Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt diễn tập, xây dựng tại Hoàng Sa

Thứ năm, 28/03/2019 21:09 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 28/3, tại cuộc Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời một số câu hỏi liên quan tới việc Trung Quốc tiến hành các cuộc diễn tập bắn đạn ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 22 - 24/3.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: baoquocte.vn

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: baoquocte.vn

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết lập trường của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc mới đây công bố 5 cảnh báo hàng hải về việc diễn tập bắn đạn thật ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đồng thời công bố kế hoạch xây dựng 3 đảo Phú Lâm, đảo Cây và đảo Duy Mộng, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thành thành phố và căn cứ dịch vụ hậu cần chiến lược, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của luật pháp quốc tế.

Việc Trung Quốc tiến hành các cuộc diễn tập bắn đạn thật ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 22 - 24/3/2019 và có kế hoạch xây dựng các đảo Phú Lâm, đảo Cây và đảo Duy Mộng thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trở thành thành phố và căn cứ dịch vụ hậu cần chiến lược quan trọng của Trung Quốc, đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc; vi phạm tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.

Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt và không để tái diễn các hoạt động tương tự, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tôn trọng nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như luật pháp quốc tế, không có hoạt động gây gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình ở khu vực. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp và trao công hàm phản đối Trung Quốc về những sự việc này.”

Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam trước việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa qua đã ký sắc lệnh công nhận cao nguyên Golan là của Israel, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:

“Việt Nam chia sẻ quan ngại sâu sắc của cộng đồng quốc tế trước những diễn biến gần đây liên quan tới hiện trạng của cao nguyên Golan. Chúng tôi kêu gọi các bên hành động phù hợp với các nghị quyết liên quan của Liên Hợp quốc, tôn trọng luật pháp quốc tế, giải quyết các bất đồng thông qua đối thoại vì một nền hòa bình bền vững ở Trung Đông và trên thế giới”.

Nhận định về khả năng tha bổng của công dân Đoàn Thị Hương vào phiên xử ngày 1/4 sắp tới tại Malaysia, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: “Chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều biện pháp bảo hộ công dân với công dân Đoàn Thị Hương. Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo hộ ngoại giao, lãnh sự, pháp lý ở mức cao nhất để đảm bảo công dân Đoàn Thị Hương được xét xử công bằng, khách quan và được trả tự do.

Về tình hình sức khỏe của công dân Đoàn Thị Hương, Người Phát ngôn nhấn mạnh: “Bộ Ngoại giao Việt Nam, các cơ quan chức năng của Bộ Ngoại giao Việt Nam thường xuyên liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia và chúng tôi được biết Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã 3 lần thăm lãnh sự với công dân Đoàn Thị Hương kể từ ngày 1/3 để động viên, thăm hỏi sức khỏe và giúp Hương có thể ổn định tâm lý cho phiên tòa sắp tới. Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia cũng đang làm các thủ tục cần thiết để thăm lãnh sự Đoàn Thị Hương 1 lần nữa trước phiên tòa ngày 1/4.”

Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cũng khẳng định: “Trong suốt hơn 20 phiên tòa xét xử công dân Đoàn Thị Hương đều có sự có mặt của đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia và Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Malaysia. Để tiếp tục các nỗ lực bảo đảm cho Đoàn Thị Hương được xét xử công bằng, khách quan và được trả tự do, Việt Nam sẽ tiếp tục các biện pháp bảo hộ công dân, lãnh sự ngoại giao pháp lý ở mức cao nhất.”

PV 

Tin khác

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức
Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

Bỏ sót gần 100 tỷ đồng tiền sử dụng đất nhà đầu tư phải nộp cho Nhà nước!

(NB&CL) Kết quả thanh tra tổng thể, toàn diện dự án Khu đô thị sinh thái hai bên bờ sông Đơ cho thấy, công tác lập hồ sơ mời thầu, chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, xác định thiếu số tiền sử dụng đất,… dẫn đến bỏ sót cho ngân sách Nhà nước hơn 98 tỷ đồng.

Tin tức