12 "đại dự án" thua lỗ hàng chục ngàn tỷ đồng bây giờ ra sao ?

Thứ hai, 26/04/2021 05:54 AM - 0 Trả lời

(CLO) Thời gian qua, trong 12 "đại dự án" công nghiệp có qui mô hàng chục đến hàng trăm ngàn tỷ đồng, mới chỉ có 2-3 dự án có chuyển biến tích cực. Còn đa số dự án vẫn "dậm chân tại chỗ", thậm chí lỗ sâu hơn. Nguyên nhân vì sao?

Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, giai đoạn 2 vẫn đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.

Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, giai đoạn 2 vẫn đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.

Như Nhà báo và Công luận đã đưa tin, trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của Đề án cơ cấu lại DNNN, trọng tâm là Tập đoàn, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2016  -2020, yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm các tồn tại, yếu kém của 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả ngành công thương (gọi chung là 12 dự án) là một nhiệm vụ cơ bản.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2020, chỉ có Nhà máy sản xuất phân bón DAP1 – Hải Phòng có lãi và được đưa ra khỏi danh sách 12 thua lỗ. Nhà máy thép Việt Trung đã bắt đầu có lãi nhưng vẫn còn lỗ lũy kế. 

Có 2 dự án giảm được lỗ nhưng chưa bền vững. Nhà máy Sơ sợi Đình Vũ đã từng dừng hoạt động nay đã vận hành trở lại. 7 dự án còn thua lỗ hoặc dừng hoạt động và việc xử lý đang bế tắc. Trong đó 5 dự án đang bế tắc vì tranh chấp hợp đồng EPC với nhà thầu (DAP số 2 - Lào Cai, Đạm Hà Bắc, Dự án Đạm Ninh Bình, Công nghiệp tàu thủy Dung Quất, Gang thép Thái Nguyên). Dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam đã 4 lần đấu giá không có người mua.  

Vừa qua, các đề án, kế hoạch để xử lý hậu quả thua lỗ các "đại dự án" này đã được Chính phủ ban hành nhưng hiện mới chỉ có DAP số 1 Hải Phòng có lãi và đã được ra khỏi danh sách 12 dự án thua lỗ. Đến cuối năm 2020 thì tổng nợ phải trả của 12 dự án thua lỗ kém chậm tiến độ lên đến hơn 63.300 tỷ đồng, tổng vốn chủ sở hữu đã âm tới 7.200 tỷ đồng.

Theo báo cáo, việc xử lý các dự án thua lỗ này kéo dài, bế tắc do không phân định rõ thẩm quyền, không xác định rõ trách nhiệm lại cố hữu bám lấy nguyên tắc bảo toàn vốn nhà nước một cách cứng nhắc theo cách cố lấy lại giá trị như giá trị sổ sách trong khi thực tế ở nhiều dự án đã âm vốn.

Trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho rằng do trước đây không phân định rõ trách nhiệm và thẩm quyền quyết định xử lý các dự án này thuộc là ở cơ quan đại chủ sở hữu là Ủy ban Quản lý vốn hay là thuộc về trách nhiệm của Hội đồng thành viên Hội đồng quản trị của các dựa án, nhà máy này.

Theo ông Tiến, khi rà soát lại 12 dự án này mới thấy nhiều thuộc trách nhiệm xử lý lại nằm ở các công ty con, công ty cháu. Chỉ khi phân định rõ trách nhiệm và thẩm quyền mới có cơ sở pháp lý cho thẩm quyền và trách nhiệm xử lý với nguyên tắc các bộ ngành và cơ quan chủ sở hữu không xử lý những việc những vấn đề không thuộc thẩm quyền của cơ quan chủ sở hữu, không thuộc thẩm quyền của các bộ ngành.

"Cơ chế cũng phải từ dự án, từ doanh nghiệp. Doanh nghiệp xử lý, những việc những vấn đề vượt thẩm quyền thì báo cáo lên cơ quan chủ sở hữu. Vượt thẩm quyền cơ quan chủ sở hữu trên xử lý thì cơ quan chủ sở hữu báo cáo các bộ ngành. Những gì dù trong thẩm quyền nhưng lúng túng vướng mắc thì báo cáo để được hướng dẫn xử lý", ông Tiến nói.

Theo ông Tiến, nguyên tắc xử lý là tuân thủ đúng pháp luật, đảm bảo nguyên tắc thị trường công khai minh bạch và xác định rõ đúng người đúng việc không sử dụng,NSNN không ảnh hưởng đến NSNN.

“Trước đây chỉ có hướng dẫn chung cho 12 dự án và do không làm rõ trách nhiệm nên dưới cứ hỏi trên. Chúng tôi muốn hướng dẫn thì phải biết rõ ở dưới đã làm như thế nào và vướng mắc ở đâu, khó khăn gì. Nhưng mỗi dự án lại có những vướng mắc khác nhau”, ông Tiến nói.

Hướng nào xử lý "đống lỗ" hàng trăm ngàn tỷ?

Cục trưởng Đặng Quyết Tiến cho rằng, phương hướng xử lý dứt điểm 12 dự án này, không để kéo dài, không để chậm trễ, gây thất thoát tài sản của nhà nước, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng. Đồng thời xử lý theo nguyên tắc thị trường thay vì tiếp tục có sự can thiệp của Nhà nước và xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc để xảy ra tình trạng ngừng hoạt động, thua lỗ kéo dài, thất thoát vốn nhà nước.

Quan điểm của ông Tiến là với những dự án nếu không thể phục hồi được thì buộc phải phá sản, giải thể, thanh lý.  

Công trường dự án Nhà máy Ethanol Phú Thọ gần như trong tình trạng hoang phế.

