10 điều về gan bạn nên biết

Thứ bảy, 22/08/2020 10:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể, gan giúp làm sạch máu và chuyển đổi các chất độc hại thành chất thải, chuyển hóa các chất dinh dưỡng và protein trong cơ thể.

gna

Dưới đây là 10 điều bạn nên biết về gan. Cụ thể:

1. To bằng quả bóng

Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, to bằng quả bóng đá, và thực hiện hơn 500 chức năng, hoạt động suốt 24/7.

2. Là kho dự trữ vitamin và khoáng chất

Ngoài việc lưu trữ một số vitamin, khoáng chất, đường, gan điều chỉnh chất béo, lưu trữ và kiểm soát việc sản xuất, bài tiết cholesterol. Mật, được sản xuất bởi các tế bào gan, giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng. Sau đó, nó chuyển đổi các chất dinh dưỡng đó thành cơ bắp, năng lượng, hoóc môn và các yếu tố miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.

3. Là nhà máy lọc chất độc

Vai trò của gan là thải độc cho cơ thể. Nó lọc và giải độc mọi thứ bạn ăn vào, hít thở vào và hấp thu qua da. Nhờ đó, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và loại bỏ vi khuẩn khỏi dòng máu, giúp cơ thể khỏe mạnh. Nó cũng giúp chuyển hóa rượu với một lượng nhỏ.

4. Có khả năng tái tạo

Thực tế, nếu cắt bỏ 3/4 lá gan, nó sẽ phát triển trở lại với hình dạng như cũ trong vòng vài tuần. Nhưng không có nghĩa là có thể bỏ mặc lá gan hoặc để gan làm việc quá sức.

Nếu sử dụng rượu và thuốc uống, chất gây ô nhiễm môi trường, virus, và một số rối loạn chuyển hóa đều có thể gây ra những tổn thương cho tế bào gan.

5. Viêm gan C làm gan bị sưng lên

Khi bị viêm gan C gây viêm hoặc làm sưng gan. Đôi khi, bệnh có thể tự khỏi nhưng cần dùng thuốc để chấm dứt tình trạng viêm.

Nếu bị viêm gan C, cần phải tránh những thứ có thể gây kích ứng gan hơn nữa.

6. Lạm dụng thuốc và rượu có thể tàn phá gan và cơ thể

Nếu bạn quá lạm dụng thuốc uống và rượu sẽ khiến tế bào gan bị tổn thương vĩnh viễn hoặc gây xơ gan, có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của gan và ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể. Điều đó cũng có thể dẫn đến bệnh gan. Để bảo vệ gan cần hạn chế uống rượu, đặc biệt là bệnh nhân viêm gan C.

May mắn là gan của người nghiện rượu nặng có thể cải thiện nếu ngừng uống hoàn toàn.

7. Không có gan, máu sẽ không đông

Gan có nhiệm vụ sản xuất protein, gồm cả các yếu tố đông máu, giúp chữa lành sau chấn thương.

Người bị bệnh gan nghiêm trọng, như xơ gan, dễ bị cục máu đông trong tĩnh mạch cửa - tĩnh mạch lớn dẫn đến gan. Khi tĩnh mạch bị tắc nghẽn, có thể làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch cửa, buộc máu phải tìm đến một tĩnh mạch thay thế. Nếu tĩnh mạch quá nhỏ, có thể vỡ, gây xuất huyết nội nghiêm trọng.

8. Các loại thuốc tự mua quen thuộc có thể gây hại cho gan

Acetaminophen có trong Tylenol hoặc các loại thuốc trị cảm lạnh và đau đầu khác có thể gây hại cho gan, đặc biệt nếu dùng khi uống rượu. Bạn không nên tự ý mua thuốc về uống, mà nên hỏi ý kiến bác sĩ. Tất cả các loại thuốc đều được tạo thành từ các chất hóa học và có thể gây nguy hiểm cho tế bào gan của bạn.

9. Một số hóa chất độc hại có thể xâm nhập vào gan

Dung môi pha sơn, thuốc xịt côn trùng và các hóa chất xịt khác cũng có thể đến gan thông qua các mạch máu nhỏ trong phổi và gây ra tổn thương tiềm ẩn.

10. Gan sẽ không cho bạn biết nó bị tổn thương, cho đến khi tổn thương đã xảy ra

Đó là lý do tại sao nó thường được gọi là “người bạn thầm lặng” của bạn. Và tại sao cần phải giữ cho lá gan khỏe mạnh nhất có thể. Tập thể dục, ăn uống lành mạnh, hít thở không khí trong lành, tránh rượu và cẩn trọng khi uống thuốc chữa bệnh là tất cả những điều bạn có thể làm.

PV

Tin khác

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe
TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

TP HCM sẽ phát triển 3 Trung tâm cấp cứu 115 và các trạm cấp cứu hàng không, đường thủy

(CLO) Đây là nội dung nằm trong Đề án “Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP HCM theo hướng chuyên nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” vừa được UBND TP HCM phê duyệt.

Sức khỏe