2 sai lầm khiến đế chế bất động sản Trung Quốc dính “bom nợ” khủng 300 tỷ USD

Thứ bảy, 18/09/2021 06:39 AM - 0 Trả lời

(CLO) China Evergrande, đế chế địa ốc hàng đầu Trung Quốc, hiện đang rơi vào cuộc khủng hoảng nợ kỷ lục khi sở hữu tổng khối nợ lên tới 300 tỷ USD.

Áp lực gia tăng

Theo bà Terasa Kong, Trưởng bộ phận Thu nhập cố định của Matthew Asia, tập đoàn China Evergrande Group của tỷ phú Hứa Gia Ấn đã mắc phải hai “đại tội” dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ hiện nay khiến các nhà đầu tư đang lo lắng tột cùng.

2 sai lam khien de che bat dong san trung quoc dinh bom no khung 300 ty usd hinh 1

China Evergrande, đế chế địa ốc hàng đầu Trung Quốc, hiện đang rơi vào cuộc khủng hoảng nợ kỷ lục khi sở hữu tổng khối nợ lên tới 300 tỷ USD. Ảnh: Getty Images.

Sai lầm đầu tiên là China Evergrande đã vay nợ quá nhiều tiền, theo bà Kong. Việc mở rộng chóng mặt và vay tiền ồ ạt khiến “ông lớn” địa ốc Trung Quốc rơi vào khủng hoảng. Hiện, China Evergrande hiện đang là tập đoàn bất động sản vay nợ nhiều nhất thế giới, với tổng nợ lên tới 300 tỷ USD.

Sai lầm thứ hai là do quản trị công ty có vấn đề. “Khi mắc hai sai lầm cùng một lúc, nó chẳng khác gì như một khu rừng khô hạn đặt cùng bùi nhùi chỉ chực chờ bắt lửa”, bà Kong ví von.

Các vấn đề của Evergrande leo thang ngày một nghiêm trọng, đặc biệt là trong những tuần qua. Công ty này đã hai lần cảnh báo các nhà đầu tư trong nhiều tuần về khả năng vỡ nợ. Evergrande vừa qua đã thừa nhận rằng họ có nguy cơ vỡ nợ chéo, nghĩa là rủi ro vỡ nợ có thể tràn sang các lĩnh vực liên quan khác.

Trước đó, nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc cũng cho biết doanh số bất động sản sẽ xấu đi đáng kể trong tháng này, làm tăng thêm độ nghiêm trọng cho các vấn đề về dòng tiền. Theo tuyên bố, Evergrande thừa nhận đang gặp khó khăn trong việc thu vốn qua đơn vị dịch vụ bất động sản, tuy nhiên, doanh thu không mấy khả quan.

“Evergrande phải nhanh chóng giải quyết việc bàn giao nhà. Nếu không, chúng ta sẽ chứng kiến thêm nhiều vấn đề khác”, bà Kong nhận định.

Bà Kong cảnh báo rằng có “rất nhiều đòn bẩy” trong hệ thống. “Đó là lý do tại sao… điều thực sự quan trọng là đảm bảo rằng tiếp tục có tính thanh khoản và tiếp tục tạo đà tăng trưởng”, bà Kong cho hay. “Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chắc chắn là đảm bảo không còn bất ổn xã hội vì Evergrande có phạm vi ảnh hưởng rất lớn.”

Các nhà đầu tư “sốt sắng”

2 sai lam khien de che bat dong san trung quoc dinh bom no khung 300 ty usd hinh 2

Các nhà đầu tư tập trung tại trụ sở của Evergrande đòi lại những sản phẩm quản lý tài sản quá hạn hoàn trả vào hôm 12/9. Ảnh: Caixin.

China Evergrande là tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc. Hiện, theo trang web, tập đoàn này sở hữu khoảng 1.300 dự án bất động sản tại hơn 280 thành phố ở Trung Quốc. Trong những ngày gần đây, các cuộc biểu tình của những người mua nhà và nhà đầu tư đã nổ ra tại nhiều thành phố khác nhau tại Trung Quốc.

Khủng hoảng nợ của Evergrande làm dấy lên nỗi lo ngại về rủi ro lan rộng trong lĩnh vực bất động sản và rủi ro hệ thống tài chính của Trung Quốc.

Tại Quảng Châu, các khách hàng mua nhà đã bao vây văn phòng tại địa phương của Evergrande. Họ yêu cầu công ty bắt đầu lại việc xây dựng bị đình trệ. Trước đó, hồi tháng 8 năm nay, Evergrande buộc phải tạm dừng thi công một số dự án do chưa thể trả tiền cho nhà cung cấp.

Vào hôm 13/8, lực lượng chức năng đã ập vào trụ sở Evergrande tại Thâm Quyến sau khi hàng chục người tập trung biểu tình đòi lại các sản phẩm quản lý tài sản (WMP) đã quá hạn hoàn trả. Trong khi đó, Caixin đưa tin đám đông lên tới hàng trăm người vào ngày 12/9.

