250 triệu USD được Qualcomm chi mỗi năm để phát triển chip cho Apple

Thứ tư, 30/01/2019 07:25 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nếu Qualcomm không sản xuất modem mạng độc lập cho Apple, họ đã không tốn khoảng tiền 250 triệu USD mỗi năm để cải tiến chúng. James Thompson, giám đốc công nghệ của Qualcomm phát biểu tại 1 phiên điều trần.

Quan hệ hợp tác giữa Qualcomm và Apple đang u ám.

Quan hệ hợp tác giữa Qualcomm và Apple đang u ám.

Theo những gì đại diện Qualcomm tiết lộ, các sản phẩm chip xử lý của Apple đều không được tích hợp modem mạng, thay vào đó họ sử dụng giải pháp từ bên thứ 3 như Qualcomm hay Intel chẳng hạn.

Apple bắt đầu đặt hàng chip mạng của Qualcomm từ đời iPhone 4S cho đến thế hệ iPhone 6S, 6S Plus và sau này là iPhone 7/ 7 Plus. Apple yêu cầu chúng tôi phải phát triển và cải tiến mới hàng năm để tương thích với các thế hệ vi xử lý của hãng. Và Qualcomm đã phải tốn trung bình 250 triệu USD mỗi năm để làm điều đó.

Trong khi các hãng smartphone khác dùng nền tảng Qualcomm thì rất đơn giản, vì chúng tôi đã tích hợp sẵn modem mạng vào bên trong vi xử lý và sẽ tốn rất ít chi phí để cải tiến và phát triển hàng năm.

Đây là nguyên nhân chính giải thích vì sao phí bản quyền và phí chip xử lý mà Qualcomm cung cấp cho Apple có giá không hề rẻ. Đây cũng chính là lời biện hộ của James Thompson trước phiên điều trần Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) Hoa Kỳ, rằng Qualcomm không độc quyền để ép giá các hãng công nghệ khác khi dùng sản phẩm của mình.

Sản phẩm của Qualcomm là tốt nhất, vượt trội nhất!Qualcomm khẳng định các sản phẩm của họ làm ra có chất lượng tốt nhất hiện nay và vượt qua nhiều bài kiểm tra khắc khe của đối tác, điển hình như Samsung hay Apple. Để làm được điều này, trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2016 hãng đã chi đến 5 tỷ USD cho việc nghiên cứu và phát triển, tương đương 20% doanh thu của Qualcomm.

Qualcomm đi đầu trong lĩnh vực công nghệ truyền phát không dây, và đây cũng là công ty nắm nhiều bằng sáng chế nhất liên quan đến công nghệ mạng 2G, 3G và cả 4G.

Thompson cũng nói về một sai lầm của Qualcomm trong quá khứ, khi chủ quan trên chiến thắng và để Apple vượt lên trong cuộc đua vi xử lý 64 bit đầu tiên, điều này gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Điển hình như Samsung đã phải từ bỏ vi xử lý của Qualcomm để phát triển riêng dòng chip Exynos, hay các hãng công nghệ khác phải sử dụng vi xử lý đời cũ hơn.

Một sản phẩm của Apple dùng chip mạng của Qualcomm cho tốc độ nhanh hơn 67% so với chip Intel.Điều này minh chứng cho việc Qualcomm hoàn toàn không ỷ thế độc quyền mà bán vi xử lý hay bằng sáng chế với giá cao, vì nếu như không hợp lý thì đó là cơ hội của các công ty khác để đánh gục Qualcomm, như những gì mà Apple đã từng làm được trước đó.

Chúng ta không thể chối bỏ những thành quả mà Qualcomm đã làm cho ngành công nghiệp di động, và Qualcomm nên được khen ngợi vì những điều đó. Nhưng, ít nhiều Qualcomm đang có xu hướng áp đặt giá bán và gây ảnh hưởng đến các công ty công nghệ khác, nhất là những hãng sử dụng sản phẩm, bằng sáng chế từ Qualcomm.

Carl Shapiro, một nhân chứng trong vụ kiện giữa Qualcomm và FTC cho rằng, Qualcomm đã sử dụng vị thế độc quyền của mình để đổi lấy "một số tiền cao bất thường" trên các sản phẩm bán ra. Điều này sẽ làm tăng gánh nặng chi phí cho các nhà sản xuất, thậm chí ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển của các công ty công nghệ.

Điển hình như sau vụ kiện với Apple, Qualcomm đã từ chối cung cấp chip mạng trên các dòng sản phẩm mới như iPhone 8, iPhone 8 Plus trở về sau. Điều đó cản trở sự phát triển của Apple trong tương lai, và hãng phải cố gắng tìm các giải pháp khác để thay thế.

Vụ kiện giữa Qualcomm và Apple cũng gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác, như lệnh cấm bán iPhone ở Đức và Trung Quốc. Hay Qualcomm phải đối mặt với án phạt nặng nề nếu như Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) Hoa Kỳ kết luận Qualcomm đang sử dụng vị thế độc quyền để ép buộc giá bán.

Quang Anh/Theo CNET

Tin khác

Phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030

Phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030

(CLO) Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo ABAII, trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, đặt mục tiêu đào tạo, phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030, trong đó bao gồm 100.000 sinh viên tại 30 trường Đại học trên cả nước.

Sức sống số
Đánh giá bộ sạc nhanh 50W của Samsung sắp ra mắt

Đánh giá bộ sạc nhanh 50W của Samsung sắp ra mắt

(CLO) Samsung, một trong những nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực điện thoại di động, đang chuẩn bị ra mắt một sản phẩm mới - bộ sạc nhanh 50W.

Sức sống số
Từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý tài sản ảo theo tiêu chuẩn VASP

Từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý tài sản ảo theo tiêu chuẩn VASP

(CLO) Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, ngày 24/4, tại Hà Nội, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học lần thứ 4 nhằm góp ý xây dựng hoàn thiện khung pháp lý VA-VASP.

Sức sống số
Xem trước mẫu Galaxy Z Fold6 ra mắt trong thời gian tới

Xem trước mẫu Galaxy Z Fold6 ra mắt trong thời gian tới

(CLO) Samsung dự kiến sẽ ra mắt mẫu smartphone màn hình gập tiếp theo của họ là Galaxy Z Fold6 trong khoảng 3 tháng tới đây, máy sẽ có ít nhất 5 tùy chọn màu sắc.

Sức sống số
Apple ấn định ngày ra mắt iPad thế hệ mới vào 7/5/2024

Apple ấn định ngày ra mắt iPad thế hệ mới vào 7/5/2024

(CLO) Apple mới đây vừa mang đến một bất ngờ cho người dùng khi công bố một sự kiện đặc biệt vào ngày 7/5/2024 với chủ đề là “Let Loose”.

Sức sống số