10 làng nghề ở Hà Nội nghe tên là thấy Tết về

Thứ hai, 17/01/2022 15:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Những ngôi làng này thường được người dân ghé đến đông hơn vào mỗi dịp cuối năm vừa để thưởng thức không khí Tết, vừa mua sắm cho gia đình các sản phẩm đặc trưng.

10 lang nghe o ha noi nghe ten la thay tet ve hinh 1

Làng đào Nhật Tân: Nằm ở quận Tây Hồ, làng đào Nhật Tân là một trong những vựa hoa nổi tiếng và lớn nhất miền Bắc. Nhắc đến thú chơi đào ngày Tết người ta sẽ lập tức nhớ đến làng Nhật Tân bởi ở đây thường có đa dạng các cành đào từ mức giá bình dân với bông đỏ thắm, nụ to, cánh dày vô cùng đẹp mắt cho đến những mẫu được tạo dáng cầu kỳ lên đến hàng triệu đồng. Hơn nữa, làng đào Nhật Tân còn thường mở cửa cho du khách đến tham quan cũng như chụp ảnh, thưởng xuân những ngày cuối năm.

10 lang nghe o ha noi nghe ten la thay tet ve hinh 2

Làng hoa Tây Tựu: Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng hoa Tây Tựu từ lâu đã nổi tiếng là nơi cung cấp hoa chủ lực cho Thủ đô và các vùng lân cận. Mỗi dịp Tết đến xuân về luôn là dịp làm ăn phát đạt của nhiều gia đình tại đây. Các loại hoa chủ yếu phục vụ Tết gồm: Hoa Ly, Đồng Tiền, Cúc, Hồng, Thược Dược. Hoa được trồng quanh năm, nhưng để phục vụ hoa cho thị trường Tết, nhiều loài hoa được trồng từ tháng 9, và được người dân chăm sóc rất cẩn thận.

10 lang nghe o ha noi nghe ten la thay tet ve hinh 3

Làng lụa Vạn Phúc: Tết đến xuân về, nếu cần những bộ quần áo du xuân ưng ý, thật khó có thể bỏ qua làng lụa Hà Đông hay còn gọi là làng lụa Vạn Phúc, thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Từ đầu làng đi vào, dọc hai bên đường là những gian hàng lụa san sát với đủ các thể loại quần áo, túi xách, vải kiện bằng tơ tằm như vân, sa, quế, lụa sa tanh hoa, đũi… đủ màu sắc, hoa văn bắt mắt. Các xưởng dệt cũng thường được mở cửa để du khách tham quan. Hơn nữa thời gian trở lại đây, đường làng được trang trí bởi hàng ngàn chiếc ô đủ màu, che rợp trời và trở thành điểm nhấn thu hút nhiều khách thập phương hơn.

10 lang nghe o ha noi nghe ten la thay tet ve hinh 4

Làng gốm Bát Tràng: Với thương hiệu hàng trăm năm nay, gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) vẫn thường được ưa chuộng và tìm mua, nhất là mỗi dịp cuối năm. Tại chợ gốm họp ngay trong khu vực sân kho của xã từ nhiều năm nay, hàng trăm cửa hàng san sát, bày biện vô số những món đồ gốm khác nhau, từ đồ gia dụng như chén bát, bình vại, lọ hoa cho đến các bức tranh treo tường, chuông gió và vòng cổ,…Hay những sản phẩm với chủ đề dân gian như lão nông, con trâu, Thị Nở – Chí Phèo từ tượng to cho đến tượng nhỏ, sống động như thật. Du khách cũng có thể ghé thăm những xưởng gốm để tìm hiểu các công đoạn sản xuất ra những sản phẩm chỉ có thể tìm thấy ở Bát Tràng.

10 lang nghe o ha noi nghe ten la thay tet ve hinh 5

Làng mứt Xuân Đỉnh: Tại Hà Nội, làng nghề Xuân Đỉnh thuộc quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) từ bao đời nay đã nổi tiếng với món kẹo mứt và chỉ được làm khoảng một tháng trước Tết Nguyên Đán. Thời điểm này, chỉ cần đứng đầu làng cũng đã có thể ngửi thấy mùi hương của những mẻ kẹo mới ra lò. Đặc biệt mứt Xuân Đỉnh vẫn được người dân làm hầu như thủ công nên còn giữ được hương vị tự nhiên, khác hẳn với những sản phẩm công nghiệp cùng loại. Bên cạnh đó, người dân trong làng cũng tạo ra nhiều mẫu mã mới, đa dạng các nguyên liệu để phục vụ nhu cầu ngày càng phong phú của thị trường.