Công trường dự án Nhà máy Ethanol Phú Thọ gần như trong tình trạng hoang phế.

Theo cách phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm như Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp nêu lên thì với 3 dự án của Vinachem là Đạm Ninh Bình, Phân đạm và hóa chất Hà Bắc, CTCP DAP2. thẩm quyền và trách nhiệm của Vinachem là hoàn thiện phương án xử lý đối với từng dự án đảm bảo khả thi, có thể thực hiện được ngay. Cả 3 dự án này vừa âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế lại chưa xử lý được tranh chấp hợp đồng EPC.

Các dự Gang thép Thái Nguyên, Thép Việt Trung và Sơ sợi Đình Vũ (PVTex) đang được tiếp tục  xử lý tái cơ cấu các dự án. Trong đó PVN chủ động quyết định theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện phương án tái cơ cấu, thoái vốn khỏi PVTex.

Ethanol Phú Thọ đã dừng thi công từ năm 2011, 2 dự án Ethanol Bình Phước, Ethanol Quảng Ngãi đã dừng hoạt động.  Trong các  dự án ethanol, do Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL) thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam đầu tư 30% vốn. 70% vốn còn lại của các cổ đông khác.

Vì vậy theo ông Đặng Quyết Tiến, trách nhiệm xử lý 3 dự án Ethanol này thuộc về cổ đông đa số. Cổ đông đa số đã quyết định dừng dự án thì không thể thay đổi. Trách nhiệm của PVN là chỉ đạo PV Oil l và các đơn vị thành viên xem xét  xem xét xử lý phần vốn đầu tư ở Ethanol Bình Phước, Ethanol Quảng Ngãi theo hướng nếu đã trích lập dự phòng rồi thì cho chuyển nhượng dự án hoặc bán lại cho cổ đông kia.  nên giải pháp sẽ là cho phá sản. Ethanlo Phú Thọ đã dừng thi công coi như là đã phá sản nên sẽ cho phá sản dự án này.

Dự án DAP1 – Hải Phòng đã có lãi, đã ra khỏi danh sách 12 dự án thua lỗ và  Ủy ban Quản lý vốn so sánh hiệu quả giữa hai phương án thoái vốn tại thời điểm hiện nay với thoái vốn khi hết lỗ và tính đến yếu tố thị trường để đảm bảo lợi ích cao nhất cho nhà nước.

Bế tắc nhất là dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam (Vinapaco), đã 4 lần đấu giá nhưng “mang đi lại mang về”, vì không có nhà đầu tư nào đấu giá. Đã có tới 3 phương án cho dự án này. Đó là đấu giá toàn bộ tài sản cố định và hàng tồn kho. Đó là cổ phần hóa Vinapaco bao gồm cả Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam. Và UBND tỉnh Long An đề xuất thay đổi quy hoạch từ diện tích đất của Nhà máy Bột giấy Phương Nam mở rộng thêm, xây dựng khu đô thị sinh thái. Đề xuất của UBND tỉnh Long An đang được xem xét.   

Nhà máy giấy Phương Nam cũng như một số dự án khác trong 12 đại dự án không xử lý được cũng bởi không xác định rõ nguyên tắc bảo toàn vốn.

“Chúng ta cứ bám theo suy nghĩ bảo toàn vốn là bảo toàn vốn đầu tư. Tức là đã bỏ ra 10 đồng đầu tư thì phải thu về 10 đồng. Giá trị sổ sách là 10 đồng thì phải thu đủ 10 đồng. Trong khi 3 đồng đã mất, khả năng thu về chỉ được 7 đồng thôi. Vì thế đấu giá hay thoái vốn không thành”, ông Đặng Quyết Tiến nói.

Theo ông Tiến phải làm rõ nguyên tắc bảo toàn vốn tức là thu về đúng giá trị được định giá lại, theo đúng kết luận thanh tra kiểm tra kiểm toán. Phần mất mát giữa giá trị sổ sách, giữa vốn đầu tư và giá trị thực tế còn lại sẽ được thu hồi bằng việc thu hồi đền bù của người vi phạm theo kết luận của tòa án, của cơ quan thanh tra kiểm tra… Có được nguyên tắc mới đưa ra được cơ chế xử lý. Có như thế mới giải quyết dứt điểm được 12 đại dự án. 

Hà Anh

Tin khác

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

(CLO) Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với doanh thu đạt 9.042 tỷ đồng, lãi sau thuế đã dương trở lại.

Tài chính - Bảo hiểm
3 bộ luật nào sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản trong thời gian tới?

3 bộ luật nào sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản trong thời gian tới?

(CLO) Theo ông Nguyễn Văn Đính, 3 luật có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất tới thị trường bất động sản thời gian tới là Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh Bất động sản 2023.

Bất động sản
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

(CLO) Ngày 25/4/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Tòa án Nga ra lệnh tịch thu 440 triệu USD?

Vì sao ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Tòa án Nga ra lệnh tịch thu 440 triệu USD?

(CLO) Một tòa án Nga đã ra lệnh tịch thu 439,5 triệu USD của Ngân hàng JPMorgan Chase (Mỹ), một tuần sau khi công ty cho vay VTB do Điện Kremlin điều hành tiến hành hành động pháp lý chống lại ngân hàng lớn nhất của Mỹ để thu lại số tiền bị mắc kẹt dưới chế độ trừng phạt của Washington.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

(CLO) Báo cáo kết quả kinh doanh Quý 1 cho thấy doanh thu Sabeco (SAB) tăng trưởng 15,6% lên mức 7.184 tỷ đồng. Lãi gộp tăng 10% đạt 2.100 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm