(NB&CL) “Việt Nam đã và đang nhanh chóng trở thành một động lực quan trọng trong thúc đẩy quan hệ ASEAN - Hoa Kỳ”- nhận định của PGS.TS Vũ Minh Khương hẳn sẽ nhận được sự tán đồng của nhiều nhà quan sát quốc tế.
Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ diễn ra trên đất nước cờ hoa vào những ngày trung tuần tháng 5 này không chỉ đánh dấu mốc đặc biệt cho mối quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Hoa Kỳ mà còn là cơ hội để Việt Nam ghi đậm thêm dấu ấn về một thành viên tích cực, có trách nhiệm, với những đóng góp thực chất và hiệu quả trong cộng đồng quốc tế.
ASEAN - Hoa Kỳ: 45 năm những bước phát triển mạnh mẽ
Năm 1977 có thể được xem là một trong những năm ghi đậm những dấu mốc phát triển đáng nhớ của Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN). Thời điểm ấy, nghĩa là chỉ 10 năm sau khi ra đời, ASEAN đã trở thành đối tác được thế giới hết sức coi trọng. Minh chứng là chỉ trong năm 1977, Liên minh châu Âu (EU) và ASEAN đã thiết lập quan hệ đối thoại. Cũng năm đó, Hoa Kỳ cũng thiết lập quan hệ với ASEAN.
Từ cú bắt tay hợp tác ngày ấy, rất nhanh chóng, mối quan hệ ASEAN - Hoa Kỳ liên tục có những bước phát triển mạnh mẽ, liên tục mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực từ an ninh, hòa bình… đến kinh tế, thương mại nhiều chiều. Năm 2015, để đáp ứng những yêu cầu phát triển mới, hai bên đã nâng cấp mối quan hệ lên tầm đối tác chiến lược. Từ dấu mốc đó, ASEAN và Hoa Kỳ liên tục triển khai hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội và hợp tác phát triển. Đặc biệt, trong khoảng thời gian một thập kỷ trở lại đây, có thể nói, quan hệ ASEAN - Hoa Kỳ thực sự “cất cánh”.
Hoa Kỳ tham gia đầy đủ và đóng góp tích cực vào các cơ chế, khuôn khổ hợp tác do ASEAN chủ trì như ASEAN - Hoa Kỳ, Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+); cam kết ủng hộ đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN. Hoa Kỳ tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) tháng 7/2009. Hai bên đẩy mạnh hợp tác ứng phó các thách thức an ninh phi truyền thống như hợp tác an ninh biển, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng…; tổ chức Diễn tập Hàng hải ASEAN - Hoa Kỳ lần đầu tiên tháng 9/2019, Đối thoại Chính sách mạng ASEAN - Hoa Kỳ lần đầu tiên tháng 10/2019.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN - Hoa Kỳ lần thứ 9. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Về kinh tế, như lời PGS.TS Vũ Minh Khương, kể từ năm 2010, quan hệ ASEAN - Hoa Kỳ tiến nhanh hơn so với mức quan hệ của khối với thế giới nói chung. Cụ thể, quan hệ thương mại (tổng xuất nhập khẩu) của ASEAN với Hoa kỳ tăng 70% trong giai đoạn 2010-2020, trong khi mức tăng này chỉ là 33% cho quan hệ ASEAN - thế giới. Đầu tư FDI của Mỹ vào ASEAN tăng 2,27 lần, trong khi đầu tư của thế giới vào khối chỉ tăng 1,27 lần. Hoa Kỳ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 và nhà đầu tư FDI lớn nhất của ASEAN với tổng kim ngạch thương mại đạt 308,3 tỷ USD và tổng FDI vào ASEAN đạt 34,7 tỷ USD vào năm 2020.
Ngoài ra, sáng kiến kết nối US-ASEAN Connect, chú trọng vào 4 trụ cột là: Doanh nghiệp, Năng lượng, Sáng tạo và Chính sách, cũng đã đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ.