10 lang nghe o ha noi nghe ten la thay tet ve hinh 6

Làng hương Yên Phụ: Làng nghề làm hương Yên Phụ lâu đời (tương truyền có từ thế kỷ 13 đến nay) những ngày giáp Tết thường nổi bật với những cánh đồng hương trải dài hút tầm mắt. Từ đây những bó hương sẽ tỏa đi khắp các tỉnh thành phía Bắc mang theo mùi hương đặc trưng và sự ấm áp cho ngày đầu xuân năm mới trên bàn thờ gia tiên.

10 lang nghe o ha noi nghe ten la thay tet ve hinh 7

Làng bưởi Phú Diễn: Trên mâm ngũ quả của mỗi gia đình dịp Tết, bên cạnh nải chuối xanh thì những trái bưởi vẫn luôn được lựa chọn với ý nghĩa tượng trưng cho sự an khang thịnh vượng, niềm vui đủ đầy ngọt ngào, tròn trĩnh. Trong số rất nhiều giống bưởi thì bưởi Diễn (Phú Diễn, Hà Nội) được ưa chuộng hơn cả vì có màu vàng tươi, da căng bóng, hương thơm đặc trưng tỏa khắp không gian, múi mọng nước, tép bưởi ráo, giòn, thanh thanh dịu ngọt. Hơn nữa, đặc sản này còn được săn đón do có thể để được rất lâu (từ 3 đến 6 tháng) mà chỉ cần bôi chút vôi vào cuống rồi bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.

10 lang nghe o ha noi nghe ten la thay tet ve hinh 8

Làng miến Cự Đà: Nằm ở huyện Thanh Oai, cách Hà Nội chưa đầy 20km, làng Cự Đà nổi tiếng với món miến dong với sợi nhỏ đều, bó miến có màu vàng óng hoặc trắng tinh và đặc biệt là dai ngon, không bị bở dù được nấu hơi quá lửa. Để có được những sản phẩm đạt đủ tiêu chuẩn cung cấp cho thị trường vào dịp Tết thì ngay đầu thu, khi cái nắng vẫn còn oi ả, khắp làng trên, xóm dưới, đâu đâu cũng thấy những phên miến được phơi. Từ đây, những bó miến thành phẩm theo những xe hàng chở tỏa đi khắp các chợ lớn, chợ nhỏ của Hà Nội và nhiều tỉnh thành phía Nam đất nước.

10 lang nghe o ha noi nghe ten la thay tet ve hinh 9

Làng bánh chưng Tranh Khúc: Bánh chưng từ lâu đã là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm ngày Tết của mỗi gia đình. Bánh chưng nổi tiếng nhất Hà Nội phải kể đến làng nghề ở Tranh Khúc huyện Thanh Trì. Ghé thăm làng vào những ngày cuối năm điều dễ thấy nhất chính là sự tất bật của mọi người từ già đến trẻ. Người lớn thì gói bánh, trông bánh, trẻ con thì phụ giúp gia đình lau lá, rửa lá dong. Cùng với đó là những nồi bánh thơm phức, nghi ngút khói. Điều làm nên sự khác biệt của bánh chưng Tranh Khúc là sự kỹ lưỡng chọn lọc từng nắm đỗ, miếng thịt. Gạo làm bánh phải là gạo nếp cái hoa vàng, đỗ xanh ngọt ngậy và thịt nửa nạc nửa mỡ khiến bánh đậm đà mà không bị ngấy.

10 lang nghe o ha noi nghe ten la thay tet ve hinh 10

Làng quất Quảng Bá: Bên cạnh thú chơi đào thì quất cũng là loại cây được trưng bày phổ biến trong những ngày Tết bởi cây quất (hoặc quýt) tượng trưng cho sự bội thu, dồi dào trong năm mới. Và làng quất Quảng Bá là địa điểm không thể bỏ qua cho người dân Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận nếu muốn sở hữu những cây quất trĩu cành, vàng tươi, vỏ căng bóng, cành lá xum xuê. Bên cạnh đó, nhiều cây còn được nhà vườn cắt tỉa, uốn dáng thành những thế đứng phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân.

Khang Lâm

Bình Luận

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa