5 khó khăn, thách thức của ngành hàng không Việt Nam sau đại dịch

Thứ ba, 24/05/2022 10:19 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng, đại dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng đến ngành hàng không và gây ra các hậu quả tiêu cực đến các đơn vị trong dây chuyền, đặc biệt là các hãng hàng không Việt Nam.

Với việc thị trường hàng không Việt Nam sụt giảm mạnh trong giai đoạn 2020 - 2021 với mức giảm lần lượt là 42,1% và 80%  so năm 2019, các hãng hàng không Việt Nam đã phải chật vật, thực hiện mọi giải pháp mang tính tự vận động cũng như được sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước để duy trì hoạt động chờ đến khi thị trường hồi phục.

5 kho khan thach thuc cua nganh hang khong viet nam sau dai dich hinh 1

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng.

Sang năm 2022, với việc nới lỏng các biện pháp chống dịch COVID-19 và tình hình phòng chống dịch bệnh đạt được nhiều kết quả khả quan, thị trường hàng không Việt Nam đã có dấu hiệu hồi phục, nhất là thị trường nội địa.

Sự hồi phục của thị trường trong các tháng gần đây là tín hiệu tích cực đối với hoạt động của ngành hàng không, góp phần giảm nhẹ khó khăn, tạo đà cho sự hồi phục và phát triển trong các năm tới.

Mặc dù vậy trong giai đọa trước mắt, vẫn có nhiều khó khăn, thách thức đối với ngành hàng không, trong đó có một số yếu tố chính.

Thứ nhất, thị trường đã có dấu hiệu hồi phục nhưng mới chỉ ở thị trường nội địa trong khi thị trường quốc tế, nơi mang lại hơn 60% doanh thu cho các hãng hàng không Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn để có thể đạt được như mức trước dịch (năm 2019).

Hiện mặc dù các hãng hàng không Việt Nam cũng như quốc tế đã khôi phục phần lớn các đường bay đến các thị trường truyền thống.

Tuy nhiên lượng khách quốc tế vẫn chủ yếu là khách công vụ, thăm thân, kinh doanh mà lượng khách du lịch (bao gồm cả khách vàoin bound và khách raout bound), nguồn khách chính của ngành hàng không vẫn còn rất hạn chế.

Các thị trường du lịch lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan vẫn chưa được kích hoạt do các quốc gia này vẫn duy trì các biện pháp chống dịch ở những mức độ khác nhau, chưa tạo điều kiện cho du lịch quốc tế.

Thị trường khách Nga thì bị đóng băng, chưa biết đến khi nào mở lại do xung đột Nga - Ukraine. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của COVID19, trên bình diện quốc tế, thu nhập của người dân bị tác động lớn.

Do vậy người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, tiết giảm nhu cầu không cần thiết trong đó có nhu cầu du lịch quốc tế.

5 kho khan thach thuc cua nganh hang khong viet nam sau dai dich hinh 2

Ngành hàng không Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức sau đại dịch COVID-19.

Thứ hai về tài chính, sau 2 năm chống chọi với đại dịch, các đơn vị trong ngành hàng không, đặc biệt là các hãng hàng không Việt Nam đều chật vật, xoay xở để có nguồn tài chính, dòng tiền trong việc duy trì hoạt động.

Trong giai đoạn vừa qua, các hãng hàng không đã thực hiện nhiều biện pháp về tìm kiếm các nguồn tài chính để bổ sung vào vốn như hỗ trợ của chính phủ, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, huy động vốn thông qua tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng, bán bớt phần vốn sở hữu của doanh nghiệp...

Bên cạnh đó, các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không như cảng hàng không, phục vụ mặt đất, xăng dầu, quản lý bay cũng hỗ trợ nhiều cho các hãng hàng không Việt Nam thông qua việc cho thanh toán chậm, giãn nợ, hoãn nợ,...

Việc bảo đảm nguồn vốn để phát triển giai đoạn hậu COVID-19 là một thách thức lớn đối với các hãng hàng không.

Thứ ba về nguồn nhân lực, với việc khai thác cầm chừng, có giai đoạn gần như đóng băng (đỉnh điểm vào nửa cuối năm 2021) đã gây ra sự xáo trộn, thay đổi về nhân lực của các hãng hàng không Việt Nam.

Ngoài việc chức lại bộ máy, sắp xếp lao động theo hướng tinh gọn, giảm bớt các tầng nấc trung gian để giảm bớt chi phí về tiền lương thì cũng dẫn đến việc chuyển dịch lao động sang các ngành nghề lĩnh vực khác.

Với việc phục hồi của thị trường hàng không, gia tăng nhu cầu khai thác trên phạm vi toàn cầu, các hãng hàng không đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt lao động chuyên môn, nhất là tổ bay, nhân viên kỹ thuật và các hãng hàng không Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.

Thứ tư giá nhiên liệu, sau một giai đoạn dài giữ ổn định ở mức thấp thì hiện giá xăng dầu hàng không liên tục tăng trong giai đoạn vừa qua và chưa có tín hiệu giảm nhiệt.

Việc giá nhiên liệu Jet A1 trên 160 USD/thùng (tăng gần 30% so dự kiến) và chiếm trên 40% chi phí khai thác của các hãng hàng không, áp lực chi phí lên hoạt động các hãng hàng không đang rất nặng nề và đây là một thách thức không nhỏ đến các hãng hàng không nói riêng và ngành hàng không nói chung.

Thứ năm, tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine đã khiến cho hoạt động khai thác hàng không quốc tế bị ảnh hưởng do phải tránh không phận Nga và vùng chiến sự và điều này cũng ảnh hưởng đến các đường bay Châu Âu của các hãng hàng không Việt Nam khi phải bay vòng, phát sinh thêm chi phí.

Thế Anh

Bình Luận

Tin khác

Nam Định thành lập 2 bến phà mới Ninh Mỹ và Kinh Lũng

Nam Định thành lập 2 bến phà mới Ninh Mỹ và Kinh Lũng

(CLO) Việc thành lập các bến phà Ninh Mỹ và Kinh Lũng góp phần hoàn thiện dần mạng lưới giao thông đường bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của các địa phương, phục vụ việc đi lại, đảm bảo giao thông thông suốt.

Giao thông
Gia Lai: Dân tố đơn vị thi công đường Tỉnh lộ 666 gian dối, chủ đầu tư nói gì?

Gia Lai: Dân tố đơn vị thi công đường Tỉnh lộ 666 gian dối, chủ đầu tư nói gì?

(CLO) Vừa qua trên mạng xã hội lan truyền clip người dân bức xúc việc đơn vị thi công đường liên huyện Mang Yang – Ia Pa (Gia Lai) thi công gian dối. Liên quan đến sự việc này, chủ đầu tư – Ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh đã có kiểm tra và thông tin về vụ việc.

Giao thông
Tháo gỡ khó khăn về vật liệu cho dự án trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tháo gỡ khó khăn về vật liệu cho dự án trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long

(CLO) Đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), việc triển khai các thủ tục giao mỏ cho nhà thầu khai thác theo cơ chế đặc thù phục vụ thi công những dự án trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long còn chậm, trữ lượng và công suất khai thác chưa đáp ứng kịp thời.

Giao thông
Xây dựng đường gom nhằm xoá bỏ lối đi tự mở qua đường sắt

Xây dựng đường gom nhằm xoá bỏ lối đi tự mở qua đường sắt

(CLO) Việc đầu tư xây dựng đường gom trong hành lang an toàn giao thông đường sắt phải xây dựng hàng rào ngăn cách giữa đường sắt với đường gom để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, đường bộ.

Giao thông
Hà Nội: Gần 600 phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm không đóng tiền phạt

Hà Nội: Gần 600 phương tiện kinh doanh vận tải vi phạm không đóng tiền phạt

(CLO) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT các địa phương phối hợp quản lý, không cấp đổi giấy phép lái xe cho tài xế khi chưa chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Giao thông