58 đơn vị, doanh nghiệp giành giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020

18/10/2020 21:29

(CLO) Chiều ngày 18/10, cùng với việc tôn vinh 31 cơ quan nhà nước, đơn vị chuyển đổi số tiêu biểu. Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020 cũng đã được chọn trao giải cho 40 sản phẩm, giải pháp công nghệ số xuất sắc của 27 doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ.

Vietnam Digital Awards (VDA) là giải thưởng thường niên được tổ chức do Hội Truyền thông số Việt Nam chủ trì dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đây là năm thứ 3 giải thưởng được tổ chức để tôn vinh các tổ chức, cá nhân có những thành tựu, đóng góp giá trị cho sự phát triển công nghệ số, góp phần quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số Quốc gia.

Từ 232 hồ sơ dự thi, Ban tổ chức đã chọn trao giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020 cho 40 sản phẩm, giải pháp công nghệ số xuất sắc nhất thuộc 27 doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ và 31 đơn vị là cơ quan nhà nước, doanh nghiệp chuyển đổi số tiêu biểu.

Các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ giải pháp chuyển đổi số tiêu biểu được vinh danh tại Vietnam Digital Awards (VDA) năm 2020.

Các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ giải pháp chuyển đổi số tiêu biểu được vinh danh tại Vietnam Digital Awards (VDA) năm 2020.

Cụ thể, ở hạng mục cơ quan nhà nước chuyển đổi số xuất sắc, giải được trao cho 7 cơ quan có quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ từ mô hình truyền thống sang môi trường quản lý, làm việc dựa trên nền tảng công nghệ số, gồm: Trung tâm Tin học và công nghệ số, Cục thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương); Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế); Đài khí tượng cao không; Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phía Bắc, Cục Quản lý Đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư); Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng; Trung tâm Cục Công nghệ thông tin Thừa Thiên Huế.

Bên cạnh đó, 22 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề đã được vinh danh ở hạng mục “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc”, đơn cử như: Lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm có 4 doanh nghiệp gồm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á và Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện.

Lĩnh vực giáo dục, đào tạo có Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát được trao giải; lĩnh vực y tế, an sinh xã hội có 2 đơn vị được trao giải là Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh; lĩnh vực giao thông, bưu chính, logistics, doanh nghiệp được vinh danh là Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (ViettelPost)…

Đối với hạng mục giải thưởng về thu hẹp khoảng cách số, 2 đơn vị được vinh danh là Công ty VNPT IT thuộc tập đoàn VNPT với nền tảng học và thi trực tuyến VNPT LMS và Công ty CP InLab với công cụ phần mềm hỗ trợ người khiếm thị tham gia công việc dán nhãn dữ liệu.

Đối với hạng mục “Sản phẩm dịch vụ, giải pháp công nghệ số”, giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam được trao cho 40 giải pháp tiêu biểu của 27 doanh nghiệp, tập đoàn như: VNPT với 3 sản phẩm Meclip, ứng dụng MyTV Net và giải pháp thúc đẩy tài chính VNPT Pay; Viettel Telecom với ứng dụng My Viettel; Tổng công ty dịch vụ số Viettel với ứng dụng ViettelPay; Công ty Abivin với sản phẩm Abivin vRoute; Công ty CP Hanel với phần mềm giải pháp giao thông thông minh trên nền bản đồ số; Công ty CP MISA với 2 sản phẩm là nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS và phần mềm quản lý nhà hàng MISA CUKCUK...

Ông Nguyễn Hữu Hoan - Phó Tổng giám đốc Thudo Multimedia lên nhận giải thưởng “sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số tiêu biểu” tại lễ trao giải Vietnam Digital Awards (VDA) năm 2020.

Ông Nguyễn Hữu Hoan - Phó Tổng giám đốc Thudo Multimedia lên nhận giải thưởng “sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số tiêu biểu” tại lễ trao giải Vietnam Digital Awards (VDA) năm 2020.

Được biết, trong lĩnh vực an toàn, an ninh thông tin, có 4 giải pháp được vinh danh, trong số đó có hai giải pháp do Công ty cổ phần Truyền thông đa phương tiện Thủ Đô (Thudo Multimedia) phát triển đã đạt danh hiệu “Sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số tiêu biểu”.

Hai giải pháp là Bản quyền nội dung số Sigma DRM và Truyền dẫn độ trễ thấp Sigma Low-latency. Cả hai giải pháp này đều do các kỹ sư của Thudo Multimedia nghiên cứu và phát triển, thực sự là các giải pháp công nghệ Make in Vietnam, do người Việt làm chủ công nghệ. Cả hai giải pháp đều đã được triển khai vào thực tế cho các đối tác trong và ngoài nước đạt hiệu quả cao, có nhiều ưu điểm so với giải pháp mua của các hãng công nghệ toàn cầu, nhưng với chi phí thấp hơn hẳn.

Hiện nay, Thudo Multimedia là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất phát triển thành công giải pháp bảo vệ bản quyền trên môi trường số và phát hiện nguồn phát tán nội dung vi phạm bản quyền trên môi trường mạng.

Ông Nguyễn Ngọc Hân, Tổng giám đốc Thudo Multimedia cho hay: Việc Việt Nam có thể làm chủ được hai giải pháp Sigma DRM và Sigma Low-latency sẽ giúp cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng Internet, các đài truyền hình, báo điện tử, truyền thông đa phương tiện không những có thể nhanh chóng xây dựng, làm chủ hệ thống kỹ thuật bằng giải pháp của trong nước, mà hơn nữa sẽ giúp đảm bảo an ninh mạng. Trong điều kiện các dịch vụ trên môi trường Internet ngày càng nhiều, đòi hỏi băng thông ngày càng lớn, nhưng các tiêu chuẩn về an toàn thông tin còn đang còn mới mẻ.

“Việc các kỹ sư Việt Nam làm chủ được hai công nghệ này giúp chúng ta có thể xây dựng và làm chủ toàn bộ giải pháp truyền hình từ đài phát đến thiết bị thu, đặc biệt là Sigma DRM sẽ giúp cho Việt Nam có thể giải quyết được vấn nạn vi phạm bản quyền trên mạng Internet cho ngành truyền hình, xuất bản điện tử, là nền tảng để các nhà phát triển nội dung bảo vệ được tài sản của mình. Ngoài ra, Sigma DRM còn là giải pháp để bảo mật cho các nội dung riêng như dữ liệu video của các camera an ninh tại nhà dân, các trung tâm điều hành thành phố thông minh…”, ông Nguyễn Ngọc Hân nói.

Năm nay, giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam Digital Awards 2020 được đánh giá, bình chọn dựa trên các tiêu chí chính như: Tính năng/chức năng của sản phẩm, dịch vụ, giải pháp, công nghệ, bảo mật và chất lượng sản phẩm, dịch vụ; Sự nổi trội của sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường; Sản phẩm, dịch vụ mới, có tiềm năng ứng dụng; Lực lượng nhân sự, mức đầu tư cho ICT; Quy trình quản lý, điều hành, sản xuất, kinh doanh; Đánh giá hiệu quả của Quá trình chuyển đổi bằng doanh thu, thị phần; Năng lực uy tín của đơn vị, chủ doanh nghiệp…

    Nổi bật
        Mới nhất
        58 đơn vị, doanh nghiệp giành giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2020
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO