100% trường chọn một bộ sách giáo khoa là không đạt yêu cầu

Thứ hai, 01/06/2020 13:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tình trạng cả tỉnh, cả quận chỉ chọn duy nhất một bộ sách cần thiết phải được làm rõ để tránh việc gợi ý, chỉ đạo trong lựa chọn sách giáo khoa.

Cần thiết phải làm rõ vì sao một tỉnh, một quận chỉ lựa chọn một bộ sách giáo khoa

Chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa là chủ trương lớn. Thành tựu bước đầu đó là việc xã hội hóa biên soạn SGK khi trong năm học 2020 -2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã phê duyệt 46 sách giáo khoa của 9 môn học thuộc 5 bộ sách của lớp 1 để các nhà trường lựa chọn.

Vì có nhiều SGK nên việc chọn lựa sách là vấn đề lớn đòi hỏi sự tham gia của các thầy cô giáo. Năm nay, Bộ GD&ĐT trao quyền lựa chọn lựa SGK cho các nhà trường là để tăng quyền tự chủ, tôn trọng quyền lựa chọn cho các thầy cô.   

Việc lựa chọn SGK là khâu quan trọng để đưa sách vào thực tiễn giảng dạy. Trong thời gian dài, nhiều trường học các cô thầy phải đọc đủ 5 bộ sách, cho ý kiến từng sách từ đó đưa ra lựa chọn cuối cùng.

Thực tế việc lựa chọn SGK đã trở thành hoạt động chuyên môn sôi nổi, bước đầu giúp giáo viên dạy lớp 1 nắm bắt nội dung, biết được cái hay, cái độc đáo của từng bộ sách.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì kết quả chọn sách đã xuất hiện nhiều dấu hiệu "lạ" khi một số tỉnh, quận chỉ chọn đúng một bộ sách của một NXB.

Theo Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội thì địa phương có 100% các trường chọn một bộ sách giáo khoa là không đạt yêu cầu (ảnh TL).

Theo Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội thì địa phương có 100% các trường chọn một bộ sách giáo khoa là không đạt yêu cầu (ảnh TL).

Theo ý kiến của các chuyên gia việc trao quyền lựa chọn SGK cho các nhà trường mà kết quả đồng nhất như vậy là rất khó hiểu.

Ghi nhận của phóng viên báo Nhà báo và Công luận từ các trường học ở một số địa phương thực hiện nghiêm túc Thông tư 01 của Bộ GĐ&ĐT về hướng dẫn chọn SGK cũng cho thấy,  kết quả chọn SGK của 9 môn học tại mỗi nhà trường rơi vào từ 2 đến 3 bộ sách. Thậm chí, có trường 9 môn học nằm trong cả 5 bộ sách.

Trước thực trạng trên, phóng viên Báo Nhà báo và Công luận đã trao đổi với ông Lê Như Tiến, Nguyên Phó Chủ nhiệm, Ủy ban Văn Hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội.

Theo ông Lê Như Tiến: “Chủ trương một chương trình nhiều bộ SGK là để các nhà trường, sở, tỉnh thành rộng đường lựa chọn.

Tôi cũng được biết thông tin rằng, có một sự chỉ đạo hay thế nào đó để gợi ý một bộ SGK  như thế là không thực hiện đúng chủ trương của Quốc hội, của Chính phủ là một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa.

Nhiều bộ sách là để các thầy cô và nhà trường tự lựa chọn. Bộ sách nào phù hợp thì được lựa chọn. Còn kết quả như vậy không đạt yêu cầu. Nếu có dấu hiệu gợi ý này kia thì Bộ GD&ĐT phải có ý kiến".

Cũng liên quan đến chọn SGK, có nhiều ý kiến dị nghị khi bộ sách "Chân trời sáng tạo" - của NXB Giáo dục Việt Nam được Thành phố Hồ Chí Minh lựa chọn bởi NXB đã chi trả thù lao cho một số lãnh đạo Sở và lãnh đạo một số phòng ban chuyên môn của Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh.

Trước vấn đề này ông Thái Văn Tài  - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) có ý kiến, trong 5 bộ SGK được thẩm định lần này nhận thấy đây là cơ hội hiếm của nhóm tác giả phía Nam tham gia biên soạn SGK theo chương trình giáo dục phổ thông quốc gia.

Khi các nhóm tác giả ở miền Nam tham gia biên soạn SGK thì có thể nhận thấy rất nhiều phương ngữ, dữ liệu đưa vào SGK mang tính đặc trưng của vùng miền.

Ví dụ như sách Tiếng Việt lớp 1, có thể dùng từ ba má thay cho bố mẹ; dùng từ “ghe thuyền”… Các phương ngữ này rất gần gũi học sinh lứa tuổi học sinh Tiểu học .

Nhóm tác giả phía Nam nghiên cứu chương trình, biên soạn SGK đang hướng đến một đối tượng khá đặc trưng cho vùng miền đấy.

Khi giáo viên tham gia lựa chọn SGK, các bộ sách đã đáp ứng đúng chương trình của hội đồng thẩm định quốc gia thẩm định rồi thì việc sách gần gũi với địa phương của họ thì việc lựa chọn là hoàn toàn dễ hiểu.

“Chúng ta phải tôn trọng ý kiến, kết quả lựa chọn SGK ở vùng miền đó. Chúng ta phải công bằng khi phán xét một vấn đề, cần tìm hiểu quy trình có sai không?

Có chỉ đạo gì sai không?

Khi kết quả làm đúng, quy trình làm đúng, không có chỉ đạo sai thì chúng ta phải tôn trọng quyền lựa chọn của GV và phải ghi nhận quyền này” – ông Tài nhấn mạnh.

  Minh Triết

Tin khác

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

Yêu cầu xử lý việc liên kết đào tạo với nước ngoài không đúng quy định

(CLO) Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiện tượng việc tổ chức thực hiện hợp tác, đầu tư của nước ngoài tại một số cơ sở giáo dục chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Giáo dục
Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

Hà Nội công bố phương án tuyển sinh trường THPT chuyên

(CLO) Học sinh tham gia tuyển sinh lớp chuyên phải qua sơ tuyển và thi, lấy điểm từ cao xuống thấp.

Giáo dục
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo 'Dinh dưỡng trong học đường'

Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường"

Hội thảo "Dinh dưỡng trong học đường" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức.

Giáo dục
Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

Bài 1: Mua danh ba vạn hay bán danh…ba đồng?

(CLO) Hiện nay, nhiều người được gắn với danh xưng giáo sư, tiến sĩ tuy nhiên lại chưa được nhà nước công nhận mà do một vài tổ chức nước ngoài phong tặng. Điều này đang gây ra tranh cãi, liệu giá trị của những danh xưng này đến đâu?

Giáo dục
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam - Angola

(CLO) Chuyến thăm và làm việc tại Angola của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, với tư cách đại diện Chính phủ Việt Nam, là minh chứng sinh động cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là dấu mốc quan trọng và ý nghĩa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Giáo dục