(CLO) Hơn 300.000 người nước ngoài tại Pháp có thể bị ảnh hưởng bởi các yêu cầu mới về ngôn ngữ, trong đó khoảng 60.000 người có nguy cơ mất giấy phép cư trú nếu không đáp ứng điều kiện này.
Quy định mới yêu cầu người nhập cư phải đạt trình độ tiếng Pháp nhất định để có thể tiếp tục sinh sống hợp pháp tại nước này.
Các quy định này được công bố vào tháng 1/2024 nhưng vẫn chưa được triển khai chính thức. Khi có hiệu lực, những người không vượt qua bài kiểm tra ngôn ngữ sẽ không đủ điều kiện để gia hạn hoặc xin mới giấy phép cư trú.
Biện pháp này bao gồm bài kiểm tra viết và đánh giá các kỹ năng ngôn ngữ cần thiết, với mức độ yêu cầu khác nhau tùy theo thời hạn hiệu lực của giấy phép. Cụ thể, người xin giấy phép có thời hạn từ 2 - 4 năm tối thiểu cần đạt trình độ ngôn ngữ tương đương bậc trung học cơ sở.
Đối với những người muốn nhập tịch Pháp, yêu cầu còn khắt khe hơn. Họ phải đạt trình độ ngôn ngữ tương đương bậc đại học, có khả năng hiểu và diễn đạt các khái niệm phức tạp bằng thuật ngữ chuyên sâu. Đây là rào cản lớn đối với nhiều người nhập cư, đặc biệt là những người đến từ các quốc gia không sử dụng tiếng Pháp.
Bộ Nội vụ Pháp ước tính khoảng 20.000 người nhập cư có thể bị mất giấy phép cư trú, trong khi 40.000 người khác có thể bị từ chối cấp thẻ cư trú dài hạn, nâng tổng số người bị ảnh hưởng lên đến 60.000.
Những quy định mới đã tạo ra nhiều tranh cãi và vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng người nhập cư tại Pháp. Ngày 31/1, hàng trăm người di cư không có giấy tờ đã tụ tập biểu tình tại Paris, lên án biện pháp này là "không công bằng" và gây nguy hiểm cho tương lai của họ.
Nhiều người lao động nhập cư, đặc biệt là những người làm các công việc không chính thức như giúp việc nhà, xây dựng và dịch vụ, lo ngại rằng họ sẽ mất kế sinh nhai nếu không đạt yêu cầu ngôn ngữ. Một số người chia sẻ rằng họ đã sống và làm việc tại Pháp nhiều năm nhưng do môi trường làm việc khép kín, họ ít có cơ hội học tiếng Pháp một cách bài bản.
Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bruno Retailleau, người đề xuất các biện pháp này, cho rằng một người nước ngoài không có khả năng sử dụng tiếng Pháp sau nhiều năm sống tại nước này là dấu hiệu của việc "chưa nỗ lực đủ".
(CLO) Tỉnh ủy Bạc Liêu vừa công bố một số Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị của tỉnh. Theo đó, Tạp chí Văn hoá - Văn Nghệ Bạc Liêu thuộc Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh kết thúc hoạt động.
(CLO) Việc gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO sẽ mở ra cho TP HCM nhiều cơ hội, gia tăng giá trị đóng góp của ngành công nghiệp văn hóa.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 16/2, Bắc Bộ có mưa nhỏ rải rác; riêng Tây Bắc có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều trời nắng. Khu vực Trung Bộ có mưa vài nơi, Bắc Trung Bộ đêm trời rét. Các khu vực khác trên cả nước có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Huế cho biết, thông tư mới thể hiện tinh thần dạy học vì sự tiến bộ của học sinh. Nếu các em học chưa đạt, nhà trường có trách nhiệm bổ sung kiến thức cho đến khi đạt yêu cầu.
(CLO) Sau khi báo Nhà báo và Công luận có bài viết: "Thanh Hóa: "Biến tướng" trò chơi dân gian tại lễ hội Chùa Rồng", Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã thành lập đoàn kiểm tra nội dung báo chí phản ánh.
