2 tháng “bình thường mới”, hàng trăm doanh nghiệp tại Tiền Giang vẫn “bất động”

Thứ hai, 29/11/2021 06:10 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sau 2 tháng bước vào giai đoạn “bình thường mới”, các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp tại các tỉnh phía Nam đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị vẫn “bất động”.

Theo báo cáo của Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương, trong tuần vừa qua, tỷ lệ các doanh nghiệp công nghiệp hoạt động trở lại tại một số tỉnh phía Nam đã đạt trên 90%.

Cụ thể, tại Đồng Nai, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp đạt 99%, với 88% lực lượng lao động đã trở lại làm việc. Trong khi đó, doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp có tỷ lệ làm việc trở lại là 83,5%. Tương tự, tại Bình Dương, doanh nghiệp trong khu công nghiệp đã hoạt động trở lại đạt  90,2%.

2 thang binh thuong moi hang tram doanh nghiep tai tien giang van bat dong hinh 1

Sau 2 tháng bước vào giai đoạn “bình thường mới”, các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành công nghiệp tại các tỉnh phía Nam đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị vẫn “bất động”.

Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trở lại vẫn ở mức thấp.

Theo đó, tính tới ngày 26/11, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu vẫn còn 13 doanh nghiệp ngừng hoạt động do chưa đủ điều kiện phòng chống dịch theo quy định để tổ chức sản xuất kinh doanh

Trong khi đó Tiền Giang là địa phương có tỷ lệ doanh nghiệp chưa hoạt động cao nhất theo báo cáo của Cục Công nghiệp. Hiện mới chỉ có hơn 20% doanh nghiệp nằm ở ngoài khu công nghiệp hoạt động trở lại, tương ứng với 182 doanh nghiệp. Trong khi đó, có tới 715 doanh nghiệp vẫn tạm ngừng hoạt động.

Theo đánh giá của Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương và các hiệp hội ngành hàng, nhìn chung các chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong thời gian vừa qua đã phát huy hiệu quả rất lớn trong việc tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. 

Tác động tích cực nêu trên thể hiện ở việc hoạt động sản xuất công nghiệp trong tháng 10/2021 đã có những dấu hiệu phục hồi khi chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 6,9% so với tháng trước. 

Đặc biệt, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da - giày, điện tử được các hiệp hội dự báo sẽ có kim ngạch xuất khẩu trong năm 2021 tăng khá cao so với năm 2020, khi các doanh nghiệp dần được tiếp cận trở lại với nhiều đơn hàng quốc tế lớn.

Tuy nhiên, đại diện Cục Công nghiệp cho rằng, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến khó lường, nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát trở lại và xảy ra ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào. Những nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng cũng như nguồn cung lao động có thể trở lại với doanh nghiệp, nếu Nhà nước không có các biện pháp kịp thời để tiếp tục kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. 

Do vậy, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng cũng đề xuất các bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả Nghị quyết 128/NQ-CP theo hướng trợ lực, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Gồm: Cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm văc-xin, đặc biệt là tại các địa phương trọng điểm về sản xuất, có tình hình dịch bệnh phức tạp để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, tạo điều kiện để DN và người lao động duy trì và sớm triển khai bình thường trở lại các hoạt động SXKD.

Các Bộ, ngành và địa phương cần phối hợp triển khai đồng bộ, thống nhất, hiệu quả quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 tại Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn liên quan, tránh tình trạng ban hành và thực thi các chính sách không phù hợp với chủ trương phòng, chống dịch trong bối cảnh mới của Chính phủ gây ách tắc, khó khăn cho việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa và di chuyển của người lao động.

Các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành thêm các hướng dẫn chi tiết, cụ thể hơn về quy trình phòng dịch trong tình hình mới để các doanh nghiệp thống nhất và chủ động áp dụng.

Tăng tính chủ động của doanh nghiệp trong công tác phòng dịch. 

Cần có các chính sách tạo điều kiện để lực lượng lao động trở lại làm việc – đặc biệt là tại các thành phố và các trung tâm công nghiệp lớn trong thời gian sớm nhất, bảo đảm việc tiếp cận hiệu quả các chính sách hỗ trợ về an sinh xã hội của Nhà nước cho người lao động để nhanh chóng phục hồi nguồn cung lao động phục vụ sản xuất.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

MobiFone 'ẵm' tới 5 giải thưởng, ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2024

(CLO) Tại Lễ vinh danh và trao giải thưởng Sao Khuê năm nay, MobiFone ‘bội thu’ với 5 giải thưởng cho các giải pháp mới thuộc nhiều lĩnh vực: dịch vụ, giải trí, viễn thông, quản trị - điều hành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

Oxford Economics: Giá lương thực toàn cầu có thể chạm đáy vào năm 2024

(CLO) Theo Oxford Economics, giá thực phẩm toàn cầu dự kiến sẽ giảm vào năm 2024, mang lại sự nhẹ nhõm cho người mua sắm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vàng miếng bị ế, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu liên tục

Vàng miếng bị ế, Ngân hàng Nhà nước sẽ đấu thầu liên tục

(CLO) Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có thông báo sẽ tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng SJC vào ngày mai (25/4).

Thị trường - Doanh nghiệp
Ngày mai, giá xăng trong nước sẽ hạ nhiệt ?

Ngày mai, giá xăng trong nước sẽ hạ nhiệt ?

(CLO) Một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại Hà Nội dự báo, trong kỳ điều chỉnh ngày mai (25/4), giá xăng trong nước có thể giảm 250 - 300 đồng/lít, tùy loại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thép Hòa Phát Dung Quất được BSI trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018

Thép Hòa Phát Dung Quất được BSI trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018

(CLO) Ngày 22/4/2024, BSI - Tổ chức chứng nhận quốc tế hàng đầu của Vương quốc Anh đã trao giấy công bố kiểm tra, xác nhận khí nhà kính theo tiêu chuẩn ISO 14064-1:2018 và ISO 14067:2018 cho các dòng/mã sản phẩm đang sản xuất tại Thép Hòa Phát Dung Quất. Sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính của Công ty.

Thị trường - Doanh nghiệp