(CLO) Ngày 4/12, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV, năm 2022.
Theo đó, trong khuôn khổ Ngày hội đã diễn ra nhiều hoạt động thể thao, văn hóa, du lịch mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc, tạo ấn tượng, thu hút sự quan tâm và tham gia của đông đảo người dân, du khách.
Diễn ra từ 2 đến 4/12, Ngày hội đã thành công, tốt đẹp với chuỗi hoạt động đa dạng, phong phú cả về nội dung và hình thức. Là đơn vị đăng cai, tỉnh Phú Thọ đã thực hiện tốt các công tác tổ chức, đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ và các vấn đề về an ninh, an toàn thực phẩm trong suốt thời gian trước, trong và sau khi diễn ra Ngày hội. Nhờ đó, các nội dung hoạt động trong khuôn khổ Ngày hội diễn ra đảm bảo theo mục đích, yêu cầu đề ra, tuyệt đối an toàn, thiết thực và hiệu quả.
Bà Nguyễn Thị Hải Nhung, Vụ trưởng Vụ Văn hoá dân tộc, Bộ VHTTDL, Phó trưởng Ban tổ chức phát biểu bế mạc Ngày hội - Ảnh: BTC
Tại Lễ bế mạc, bà Nguyễn Thị Hải Nhung - Vụ trưởng Vụ Văn hoá dân tộc (Bộ VHTTDL) Phó trưởng Ban tổ chức Ngày hội cho biết, những ngày qua, tại TP Việt Trì tỉnh Phú Thọ - vùng đất thiêng liêng, nơi cội nguồn của dân tộc, người dân và du khách được tham dự, chứng kiến và được thưởng thức những giai điệu âm thanh, giàu bản sắc văn hoá của đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc. Các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch được thể hiện đặc sắc, có ý nghĩa chính trị đặc biệt đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc, góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao mức hưởng thụ các giá trị tinh thần, giáo dục truyền thống yêu nước, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc”, hơn 600 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên quần chúng đồng bào các dân tộc đến từ các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và Sơn La đã mang đến Ngày hội nhiều chương trình, tiết mục mang đậm bản sắc văn hóa quê hương và con người Tây Bắc. Từ đó, thể hiện sâu sắc bức tranh văn hóa đa sắc màu của các dân tộc vùng Tây Bắc trong đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam từ truyền thống đến quá trình phát triển, hội nhập đất nước. Ngày hội đã thực sự trở thành cầu nối giao lưu, giúp các đơn vị học hỏi kinh nghiệm của nhau để cùng phát triển phong trào văn hóa; đẩy mạnh đời sống văn hóa tinh thần cho đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc.
Thông qua các hoạt động sôi nổi, giàu bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng Tây Bắc tại Ngày hội đã tái hiện lại các giá trị văn hóa dân gian dân tộc trong đời sống của đồng bào. Khẳng định sức sống mãnh liệt của văn hóa dân tộc qua thời gian và không gian, trong sự giao thoa và biến đổi, trong xu thế hội nhập hiện nay, văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc không chỉ là bản sắc quý giá của văn hóa tộc người mà còn là tài nguyên du lịch góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, là hành trang để cộng đồng các dân tộc vùng Tây Bắc vững tin trên con đường hội nhập và phát triển chung của đất nước.
Các tỉnh tham gia Ngày hội đã tích cực tham gia với các tiết mục văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương, được dàn dựng công phu đã góp phần đem lại thành công của Ngày hội. Các nghệ nhân dân gian, các VĐV quần chúng tham gia với tâm thế tự hào, vui tươi, phấn khởi khi được mang các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, của địa phương mình giới thiệu, giao lưu, học hỏi với các tỉnh bạn. Qua đó, thắt chặt tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc thuộc 7 tỉnh vùng Tây Bắc, tăng cường, ý thức trách nhiệm của chủ thể văn hóa trong việc bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc trong bối cảnh đổi mới, hội nhập ngày càng sâu rộng- Bà Nguyễn Thị Hải Nhung nhấn mạnh.
Các hoạt động thể thao thu hút đông đảo sự quan tâm của khán giả và 250 cán bộ, HLV, VĐV quần chúng của 6 tỉnh gồm Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái và Phú Thọ. Các vận động viên tranh tài ở 6 môn thể thao dân tộc và trò chơi vận động dân gian là: Chạy Việt dã, Đẩy gậy, Kéo co, Bắn nỏ, Tung Còn, Tu lu. Kết quả, Ban tổ chức đã trao 35 bộ huy chương vàng, bạc, đồng cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc các nội dung thi đấu.
Về hoạt động du lịch, triển lãm “Ảnh đẹp Du lịch Tây Bắc” đã thu hút sự chú ý của người dân địa phương và các đoàn tham gia Ngày hội với không gian làng bản, các sinh hoạt văn hóa của các dân tộc vùng Tây Bắc để lại nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem; Tổ chức chương trình đưa đoàn các tỉnh tham gia Ngày hội khảo sát, trải nghiệm các di tích lịch sử, các điểm du lịch trên địa bàn Phú Thọ.
Một số hình ảnh tại Lễ bế mạc Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV, năm 2022.
Trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ VHTTDL cho tập thể và cá nhân có thành tích tham gia, tổ chức Ngày hội - Ảnh: BTC
Trao Bằng khen của Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho đoàn nghệ thuật quần chúng 4 tỉnh biên giới Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La - Ảnh: BTC
Trao Bằng khen của UBND tỉnh Phú Thọ cho các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong tổ chức Ngày hội - Ảnh: BTC
Trao cờ đăng cai Ngày VHTTDL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XVI, năm 2025 cho tỉnh Yên Bái - Ảnh: BTC
Nhiều tiết mục văn nghệ chào mừng thành công và nhận cờ đăng cai Ngày hội của tỉnh Yên Bái - Ảnh: BTC
Tại buổi lễ, có 11 tập thể và 5 cá nhân được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ VHTTDL. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng tặng Bằng khen cho các đoàn nghệ thuật quần chúng 4 tỉnh biên giới Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La. Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ tặng Bằng khen cho 11 đoàn nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng và 5 cá nhân có thành tích tham gia, tổ chức Ngày hội VHTTDL vùng vùng Tây Bắc lần thứ XV, năm 2022.
Ban tổ chức trao các giải thưởng văn hóa nghệ thuật cho các đoàn tham dự Ngày hội như sau: Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống các dân tộc gồm 3 giải A, 2 giải B, 2 giải C; Liên hoan văn nghệ quần chúng gồm 15 giải A, 10 giải B, 10 giải C; Trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc gồm 3 giải A, 2 giải B, 2 giải C; Không gian trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa truyền thống của địa phương gồm 3 giải A, 2 giải B, 2 giải C; Trưng bày, giới thiệu ẩm thực dân tộc gồm 3 giải A, 2 giải B, 2 giải C. Đồng thời, trao cờ cho 5 đoàn VĐV có thành tích xuất sắc gồm Phú Thọ , Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên.
Phát biểu tại Lễ bế mạc, bà Lê Thị Thanh Bình, Giám đốc Sở VHTTDL Yên Bái, đơn vị đăng cai Ngày VHTTDL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XVI, năm 2025 cho biết, Yên Bái là tỉnh có 30 dân tộc cùng sinh sống, với bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc đa dạng, kho tàng văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú và độc đáo. Con người Yên Bái thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập, luôn mong muốn và có khát vọng vươn lên.
Với vinh dự được đăng cai tổ chức Ngày hội VHTTDL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XVI, tỉnh Yên Bái sẽ tiến hành các bước với tinh thần chủ động, sẵn sàng chuẩn bị tốt nhất các điều kiện để tổ chức thành công Ngày hội tại tỉnh Yên Bái vào năm 2025. Đây cũng là dịp để tỉnh Yên Bái giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp của mảnh đất, con người Yên Bái và các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc vùng Tây Bắc nói chung tới đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
(CLO) Dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa đang được xây dựng, hướng tới biến các khu phố cổ, tuyến phố, làng nghề thành những trung tâm sầm uất, vừa bảo tồn giá trị truyền thống, vừa thúc đẩy thương mại và du lịch, nâng cao đời sống người dân.
(CLO) Ban Quản lý vịnh Hạ Long cho biết sẽ mở thêm 3 bãi tắm để phục vụ du khách dịp hè 2025. Đây đều là những bãi cát đẹp nằm ven chân các đảo đất và đảo đá giữa vịnh Hạ Long.
(CLO) UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) vừa phối hợp với Ban Quản lý đồ án và Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị phía tây Vành đai 4 - phân đoạn 1 (Bắc sông Hồng), tỷ lệ 1/2000.
(CLO) Tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, ngành đường sắt sẽ tổ chức chạy một đôi tàu mang tên “Đoàn tàu Thống nhất” được thiết kế riêng, mang đậm dấu ấn của sự kiện lịch sử 30/4.
(CLO) Dù năm 2024 chỉ hoàn thành chưa tới một nửa kế hoạch kinh doanh, Saigontel (SGT) vẫn đặt mục tiêu đầy tham vọng trong năm 2025 với doanh thu 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 400 tỷ đồng. Đồng thời, công ty muốn huy động 1.480 tỷ đồng qua chào bán cổ phiếu để tăng gấp đôi vốn điều lệ lên 2.960 tỷ đồng.
(CLO) Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 được xác định là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của cả hệ thống chính trị, các địa phương, bộ, ngành liên quan, với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi"; quyết tâm đến ngày 31/10/2025 cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
(CLO) CTCP Sông Hồng Thăng Long vừa thay mặt chủ đầu tư đăng tải biên bản mở thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án "Xây dựng trường THPT Việt Hùng, huyện Đông Anh".
(CLO) Thường trực Chính phủ giao Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau chịu trách nhiệm thực hiện công tác xây dựng dự án và giải phóng mặt bằng để bảo đảm khởi công dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc nêu trên trước ngày 2/9/2025.
(CLO) Gói thầu thi công dự án Trường mầm non Tam Thuấn, xã Tam Thuấn, huyện Phúc Thọ bị phản ánh có dấu hiệu thực hiện chậm tiến độ, một số hạng mục không đảm bảo chất lượng...
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, xuất khẩu là động lực tăng trưởng quan trọng phải thúc đẩy nhưng không phải động lực duy nhất mà còn nhiều động lực quan trọng khác như đầu tư, tiêu dùng và các động lực tăng trưởng mới như khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo, các ngành mới nổi.
(CLO) Tập thơ Giọt sương bên cửa sổ của tác giả Nguyễn Văn A nói lên nhân cách đáng kính trọng của người lính, nói lên một thời đại văn hóa tất cả vì Tổ quốc quyết sinh. Đây là tiếng thơ đáng quý, đáng được sẻ chia, tôn vinh!
(CLO) Ngày 7/4/2025 (tức ngày 10/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thị xã Hồng Lĩnh đã long trọng tổ chức Đại lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương.
(CLO) Sáng 7/4, lễ hội truyền thống làng Đăm, phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tiếp tục diễn ra với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn. Trong đó, nổi bật nhất là phần thi bơi thuyền giữa các làng với nhau thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách thập phương về tham dự.
(CLO) Với chuỗi hoạt động phong phú và hấp dẫn, Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025 hứa hẹn sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị cho du khách.
(CLO) Tối 6/4, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế (TP Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) rực sáng trong đêm khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025 – một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu mang đậm dấu ấn lịch sử và bản sắc vùng đất Cố đô.
(CLO) Tối 6/4/2025, chương trình cầu truyền hình trực tiếp "Bản trường ca hòa bình" diễn ra tại 3 điểm cầu: Hà Nội, Đắk Lắk và TP.HCM, thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.
(CLO) Nổi tiếng với những sản phẩm khảm trai tinh xảo, làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Nội) không chỉ là cái nôi của nghề truyền thống mà còn là minh chứng cho nỗ lực giữ gìn văn hóa giữa thời đại số. Trước những thách thức về nhân lực, thị trường và công nghệ, người dân nơi đây đang tìm cách để vừa bảo tồn nghề tổ, vừa thích ứng với nhu cầu thời đại.
(CLO) Tục lệ “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” được nhân dân làng Gạo duy trì qua hàng trăm năm và trở thành nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng.