12 Bộ trưởng từ chức khi Ấn Độ khủng hoảng bởi dịch COVID

Thứ năm, 08/07/2021 11:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cải tổ nội các của mình sau khi tổng cộng 12 bộ trưởng từ chức, bao gồm cả những người phụ trách y tế và giáo dục.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại một cuộc mít tinh chính trị. Ảnh : PA

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại một cuộc mít tinh chính trị. Ảnh : PA

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã bị chỉ trích vì phản ứng của ông đối với đại dịch.

Mười hai thành viên trong Nội các của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đệ đơn từ chức hôm thứ Tư (7/7) khi chính phủ đang đối mặt với những lời chỉ trích liên tục về phản ứng thảm hại trước COVID-19.

Văn phòng Tổng thống Ram Nath Kovind cho biết việc từ chức được chấp nhận theo lệnh của Thủ tướng.

Trong số những người từ chức có Bộ trưởng Y tế Harsh Vardhan, Bộ trưởng Giáo dục Ramesh Pokhriyal Nishank và Bộ trưởng Thông tin và Truyền hình Prakash Javadekar, Bộ trưởng Công nghệ Thông tin Ravi Shankar Prasad.

Cuối ngày, Modi chứng kiến lễ tuyên thệ nhậm chức của 43 thành viên Nội các mới trong một cuộc cải tổ lớn có ít nhất sáu thành viên cấp dưới được thăng chức. Nội các cũng được mở rộng lên 77 thành viên so với 52 trước đó.

Sự ra đi của hàng loạt quan chức hôm thứ Tư (7/7) báo hiệu sự thay đổi đầu tiên đối với Nội các của Thủ tướng Modi kể từ khi ông được tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2019 và trước các cuộc bầu cử cấp bang quan trọng vào đầu năm tới. Nó cũng diễn ra khi quốc gia này cố gắng đẩy nhanh chương trình tiêm chủng trong khi chuẩn bị cho một làn sóng lây nhiễm khác có thể xảy ra.

Ấn Độ đã ghi nhận hơn 30,66 triệu ca nhiễm và 400.000 trường hợp tử vong do COVID-19 kể từ khi đại dịch bắt đầu, con số tử vong cao thứ ba thế giới sau Mỹ và Brazil. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới hàng ngày đã giảm mạnh trong những ngày gần đây xuống còn dưới 50.000 ca từ mức cao nhất là hơn 400.000 ca vào đầu tháng Năm.

Tính đến sáng thứ Tư, Ấn Độ đã sử dụng hơn 361 triệu liều, chủ yếu là liều đầu tiên trong số hai liều được yêu cầu. Họ chủ yếu sử dụng hai loại vắc xin sản xuất trong nước - Covishield, được biết đến với tên AstraZeneca ở nước ngoài, và Covaxin - trong đợt tiêm chủng của mình.

Vắc-xin Sputnik V của Nga và thuốc tiêm chủng Moderna có trụ sở tại Hoa Kỳ cũng đã được phê duyệt để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, trong khi chính phủ cũng đang đàm phán với công ty Pfizer.

Hoàng Long

Bình Luận

Tin khác

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

Căng thẳng Mỹ - Nga lan ra cả ngoài không gian

(CLO) Ngày 24/4, Nga đã bác bỏ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc do Mỹ soạn thảo kêu gọi các quốc gia ngăn chặn chạy đua vũ trang ngoài không gian. Động thái này cho thấy căng thẳng giữa hai cường quốc đã lan ra ngoài không gian.

Thế giới 24h
WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

WHO: Việc sử dụng rượu và thuốc lá điện tử ở giới trẻ đáng 'báo động'

(CLO) Theo một báo cáo công bố hôm thứ Năm (25/4) của chi nhánh Châu Âu thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc sử dụng rộng rãi rượu và thuốc lá điện tử trong thanh thiếu niên là “đáng báo động”.

Thế giới 24h
Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

Mỹ sẽ gửi vũ khí tới Ukraine qua Đức và Ba Lan

(CLO) Trong nhiều tháng, Bộ Quốc phòng Mỹ đã chuẩn bị cho ngày Hạ viện Mỹ phê duyệt gói viện trợ mới cho Ukraine trị giá 61 tỷ USD.

Thế giới 24h
NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

NASA sắp lắp đặt mạng 4G để chuẩn bị cho con người trên Mặt trăng

(CLO) NASA và Nokia đã hợp tác lắp đặt mạng di động trên Mặt trăng nhằm chuẩn bị cho sự hiện diện lâu dài của con người trên các hành tinh ngoài Trái đất.

Thế giới 24h
Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

Nga tiếp tục dồn ép trên chiến trường khi Ukraine chờ viện trợ Mỹ

(CLO) Khi Mỹ chuẩn bị chuyển 61 tỷ USD viện trợ quân sự cho Ukraine, các báo cáo từ miền đông Ukraine tiếp tục nêu bật sự thất thế của Kiev trên chiến trường.

Thế giới 24h