(CLO) Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên liên quan trong cuộc xung đột Nga - Ukraine tham gia đàm phán hòa bình, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của châu Âu trong việc giải quyết khủng hoảng.
(CLO) Làng gốm sứ Bát Tràng vừa chính thức ghi danh vào Mạng lưới các Thành phố Thủ công Sáng tạo Thế giới. Sự kiện này không chỉ khẳng định giá trị văn hóa độc đáo của gốm Bát Tràng mà còn mở ra cơ hội quảng bá tinh hoa nghề thủ công Việt Nam trên trường quốc tế.
(CLO) Chính quyền Tổng thống Donald Trump hôm thứ Sáu tuyên bố cấm vô thời hạn hãng tin Associated Press (AP) vào Phòng Bầu dục và chuyên cơ Không lực Một, sau khi AP từ chối sử dụng tên gọi "Vịnh Mỹ" thay vì "Vịnh Mexico".
(CLO) Ngày 15/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi). Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Mạnh (đoàn Vĩnh Phúc), dự thảo luật quy định rất rõ, chi tiết một số trường hợp khuyết Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Tuy nhiên, còn một số trường hợp chưa đươc quy định, do đó, đề nghị làm rõ hơn.
(CLO) Thủ tướng Hungary Viktor Orbán cảnh báo rằng cuộc chiến tại Ukraine có thể trở thành một "Afghanistan của Liên minh châu Âu" - một cuộc xung đột kéo dài, tốn kém và không có lối thoát.
(CLO) Ngày 15/2, Công an thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đơn vị này đang làm rõ hiện trường, xác minh vụ việc một người đàn ông bị hành hung sau khi va chạm giao thông xảy ra tại thành phố Buôn Ma Thuột.
(CLO) Trung Quốc kêu gọi tất cả các bên liên quan trong cuộc xung đột Nga - Ukraine tham gia đàm phán hòa bình, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của châu Âu trong việc giải quyết khủng hoảng.
(CLO) Thủ tướng Hungary Viktor Orbán cảnh báo rằng cuộc chiến tại Ukraine có thể trở thành một "Afghanistan của Liên minh châu Âu" - một cuộc xung đột kéo dài, tốn kém và không có lối thoát.
(CLO) Tiểu hành tinh 2024 YR4, được đặt biệt danh là "sát thủ thành phố", đang khiến giới khoa học lo ngại khi có 1/43 (2,3%) khả năng va chạm với Trái đất vào ngày 22/12/2032.
(CLO) Ngày 14/2, Quân đội Mỹ thông báo sẽ không còn cho phép người chuyển giới nhập ngũ và sẽ chấm dứt các dịch vụ y tế liên quan đến chuyển đổi giới tính cho quân nhân.
(CLO) Giao tranh Nga-Ukraine tiếp tục leo thang khi Ukraine đẩy mạnh các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng của Nga, trong khi Kiev có dấu hiệu bị gạt ra ngoài các cuộc đàm phán hòa bình với Moscow và Washington.
(CLO) Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) đã truy cập dữ liệu nhạy cảm từ Bộ Giáo dục Mỹ và cung cấp cho phần mềm AI nhằm điều tra các chương trình và chi tiêu của cơ quan này.
(CLO) Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã gây tranh cãi tại Hội nghị An ninh Munich khi tuyên bố mối đe dọa lớn nhất đối với châu Âu không đến từ Nga hay Trung Quốc, mà "từ bên trong".
(CLO) Trung Quốc đã bày tỏ sự ủng hộ đối với đề xuất cắt giảm chi tiêu quân sự của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhấn mạnh rằng Mỹ, với tư cách là quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới, nên đi đầu trong việc này.
(CLO) Bộ Hiệu quả Chính phủ Mỹ (DOGE) mới đây thông báo đã phát hiện 1,9 tỷ USD bị "thất lạc" dưới thời chính quyền ông Joe Biden. Số tiền này thuộc Bộ Phát triển Nhà ở và Đô thị (HUD) và đã được thu hồi.