theo ECFR, Sinwar chịu trách nhiệm khôi phục mối quan hệ của Hamas với các nhà lãnh đạo Ai Cập, những người cảnh giác với sự ủng hộ của nhóm đối với Hồi giáo chính trị và tiếp tục vận động nhằm tìm kiếm nguồn tài trợ quân sự từ Iran.
Sinwar được coi là người ra quyết định quan trọng và có thể là đầu mối liên lạc chính ở Dải Gaza trong các cuộc đàm phán căng thẳng về việc trao trả hơn 240 con tin bị Hamas đưa vào vùng đất này trong các cuộc tấn công ngày 7 tháng 10. Cuộc đàm phán có sự tham gia của các nhân vật cấp cao từ Israel, Hamas, Mỹ, Qatar và Ai Cập.
Gershon Baskin, một nhà hoạt động vì hòa bình nổi tiếng của Israel từng tham gia vào việc trả tự do cho Shalit, người lính Israel năm 2011, cho biết: “Cuối cùng thì có hai người đứng đầu cuộc đàm phán. Một người là Yahya Sinwar bên phía Hamas, và người còn lại là Benjamin Netanyahu bên phía Israel”.
Yahya Sinwar đóng vai trò quan trọng trong việc đàm phán dẫn tới thỏa thuận ngừng bắn tạm thời, trao trả con tin giữa Israel và Hamas. Ảnh: CBC
Hơn 100 con tin Israel và nước ngoài đã được Hamas thả và 240 tù nhân và người Palestine bị giam giữ được Israel trả tự do như một phần của thỏa thuận ngừng bắn đạt được trong các cuộc đàm phán đó, trước khi lệnh ngừng bắn tạm thời sụp đổ vào ngày 1 tháng 12, khi Israel và Hamas đổ lỗi cho nhau về thất bại.
Sinwar đã bị gọi bằng nhiều cái tên khác nhau trong hai tháng qua: phát ngôn viên quân đội Israel, Trung tá Richard Hecht gọi Sinwar là “bộ mặt của cái ác” và tuyên bố ông ta là “người chết biết đi”. Truyền thông Israel so sánh Sinwar với Osama bin Laden, trong khi một hồ sơ do IDF công bố đã đặt biệt danh cho ông là “Đồ tể từ Khan Younis”.
Nhưng nhà nghiên cứu Chorev nói rằng bất chấp những cách mô tả như vậy và bất chấp vai trò cao cấp của Sinwar, ông này cũng chỉ là một trong nhiều chỉ huy mà Israel cần phải loại bỏ trước khi có thể nói rằng họ đã “tiêu diệt hoàn toàn Hamas”.
“Nói một cách đơn giản, nếu Israel giết Sinwar, điều đó không có nghĩa là họ sẽ tiêu diệt Hamas. Tuy nhiên, Hamas vẫn có thể bị lật đổ ngay cả khi Sinwar vẫn còn sống… bởi vì nó không phải (một tổ chức có thứ bậc). Để Israel tiêu diệt Hamas, họ cần phải tiêu diệt một lượng lớn các trung tâm quyền lực quan trọng chứ không chỉ ông ta”, Chorev nói.
Nguyễn Khánh
(CLO) Một cô gái đang đi xe máy phát hiện xe ô tô chở gỗ lớn trên đường có hiện tượng rơi xuống đã nhanh chân vứt xe, bỏ chạy thoát hiểm trong tích tắc.
(CLO) Sáng 31/3, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại một xưởng phế liệu ở khu vực phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng. Do có nhiều vật liệu dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng phát mạnh, tạo ra cột khói đen cao hàng chục mét.
(CLO) Một công ty khởi nghiệp của Đức đã chế tạo một tên lửa quỹ đạo với hy vọng có thể phóng vệ tinh vào không gian từ châu Âu trong tương lai. Tuy nhiên, chuyến bay thử nghiệm đã thất bại.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp đặt các lệnh trừng phạt thứ cấp đối với dầu Nga, trừ khi Moscow đồng ý ngừng bắn tại Ukraine.
