TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VIAC:

2,4 triệu lao động thất nghiệp trong 1 quý: “Quá khủng khiếp!”

Thứ bảy, 02/10/2021 06:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VIAC cho rằng: 2,4 triệu người lao động thất nghiệp trong quý III/2021 là con số khủng khiếp, rung lên hồi chuông báo động cho chính sách an sinh, đe dọa sự bình yên của xã hội và của mỗi gia đình.

2,4 triệu lao động thất nghiệp trong 1 quý: “Quá khủng khiếp!”

Theo số liệu mới nhất của Tổng Cục Thống kê, trong 9 tháng đầu năm cả nước có 85.000 doanh nghiệp được thành lập mới trong khi số doanh nghiệp rút khỏi thị trường là trên 90.000 doanh nghiệp. Đây là lần đầu tiên số doanh nghiệp rút khỏi thị trường nhiều hơn số doanh nghiệp được thành lập mới.

Bình quân một tháng có cả 10.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, gây bao hệ luỵ cho nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp hiện nay cũng đang trong tình cảnh chết lâm sàng.

24 trieu lao dong that nghiep trong 1 quy qua khung khiep hinh 1

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VIAC cho rằng: 2,4 triệu người lao động thất nghiệp trong quý III/2021 là con số khủng khiếp.

Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê 94% doanh nghiệp trong cả nước đang gặp khó khăn về dịch bệnh. Tại 19 tỉnh thành phố phía Nam, 98% doanh nghiệp thiệt hại nặng nề, đặc biệt ở vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Phần lớn các doanh nghiệp nói rằng, họ khó có thể trụ thêm 3 - 6 tháng tới, nếu tình hình không được cải thiện. 

Trên phương diện lao động và việc làm, trong quý III/2021, số lao động đang làm việc trong nền kinh tế giảm 2,4 triệu người so với quý trước. Nghĩa là đội quân thất nghiệp đã tăng 2,4 triệu người, chỉ trong 1 quý.

Nhận định về con số này, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho rằng: Đằng sau 2,4 triệu người lao động cũng là sinh kế của ngần ấy gia đình. Đó là một con số khủng khiếp, rung lên hồi chuông báo động cho chính sách an sinh, đe dọa sự bình yên của xã hội và của mỗi gia đình. 

Phải mở cửa nền kinh tế

Trước số lượng người thất nghiệp tăng đến mức báo động, TS Vũ Tiến Lộc cho rằng, Việt Nam không còn sự lựa chọn nào khác, là phải mở cửa nền kinh tế. Nhanh chóng cho các doanh nghiệp hoạt động trở lại, từ đó người lao động mới có việc làm, ổn định cuộc sống.

Ông Lộc khẳng định: Mở cửa là con đường không thể nào khác được. Nếu mở cửa chậm hơn thì cái giá phải trả là vô cùng lớn và chúng ta có điều kiện thuận lợi để mở cửa nền kinh tế trong điều kiện đang kiểm soát khá tốt bệnh dịch.

24 trieu lao dong that nghiep trong 1 quy qua khung khiep hinh 2

Ông Lộc khẳng định: Mở cửa là con đường không thể nào khác được.

“Từ nay tới hết năm 2021 chỉ còn 3 tháng, tương đương với 100 ngày. Đây chính là thời gian vàng và cũng là thách thức sinh tử với nền kinh tế Việt Nam”, TS Vũ Tiến Lộc nói.

Hiện nay, dịch bệnh vẫn là một yếu tố then chốt chi phối nền kinh tế, Chính phủ cùng các Bộ, ngành cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trở lại.

Tuy nhiên, TS Vũ Tiến Lộc đề nghị cần triển khai các bước phục hồi kinh tế theo 5 mũi giáp công. Thứ nhất, phải mở cửa thị trường. Đây là cỗ máy trợ thở lớn nhất cho doanh nghiệp và nền kinh tế lúc này. 

Thứ hai, đẩy mạnh cải cách thể chế, cải cách hành chính. Đây là thời cơ tốt cho sự đồng thuận, chung tay, đẩy nhanh cải cách). 

Thứ ba, thực hiện tốt và mở rộng quy mô các gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ, an sinh. Ông Lộc lưu ý, dư địa còn lớn của chính sách tài khoá và không  gian rất hẹp của chính sách tiền tệ, để đề phòng lạm phát và bất ổn vĩ mô.

 Dự địa của chính sách tài khóa còn lớn, đầu tư công và các gói hỗ trợ mới thực hiện được 50%. Các biện pháp hỗ trợ định hướng không chỉ cứu các doanh nghiệp khó khăn mà còn nhằm thúc đẩy các ngành và doanh nghiệp có tiềm năng phát triển.

Bốn là, triển khai chương trình trợ giúp, nâng cao năng lực cho cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng về tái cấu trúc, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và đào tạo nguồn nhân lực.

Cuối cùng, tiếp tục thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại đầu tư kết nối lại các chuỗi cung ứng và mở mang thị trường cho doanh nghiệp.

“Chúng ta tin tưởng rằng sự suy giảm GDP trong quý III, số lượng lao động thất nghiệp tăng mạnh chỉ là nhất thời, GDP sẽ đảo chiều khi các biện pháp mở cửa thị trường được kích hoạt và chúng ta có thể không đạt được mục tiêu 3,5 – 4% như dự kiến nhưng vẫn có khả năng tăng trưởng vào quý IV này và trong năm 2022, đà tăng trưởng sẽ hồi phục lại”, TS Vũ Tiến Lộc khẳng định.

Trong khi đó, TS Nguyễn Đình Cung, chuyên gia kinh tế nhận định, thời gian tới, kinh tế Việt Nam Có nhiều điểm sáng, đó là dịch bệnh đang dần được kiểm soát. Nhiều kinh nghiệm và bài học tốt về chống dịch đã được đúc kết. 

Các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung ứng dịch vụ đang dần mở cửa lại. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được giữ vững. 

“Khi được mở cửa trở lại, sản xuất, kinh doanh, đầu tư và tiêu dùng mấy tháng nay bị kìm nén sẽ bật tăng trở lại, theo đó, tăng trưởng kinh tế sẽ phục hồi. Nhiều dự báo tin rằng trong quý IV kinh tế sẽ phục hồi”, TS Nguyễn Đình Cung nói.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

CPI quý I/2024 tăng 3,77%, một phần là do giá gạo tăng “phi mã”

CPI quý I/2024 tăng 3,77%, một phần là do giá gạo tăng “phi mã”

(CLO) Trong quý I/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,77%. Trong đó, gạo là mặt hàng tăng mạnh nhất trong quý, với mức tăng 21,71% so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế vĩ mô
Chưa hoàn thiện chuỗi cung ứng, Việt Nam mất nhiều cơ hội thu hút FDI

Chưa hoàn thiện chuỗi cung ứng, Việt Nam mất nhiều cơ hội thu hút FDI

(CLO) Việc chưa hoàn thiện chuỗi sản xuất khiến Việt Nam mất đi khá nhiều cơ hội trong thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp “nội” chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng của các nhà đầu tư nước ngoài.

Kinh tế vĩ mô
GDP quý I/2024 tăng 5,66%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2020

GDP quý I/2024 tăng 5,66%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2020

(CLO) Quý I/2024, GDP Việt Nam ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2020.

Kinh tế vĩ mô
Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình trong chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại CHLB Đức, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã tới thành phố Frankfurt, CHLB Đức và có buổi làm việc với Tập đoàn Heraeus.

Kinh tế vĩ mô
Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

(CLO) Ngày 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình năm 2024.

Kinh tế vĩ mô