Mới đây, trong nỗ lực ứng phó COVID-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế, ASEAN và Hoa Kỳ đã có những bước hợp tác hết sức chủ động, tích cực, đề xuất và tổ chức nhiều hoạt động chia sẻ thông tin kinh nghiệm, nâng cao năng lực, hỗ trợ nhau khắc phục những hậu quả kinh tế - xã hội của dịch bệnh, thúc đẩy phục hồi toàn diện và bền vững.
Đơn cử như Hoa Kỳ đã công bố các đề xuất, sáng kiến hợp tác hỗ trợ ASEAN ứng phó COVID-19 như Sáng kiến Tương lai Y tế ASEAN, lập Nhóm Đặc trách Phòng chống và Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, lập Mạng lưới các chuyên gia y tế ASEAN - Hoa Kỳ; công bố đóng góp 500.000 USD cho Quỹ ASEAN Ứng phó COVID-19 và cam kết hỗ trợ ASEAN triển khai Khung Phục hồi Tổng thể ASEAN (ACRF). Đến cuối năm 2021, Mỹ công bố đã cung cấp hơn 42 triệu liều vaccine và hỗ trợ hơn 200 triệu USD cho các nước ASEAN nhằm ứng phó COVID-19.
“Chúng tôi thấy sự tương đồng giữa những nguyên tắc được nêu trong Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tính bao trùm, tính cởi mở, một khu vực dựa trên pháp quyền, quản trị tốt, tôn trọng luật pháp quốc tế và tầm nhìn của Hoa Kỳ đối với một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, cũng như cách tiếp cận khu vực của các đồng minh, đối tác và bạn bè của chúng tôi” - nhìn nhận được phía Hoa Kỳ chia sẻ trên trang https://vn.usembassy.gov/ cho đến nay hẳn còn nguyên giá trị.
Chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương được Tổng thống Obama theo đuổi kể từ khi lên nắm quyền cho đến nay, đến chính quyền của Tổng thống Biden vẫn được kế thừa và tiếp nối. “Ưu tiên hàng đầu của Chính quyền Biden-Harris là trở thành một đối tác mạnh mẽ và đáng tin cậy ở Đông Nam Á” - Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nêu trong thông cáo mới nhất về hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN.
Vì thế, nói mối quan hệ đa phương ASEAN - Hoa Kỳ đang có những bước đà để có một tầm nhìn mới và đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác là hoàn toàn có cơ sở. Như nhìn nhận của Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Dũng: “Mặc dù diễn biến tình hình tại châu Âu, đặc biệt là cuộc xung đột tại Ukraine đang là mối quan tâm lớn của cả thế giới, nhưng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và các nhà lãnh đạo ASEAN vẫn quyết tâm tổ chức Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ tại Washington DC. Điều đó cho thấy hai bên rất coi trọng nhau. ASEAN rất quan trọng với Hoa Kỳ và ngược lại, Hoa Kỳ cũng rất quan trọng với ASEAN”.
Động lực mang tên Việt Nam
Trên tiến trình 55 năm phát triển của ASEAN, đất nước hình chữ S mới góp mặt được tròn 26 năm. Gia nhập “ngôi nhà chung” ASEAN trên tâm thế “người đến sau”, với hành trình “nhập gia” không hề dễ dàng, nhưng cho tới nay, Việt Nam, từ “thành viên thứ 7 đầy bỡ ngỡ” đã vụt trở thành một thành viên có trách nhiệm, có vị thế trong Hiệp hội.
Đặc biệt, trong những lần nắm giữ cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN, Việt Nam đã chủ động làm tốt vai trò trung tâm, dẫn dắt khi đưa ra một loạt sáng kiến, đề xuất. Chẳng hạn trong năm 2020, nhiều sáng kiến của Việt Nam về hợp tác ứng phó với COVID-19 và phục hồi sau đại dịch đã được các thành viên ASEAN nhất trí và đưa vào triển khai như Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19, Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp ASEAN, Khung chiến lược ASEAN về các tình huống khẩn cấp, Khung phục hồi tổng thể ASEAN và Kế hoạch triển khai, Tuyên bố ASEAN về Khung thỏa thuận hành lang đi lại ASEAN...
“Việt Nam ghi dấu ấn đậm nét trên cương vị Chủ tịch ASEAN trong phòng, chống đại dịch COVID-19” - cộng đồng khu vực và quốc tế đã phải thốt lên.
Trên bình diện quốc tế, những năm gần đây, “vị thế Việt Nam” đã là một cụm từ được khẳng định. Trong 45 năm qua kể từ khi gia nhập LHQ (tháng 9/1977), Việt Nam luôn là thành viên trách nhiệm, tích cực đóng góp vào các nỗ lực chung của LHQ, nổi bật là thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs), tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ, đảm nhiệm thành công vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 và vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021.
Với riêng Hoa Kỳ, sau 27 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, việc thiết lập khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện năm 2013 và nhất là chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2015 đã là nền tảng và cơ hội để quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ liên tục có những bước phát triển tích cực. Đặc biệt những năm gần đây, song song với sự phát triển lớn mạnh của Việt Nam, quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển rất nhanh trên quan điểm “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”, tình cảm, chân thành, tin cậy và hiệu quả.
Ghi dấu ấn nổi bật bằng những đóng góp, hợp tác hiệu quả, có trách nhiệm, thế nên nói, “vị thế mới của Việt Nam khi tham dự Hội nghị đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ” - như lời Đại sứ Phạm Quang Vinh, hay “Việt Nam đã và đang nhanh chóng trở thành một động lực quan trọng trong thúc đẩy quan hệ ASEAN - Hoa Kỳ” - như nhìn nhận của PGS.TS Vũ Minh Khương hẳn nhận được sự tán đồng cao của cộng đồng quốc tế. Việc Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh và đang mở lại các hoạt động về kinh tế, sản xuất và giao lưu quốc tế một cách tự tin, việc Việt Nam đang triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại được khẳng định tại Đại hội Đảng lần thứ XIII… tất cả sẽ còn giúp vị thế Việt Nam tiếp tục được nâng cao.
(CLO) Từ xa xưa dân gian đã truyền tụng nhiều câu ca dao nhắc đến hội bơi Đăm như “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy” hay “Xù Gạ thì giỏi chăn tằm, làng La canh cửi, làng Đăm bơi thuyền”. Và chiều nay (6/4), lễ hội bơi Đăm truyền thống năm 2025 – một Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia được khai mạc và những “đô bơi” đã mang đến màn trình diễn đặc sắc cho công chúng thưởng ngoạn.
(CLO) Tục lệ “xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” được nhân dân làng Gạo duy trì qua hàng trăm năm và trở thành nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng.
(CLO) Khi theo dõi các fanpage, kênh youtube, tiktok... của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), chúng ta dễ dàng bắt gặp các buổi truyền hình trực tiếp. Những vấn đề thời sự, nóng hổi đăng tải trên các nền tảng số này thu hút sự quan tâm lớn của công chúng. Và đằng sau câu chuyện đó là sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung, thiết bị, đặc biệt là việc đổi mới quy trình sản xuất của mỗi phóng viên, BTV.
(CLO) Giáo hoàng Francis đã xuất hiện trở lại trước công chúng khi ngồi trên xe lăn tiến vào Quảng trường Thánh Peter tại Vatican và chào đón đám đông tín đồ đang reo hò nồng nhiệt.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ có mưa rào nhẹ rải rác và có nơi có dông. Vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông cục bộ, cục bộ có nơi mưa to.
(CLO) Tối 6/4/2025, câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) giành chiến thắng kịch tính với tỷ số 4-0 trước Bình Dương, tại trận đấu thuộc vòng 17 LPBank V.League 2024/25.
(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.
(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.
(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.
(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.
(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.
(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.
(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).
(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.
(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.
(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.