(CLO) Hai ngày sau trận động đất mạnh 7,7 độ richter tàn phá Myanmar, người dân tại thành phố Mandalay vẫn đang tìm kiếm người sống sót giữa đống đổ nát, trong khi những dư chấn liên tục làm rung chuyển khu vực.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố "không đùa" khi nói về khả năng tiếp tục nắm quyền sau nhiệm kỳ hiện tại, dù Hiến pháp Mỹ chưa cho phép điều đó.
(CLO) Sáng nay (31/3), giá vàng trong nước đạt mức trên 101 triệu đồng/lượng, rủi ro mua vào tại vùng giá đỉnh là điều mà nhà đầu tư cần đặc biệt cân nhắc.
(CLO) Lào Cai, dải đất biên cương hùng vĩ, không chỉ giữ vai trò "phên dậu" về mặt địa chính trị, mà còn là "mảnh đất vàng" trù phú đang vươn mình trỗi dậy. Nơi đây, "bản giao hưởng" phát triển đang được viết nên, hòa quyện giữa tiềm năng nội tại mạnh mẽ và khát vọng vươn tầm, tạo nên sức hút khó cưỡng trên bản đồ kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc.
(CLO) Châu Âu từ lâu đã phải đối mặt với tình trạng suy giảm dân số, nhưng một số quốc gia, đặc biệt là ở Đông Âu, thậm chí còn rơi vào tình trạng khủng hoảng kép: tỷ lệ sinh thấp kết hợp với làn sóng di cư ồ ạt.
(CLO) Công ty TNHH TMD & XD Bảo Hưng vừa đăng tải thông tin cho gói thầu thuộc dự án "Chăm sóc, duy trì hệ thống cây xanh đã trồng trên đường Võ Chí Công, đoạn từ Km6+400 - Km42+880", do Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam làm chủ đầu tư.
(CLO) Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là tuyến đường huyết mạch, cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội với hàng ngàn lượt xe di chuyển mỗi ngày. Đặc biệt thường xuyên ùn tắc vào dịp nghỉ lễ, Tết nên tuyến đường đang được nghiên cứu đầu tư mở rộng.
(CLO) Mỹ cảnh báo áp thuế 25-50% lên dầu Nga nếu Moskva không đạt thỏa thuận chấm dứt xung đột Ukraine một cách hòa bình.
(CLO) Phiên bản nâng cấp giữa vòng đời Honda HR-V 2025 được bổ sung thêm trang bị công nghệ, có phiên bản hybrid để cạnh tranh Yaris Cross và Xforce.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Thanh Hóa vừa đăng tải biên bản mở thầu gói thầu xây lắp số 8, thuộc dự án "Đại Lộ Nam Sông Mã giai đoạn 2, đoạn từ phường Quảng Hưng đến hết địa phận phường Quảng Tâm".
(CLO) Giới chuyên gia cho rằng, nhịp chỉnh của thị trường chứng khoán tuần qua là cần thiết cho sóng tăng ở phía trước. Nhà đầu tư nên duy trì sự thận trọng trong chiều hướng mua và kiên nhẫn chờ đợi VN-Index kiểm tra ngưỡng hỗ trợ mới mạnh tay giải ngân cho vị thế mua ròng.
(CLO) CTCP Coninco Công nghệ xây dựng và môi trường vừa đăng tải thông tin mời thầu cho gói thầu số 10, thuộc Dự án "Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 338, đoạn từ nút giao đường dẫn cầu Bến Rừng đến Quốc lộ 18".
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.
(CLO) Cuộc họp tại Jeddah, Ả Rập Xê Út giữa phái đoàn ngoại giao Mỹ và Ukraine ngày 11/3 đã kết thúc với việc Ukraine đồng ý các điều khoản của Mỹ về lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày. Liệu điều này có phải là một bước tiến lớn hướng tới việc chấm dứt giao tranh hay con đường phía trước vẫn còn nhiều chông gai.