3 bộ cùng quản lý giá thuốc

Thứ năm, 19/11/2015 14:40 PM - 0 Trả lời

Bộ Tài chính, Bộ Công Thương sẽ cung cấp thông tin về giá nhập khẩu thực tế, giá thuốc, nguyên liệu tại các nước trong khu vực, trên thế giới; thay vì để một mình Bộ Y tế quản lý như hiện nay, theo dự thảo luật Dược sửa đổi.

Sự kiện: giá thuốc

(CLO) Bộ Tài chính, Bộ Công Thương sẽ cung cấp thông tin về giá nhập khẩu thực tế, giá thuốc, nguyên liệu tại các nước trong khu vực, trên thế giới; thay vì để một mình Bộ Y tế quản lý như hiện nay, theo dự thảo luật Dược sửa đổi.

Theo Luật Dược hiện hành, Bộ Y tế được giao làm đầu mối mà không phân công nhiệm vụ cụ thể giữa các bộ, ngành làm cho quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn. Thị trường thuốc được nhà nước quản lý thông qua giá nhập khẩu, thống nhất giá bán buôn trên toàn hệ thống. Giá thuốc là do doanh nghiệp tự kê khai đăng ký với Cục Quản lý Dược (căn cứ trên giá nhập khẩu, chi phí vận chuyển, bảo quản, nhân công, lợi nhuận hợp lý...). Khi có sự điều chỉnh tăng giá vượt giá kê khai thì doanh nghiệp gửi văn bản lên Cục để xem xét.

Nguyên tắc quản lý giá thuốc của nước ta hiện nay là “bảo đảm giá thuốc không cao hơn giá tại các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại tương tự như Việt Nam”. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc xác định được điều kiện y tế, thương mại của các nước tương tự nước ta là không khả thi. Có những thuốc nhập vào bán ở nước ta nhưng ở các nước tương tự điều kiện y tế - kinh tế lại không bán, do đó không thể đối chiếu.

[caption id="attachment_63090" align="aligncenter" width="491"]Giá thuốc sẽ do 3 bộ cùng quản lý. Giá thuốc sẽ do 3 bộ cùng quản lý.[/caption]

Ngoài ra, việc “định kỳ công bố giá tối đa đối với các loại thuốc do ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế chi trả” theo luật hiện hành cũng không khả thi. Lý do là nước ta vẫn phải nhập khẩu tới 90% nguyên liệu sản xuất thuốc và trên 50% thuốc thành phẩm, nên giá thuốc tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường nguyên liệu và giá quốc tế.

Vì thế, dự thảo luật Dược lần này quy định một loạt các biện pháp quản lý giá như: đấu thầu thuốc dự trữ quốc gia; đấu thầu hoặc đặt hàng hoặc giao kế hoạch đối với các thuốc phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia, phòng chống dịch bệnh...; kê khai giá thuốc trước khi lưu hành trên thị trường; niêm yết giá bán buôn, bán lẻ tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc; có thể in hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc...

Bên cạnh đó, dự thảo cũng quy định rõ thẩm quyền quản lý nhà nước về giá thuốc của Chính phủ. Theo đó, Bộ Y tế sẽ tổ chức tiếp nhận và xem xét giá thuốc do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu kê khai. Bộ Tài chính có trách nhiệm cung cấp thông tin về giá nhập khẩu thực tế; Bộ Công Thương cung cấp thông tin về giá thuốc, nguyên liệu tại các nước trong khu vực, trên thế giới. Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Tài chính quy định cụ thể việc kê khai giá thuốc và nguyên tắc xem xét, công bố giá thuốc do các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu kê khai.

Luật Dược sửa đổi lần này sẽ có một chương riêng về đấu thầu thuốc; đồng thời có sự tham gia rất sâu của các đơn vị liên quan như Bộ Tài chính, Bộ công thương. Điểm mới cơ bản là quy định việc thực hiện các biện pháp bình ổn giá thuốc theo quy định của Luật giá đối với thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu.

Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng thuốc tốt cho người dân thì chất lượng phải dựa trên bằng chứng khoa học- chứng minh dược lâm sàng. Luật lần này đã luật hóa dược lâm sàng, các giai đoạn cần thiết, những trường hợp nào phải thử, những trường hợp nào không phải thử, những trường nào được miễn và thử một số giai đoạn.

Dự thảo Luật dược sửa đổi có 14 chương, 100 điều, tăng 27 điều so với Luật dược 2005; dự kiến sẽ được đưa ra Quốc hội lấy ý kiến vào ngày 20/11.

Tuyết Nguyễn

Tin khác

Đà Nẵng tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng Bạch Mai cứu sống du khách ngừng tim

Đà Nẵng tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng Bạch Mai cứu sống du khách ngừng tim

(CLO) Sở Du lịch Đà Nẵng gửi thư cảm ơn, tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng bệnh viện Bạch Mai cấp cứu kịp thời, cứu sống nam du khách người Ấn Độ.

Sức khỏe
Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe
Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

Điều dưỡng Bạch Mai cứu sống người ngừng tim: Tầm quan trọng của cấp cứu ngoại viện!

(CLO) Theo các chuyên gia, việc cấp cứu ngoại viện hết sức quan trọng, nếu nhiều người dân có kỹ năng thì cơ hội cứu sống người bệnh khỏi nguy cấp rất cao.

Sức khỏe
Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

Vụ tấn công website của Viện Tim TP HCM không gây rò rỉ thông tin người bệnh

(CLO) Ngày 27/3, Sở Y tế TP HCM đã thông tin làm rõ về việc webiste lấy số khám bệnh của Viện Tim TP HCM bị tấn công mạng, gây ảnh hưởng đến việc cấp số thứ tự cho người bệnh.

Sức khỏe