2 Phó Thủ tướng, 7 Bộ trưởng không tham gia Ban chấp hành Trung ương khóa mới

Thứ tư, 24/02/2021 16:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tại kỳ họp thứ 11 - kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá XIV, Quốc hội sẽ kiện toàn một số chức danh trong bộ máy Nhà nước trong nhiệm kỳ mới.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình không tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình không tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII

Chính phủ hiện có 26 thành viên, trong đó có 21 bộ trưởng, trưởng ngành. Sau Đại hội XIII của Đảng, có 2 Phó Thủ tướng và 7 Bộ trưởng, trưởng ngành không tham gia Ban Chấp hành Trung ương.

2 Phó Thủ tướng không tái cử Trung ương là ông Trương Hòa Bình (sinh năm 1955) và ông Trịnh Đình Dũng (sinh năm 1956). Cả hai trường hợp đều thuộc diện quá tuổi tái cử.

Trong 7 Bộ trưởng không tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa mới, có 6 người thuộc trường hợp quá tuổi, gồm: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch (sinh năm 1954); Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân (sinh năm 1958); Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng (sinh năm 1959); Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường (sinh năm 1959); Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà (sinh năm 1958); Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện (sinh năm 1959).

Người duy nhất còn đủ tuổi tái cử nhưng không có tên trong danh sách 200 Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII là Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ.

Đáng lưu ý, Bộ GD-ĐT là bộ duy nhất không có người đương nhiệm tái cử hoặc được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Trong khi đó, 6 bộ còn lại đều có các Thứ trưởng đang là Uỷ viên Trung ương Đảng khóa XIII. Cụ thể: Bộ Nội vụ có Thứ trưởng Phạm Thị Thanh Trà (sinh năm 1964); Văn phòng Chính phủ có Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn (sinh năm 1961); Bộ NN&PTNT có Thứ trưởng Lê Minh Hoan (sinh năm 1961); Bộ Xây dựng có Thứ trưởng Nguyễn Thanh Nghị (sinh năm 1976); Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Thứ trưởng Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1961).

Tại Bộ Quốc phòng có 2 người được bầu vào Bộ Chính trị, là Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam.

Ngoài ra, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam được bầu vào Ban Bí thư, vừa được phân công làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Trong 26 nhân sự của Chính phủ, có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tái cử vào Ban Chấp hành Trung ương và tiếp tục được bầu vào Bộ Chính trị; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tái cử Ban Chấp hành Trung ương.

2 Bộ trưởng tái cử vào Trung ương và lần đầu được bầu vào Bộ Chính trị là Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng. 2 Bộ trưởng, trưởng ngành cũng tái cử vào Trung ương và được bầu vào Ban Bí thư là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến và Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái.

Có 2 trường hợp lần đầu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương là Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Các Bộ trưởng đương nhiệm khác đều tái cử Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Thông thường, các bộ trưởng, trưởng ngành sẽ là Uỷ viên Trung ương Đảng. Tuy nhiên, tại nhiệm kỳ vừa qua có bà Nguyễn Thị Kim Tiến làm Bộ trưởng Bộ Y tế nhưng không phải Uỷ viên Trung ương Đảng.

Theo quy định, toàn bộ các thành viên Chính phủ sẽ do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Các chức danh Thủ tướng, cùng với Chủ tịch Quốc hội và Chủ tịch nước và Chánh án TAND Tối cao sẽ thực hiện nghị thức tuyên thệ trước Quốc hội sau khi nhậm chức.

PV

Tin khác

Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

Hà Nội: Thông qua điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024

(CLO) Ngày 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội với đa số đại biểu nhất trí tán thành đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023 - 2024.

Tin tức
Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

Hà Nội thông qua quy hoạch 5 không gian, 5 vùng đô thị

(CLO) Sáng 29/3, tại Kỳ họp thứ mười lăm HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, với 92,55% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.   

Tin tức
Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

Cả nước có 34 dự án lớn, 86 dự án thành phần quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT

(CLO) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Tin tức
Cần 'vừa làm, vừa hoàn thiện' các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

Cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp

(CLO) Tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp năng lượng quốc tế, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cùng với quá trình triển khai dự án, các bên liên quan cần "vừa làm, vừa hoàn thiện" các cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp, xác định giá điện, giải pháp xây dựng lưới điện truyền tải...

Tin tức
Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

Đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam vào những dự án trọng điểm quốc gia

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị WB tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô lớn như các dự án về: Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, phát triển giao thông chiến lược, đường sắt đô thị, năng lượng tái tạo, truyền tải điện, nông nghiệp thông minh...

Tin tức