Evergrande sau đó đã yêu cầu các nhân viên thuộc chi nhánh Thẩm Dương làm việc tại nhà, sau khi một số nhân viên mua WMP của công ty cũng tham gia cuộc biểu tình, theo nguồn tin của Bloomberg. Hàng nghìn người tại tỉnh An Huy đang nắm giữ các WMP quá hạn của Evergrande với tổng giá trị lên tới 1,3 đến 1,8 tỷ NDT, theo báo cáo của truyền thông địa phương.

Trung Quốc loay hoay với khủng hoảng nợ

2 sai lam khien de che bat dong san trung quoc dinh bom no khung 300 ty usd hinh 3

Tin đồn Evergrande sắp phá sản khiến các nhà đầu tư, đối tác và người mua hàng trở nên lo lắng. Ảnh: Getty Images.

Lực lượng cảnh sát sau hàng loạt cuộc biểu tình tại các văn phòng của Evergrande trên khắp Trung Quốc, áp lực đối với giới chức Bắc Kinh ngày một gia tăng. Theo nguồn tin của Bloomberg, chính quyền Trung Quốc đang tập hợp một nhóm chuyên gia kế toán và pháp lý để giám sát tình hình tài chính của China Evergrande.

Hồi tháng trước, các quan chức của tỉnh Quảng Đông – quê hương của Evergrande – đã triệu tập một nhóm chuyên gia đến từ hãng tư vấn luật King & Wood Mallesons. Theo yêu cầu của Bắc Kinh, tỉnh này cũng cử thêm một số cố vấn tài chính và kế toán để đánh giá tập đoàn bất động sản.

Động thái trên được Bloomberg nhận định chính quyền Trung Quốc đang chuẩn bị cho một trong những cuộc tái cơ cấu nợ lớn nhất đất nước.

Trong một tuyên bố hôm 13/9, Evergrande bác tin đồn sắp phá sản. Đế chế bất động sản Trung Quốc đang phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có. Song, họ vẫn cam kết “kiên quyết hoàn thành trách nhiệm và đang làm mọi thứ để khôi phục hoạt động bình thường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng”.

“Các nhà đầu tư nhỏ lẻ, ít kinh nghiệm có thể là ưu tiên số 2. Những nhà đầu tư nước ngoài thường là các tổ chức đầu tư nên họ hiểu được những rủi ro này”, bà Kong cho hay.

Theo CNBC, các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trái phiếu của Evergrande có lẽ sẽ là ưu tiên cuối cùng. Theo nhà quản lý danh mục đầu tư, chính quyền Bắc Kinh rất rõ ràng về mục tiêu duy trì ổn định xã hội và điều đó có nghĩa là phải đặt người mua nhà lên hàng đầu.

Theo dữ liệu của Refinitiv Eikon, trong tổng số 24 trái phiếu đã phát hành, Evergrande có 6 trái phiếu đáo hạn vào năm 2022 và 10 trái phiếu sẽ đáo hạn vào năm 2023. Trái phiếu của China Evergrande cũng nằm trong các chỉ số lợi suất cao khác nhau của chấu Á.

Cổ phiếu của Evergrande đã giảm gần 80% trong năm nay, và trái phiếu của nó cũng lao dốc xuống mức thấp kỷ lục.

Hương Vũ (Theo Bloomberg, CNBC)

Bình Luận

Tin khác

Một số dự án chung cư tại Hà Nội được đẩy giá vượt quá giá trị thực tế

Một số dự án chung cư tại Hà Nội được đẩy giá vượt quá giá trị thực tế

(CLO) Theo Savills, một số dự án đã được đẩy giá vượt quá giá trị thực tế, nên người mua cần xem xét kỹ, cân nhắc giá trị sử dụng và mức độ hợp lý của dự án.

Bất động sản
Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

(CLO) Những căn biệt thự hạng sang tại phân khu đóng The Miyabi là tài sản đặc biệt hiếm có trong lòng thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, nơi mang tới trải nghiệm sống “xa xỉ thầm lặng” độc bản khiến giới doanh nhân thành đạt sẵn sàng mở hầu bao.

Bất động sản
Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

(CLO) Mới đây, Tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các sở liên quan và TP Đà Lạt yêu cầu doanh nghiệp chấm dứt toàn bộ việc kinh doanh, khai thác tại dự án Dinh I, yêu cầu đơn vị đang khai thác bàn giao tài sản trước ngày 30/4.

Bất động sản
Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

(NB&CL) Dù Luật Đất đai mới sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025, nhưng Chính phủ đã có đề xuất trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 5 tháng để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Bất động sản
Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì 'lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó'

Dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc chưa ấn tượng vì "lĩnh vực bất động sản vẫn gặp khó"

(CLO) Ngay cả sau khi Trung Quốc báo cáo mức tăng trưởng kinh tế hàng quý tốt hơn mong đợi, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vẫn quyết định giữ nguyên ước tính tăng trưởng GDP cả năm đối với nước này.

Bất động sản