45 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4: Sản xuất 5 tập phim tài liệu về kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Thứ năm, 23/04/2020 09:51 AM - 0 Trả lời

(CLO) Nhân kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất 5 tập phim tài liệu thể hiện góc nhìn mới về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Dự án phim tài liệu 22 tập “Con đường đã chọn” xoay quanh bối cảnh từ khi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước cho đến thời đại hiện nay. Để kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 5 tập phim (từ tập 15 đến tập 19), kể về Chiến dịch Hồ Chí Minh. Cụ thể, tập 15 "Tiến công chiến lược", tập 16 "Đòn thăm dò", tập 17 "Điểm huyệt Tây Nguyên", tập 18 "Đánh trong hành tiến", tập 19 "Thống nhất đất nước".

Hình ảnh quân giải phóng đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh trong 5 tập phim do Điện ảnh Quân đội nhân dân cung cấp.

Hình ảnh quân giải phóng đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh trong 5 tập phim do Điện ảnh Quân đội nhân dân cung cấp.

Các bộ phim khái quát những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đặc biệt là giai đoạn từ năm 1972 "Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không", đến Chiến dịch Hồ Chí Minh, khoảnh khắc giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Qua đó, người xem thấy được tiến trình lịch sử của Chiến dịch Hồ Chí Minh, nguyên nhân thắng lợi vĩ đại của quân và dân ta.

Điểm đặc biệt trong 5 tác phẩm của các nghệ sĩ, chiến sĩ Điện ảnh Quân đội nhân dân chính là trong phim có sử dụng hình ảnh tư liệu 16mm thu được của Quân đội Sài Gòn do Điện ảnh Quân đội nhân dân quản lý, lưu trữ, giải mã và lần đầu được công bố.

Thành công của bộ phim chính là cách kể chuyện lịch sử khách quan, đa chiều, bằng góc nhìn của ngày hôm nay. Hơn nữa, các bộ phim này đều được dàn dựng công phu, kỹ lưỡng, đạt độ chính xác cao về tư liệu hình ảnh lịch sử.

Các phim do Nghệ sĩ nhân dân Lê Thi tổng đạo diễn, biên kịch: Lại Văn Sinh, cùng nhiều đạo diễn tham gia từng tập như: Nghệ sĩ nhân dân Lưu Quỳ, Nghệ sĩ ưu tú Phạm Huyên, Bùi Chí Trung, Trần Vũ Anh...

Theo NSND Lê Thi, trong 5 tập phim có những tư liệu của Điện ảnh Quân đội nhân dân đã từng làm phim ở những bộ phim trước đó như: Mùa xuân toàn thắng, 30-4 Ngày thống nhất, cộng với những tư liệu sưu tập được để có cái nhìn mới về lịch sử nhưng vẫn trung thành với lịch sử của cuộc kháng chiến.

“Vấn đề lịch sử thì không thể khác được, thời gian và nhân vật cũng không thể thay đổi nhưng chúng tôi đã có sự cải tiến, thể hiện nét mới, con người mới trong từng cảnh quay, thước phim để những tác phẩm điện ảnh tài liệu về lịch sử nhưng không mang lại cảm giác khô cứng cho người xem”, NSND Lê Thi cho biết.

Mỗi phim có độ dài khoảng 30 phút, được làm công phu, kỹ lưỡng, đạt độ chính xác cao về tư liệu hình ảnh lịch sử. 5 phim tài liệu này sẽ được giới thiệu với khán giả trên sóng truyền hình vào dịp 30/4 sắp tới.

BV

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa