5 năm qua, Việt Nam đạt quy mô xuất nhập khẩu trên 2.300 tỷ USD

Thứ tư, 27/01/2021 11:06 AM - 0 Trả lời

(CLO) Giai đoạn 2016 - 2020, hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng ấn tượng, với quy mô đạt trên 2.300 tỷ USD.

5 năm qua, Việt Nam đạt quy mô xuất nhập khẩu trên 2.300 tỷ USD. Ảnh minh họa

5 năm qua, Việt Nam đạt quy mô xuất nhập khẩu trên 2.300 tỷ USD. Ảnh minh họa

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2016, năm đầu nhiệm kỳ Đại hội XII, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước có sự khởi đầu ấn tượng khi đạt 350,74 tỷ USD.

Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 176,63 tỷ USD, tăng 9%, tương ứng tăng gần 14,62 tỷ USD; nhập khẩu đạt hơn 174,11 tỷ USD, tăng 5,2%, tương ứng tăng hơn 8,54 tỷ USD.

Sang năm 2017, tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt 425,12 tỷ USD, tăng 21%, tương ứng tăng 73,74 tỷ USD so với năm 2016. Trong đó tổng trị giá xuất khẩu đạt 214,02 tỷ USD, tăng 21,2%, tương ứng tăng 37,44 tỷ USD, tổng trị giá nhập khẩu đạt 211,1 tỷ USD, tăng 21%, tương ứng tăng 36,3 tỷ USD so với năm 2016.

Theo Bộ Công Thương, từ năm 2017, xuất khẩu bình quân đầu người đã bắt đầu vượt mục tiêu đề ra trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020 (đạt 2.552 USD so với mục tiêu 2.000 USD vào năm 2017).

Năm 2018 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 480,17 tỷ USD, tăng 12,2% (tương ứng tăng 52,05 tỷ USD) so với năm trước. Trong đó xuất khẩu đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% và nhập khẩu đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1%.

Năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước lần đầu tiên cán mốc 500 tỷ USD (đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6%, tương ứng tăng 36,69 tỷ USD so với năm 2018). Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD, tăng 8,4% và nhập khẩu đạt 253,07 tỷ USD, tăng 6,8%.

Năm 2020, dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do đại dịch Covid-19, nhưng với nỗ lực vượt bậc, Việt Nam vẫn đạt được kỷ lục mới về quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu.

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 545,36 tỷ USD, tăng 5,4% với năm 2019. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 282,65 tỷ USD, tăng 7,0% tương ứng tăng 18,39 tỷ USD và nhập khẩu đạt 262,70 tỷ USD, tăng 3,7% tương ứng tăng 9,31 tỷ USD. 

Cán cân thương mại hàng hóa của cả nước vào cuối năm 2020 đạt giá trị thặng dư 19,95 tỷ USD, là mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016. Năm 2016, Việt Nam lần đầu tiên xuất siêu 2,52 tỷ USD.

Về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu toàn giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10,5%. Bộ Công Thương nhận định, mặc dù thấp hơn các giai đoạn trước (17,9% và 19% của giai đoạn 2011-2015 và 2006-2010) song vẫn cao hơn rất nhiều quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines.

Kết quả này một phần rất lớn là nhờ hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (như Samsung). Bên cạnh đó, là việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, và EVFTA, đóng góp đáng kể giúp mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa.

Như vậy, trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng, hoạt động xuất nhập khẩu cả nước luôn đạt mức tăng trưởng cao qua từng năm và tính chung trong 5 năm đạt hơn 2.300 tỷ USD.

Cũng trong giai đoạn 2016 - 2020, cơ cấu hàng xuất khẩu đã đảm bảo đúng mục tiêu đề ra tại Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030.

Trong đó, nhóm hàng công nghiệp chiếm tỷ trọng trên 80%; tiếp đến là nhóm hàng nông sản, thủy sản chiếm trên 10% và nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản chỉ còn chiếm hơn 1% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trong điều kiện khó khăn trong năm 2020, Việt Nam  đã có 31 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 9 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD.

Năm 2020, Việt Nam đã xuất siêu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu như Hoa Kỳ (xuất siêu gần 62,7 tỷ USD), EU (xuất siêu gần 20,3 tỷ USD).

Năm 2016, Việt Nam xuất siêu hơn 2,52 tỷ USD; năm 2017 cả đat 2,91 tỷ USD; năm 2018 là 6,8 tỷ USD; năm 2019 nước ta xuất siêu 11,12 tỷ USD.

Thặng dư thương mại lập đỉnh vào cuối năm 2020 với mốc 19,95 tỷ USD, tăng gần 7 lần so với năm 2016, tương đương con số hơn 17,4 tỷ USD.

Minh Châu

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Biến động trái chiều, nơi tăng, nơi giảm

Giá vàng hôm nay: Biến động trái chiều, nơi tăng, nơi giảm

(CLO) Trong phiên giao dịch ngày (20/4), giá vàng trong nước có nhiều biến động trái chiều giữa các “nhà vàng”.

Thị trường - Doanh nghiệp
Điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 các quận trên địa bàn Hà Nội

Điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 các quận trên địa bàn Hà Nội

(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành các Quyết định về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của các quận trên địa bàn Thành phố: Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông.

Bất động sản
Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

Vào hè, thợ sửa điều hoà đắt “sô”, bỏ túi bạc triệu mỗi ngày

(CLO) Dù làm việc dưới thời tiết nắng nóng cùng cường độ công việc cao nhưng thợ lắp điều hòa phấn khởi bởi có thể “cá kiếm” hàng triệu đồng mỗi ngày.

Thị trường - Doanh nghiệp
Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

Đồng euro chạm mức thấp lịch sử trong giao dịch SWIFT

(CLO) Dữ liệu giao dịch do dịch vụ tài chính toàn cầu tổng hợp cho thấy tỷ trọng của đồng euro trong các hoạt động thanh toán xuyên biên giới toàn cầu thông qua hệ thống SWIFT vào tháng trước đã giảm xuống mức thấp nhất mọi thời đại.

Thị trường - Doanh nghiệp
BĐS bật tăng giá, người mua nhanh chóng “chốt đơn” để không bỏ lỡ ưu đãi tốt

BĐS bật tăng giá, người mua nhanh chóng “chốt đơn” để không bỏ lỡ ưu đãi tốt

(CLO) Tâm lý sợ bỏ lỡ thời điểm tốt để mua vào đã khiến nhiều người mua nhanh chóng “chốt đơn” ngay khi tìm được các sản phẩm có giá trị, ưu đãi thực, có lợi cho dòng tiền đến từ chủ đầu tư uy tín.

Bất động sản