59 nhà đầu tư đồng ý quản lý tài sản theo nguyên tắc đầu tư tạo tác động

Thứ ba, 16/04/2019 18:58 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 16/4,Công ty Tài chính quốc tế (IFC), một thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới công bố có 59 nhà đầu tư đã đồng ý triển khai hoạt động theo nguyên tắc vận hành trong quản lý đầu tư tạo tác động.

59 nhà đầu tư đồng ý quản lý tài sản theo nguyên tắc tư tạo tác động. Ảnh/minh họa

59 nhà đầu tư đồng ý quản lý tài sản theo nguyên tắc tư tạo tác động. Ảnh/minh họa

Theo đó, các nhà đầu tư tìm kiếm cách thức tạo ra tác động tích cực cho xã hội bên cạnh lợi nhuận tài chính. Bộ nguyên tắc sẽ mang lại sự minh bạch, tin cậy và tính kỷ luật tốt hơn cho thị trường đầu tư tạo tác động.

Các tổ chức đồng ý triển khai bộ nguyên tắc hiện đang nắm giữ ít nhất là 250 tỷ USD tài sản được đầu tư để tạo tác động và họ đã cam kết sẽ quản lý theo bộ nguyên tắc này. Các khoản đầu tư trong tương lai cho các hoạt động tạo tác động cũng sẽ tuân thủ bộ nguyên tắc mới này.

Bộ nguyên tắc cung cấp các tiêu chuẩn rõ ràng cho thị trường đầu tư tạo tác động, giải quyết các quan ngại về vấn đề các tổ chức có thể sử dụng việc đầu tư vào các mục tiêu cao cả nhằm che giấu các hoạt động bất minh. IFC chủ trì việc xây dựng bộ nguyên tắc này thông qua hợp tác với các tổ chức quản lý tài sản, chủ sở hữu tài sản, các tổ chức phân bổ tài sản, các ngân hàng phát triển và các định chế tài chính thông qua một quá trình tham vấn với các bên có liên quan kéo dài ba tháng.

Tổng Giám đốc Điều hành IFC, ông Philippe Le Houérouis nhận định: “Đây là cột mốc có ý nghĩa lịch sử. Chúng tôi tin rằng đã đến lúc chúng ta có thể đưa hình thức đầu tư tạo tác động vào thị trường chính thống. Chúng tôi có một tham vọng lớn – chúng tôi muốn nhiều nguồn vốn hơn nữa sẽ được quản lý theo hình thức đầu tư tạo tác động bởi vì việc bảo vệ hành tinh này và các cộng đồng trên toàn thế giới đã trở nên cấp bách và không còn thời gian để lãng phí.”

Trong một báo cáo mới mang tên: “Kiến tạo Tác động - Lời Hứa của Hình thức Đầu tư tạo tác động”, IFC ước tính mức độ quan tâm của các nhà đầu tư đối với hình thức đầu tư tạo tác động hiện có thể lên đến 26 ngàn tỷ USD. Con số này bao gồm 5 ngàn tỷ USD đến từ các quỹ đầu tư vốn chủ sở hữu tư nhân, trái phiếu địa phương, các quỹ đầu tư mạo hiểm và 21 ngàn tỷ USD đến từ các thị trường giao dịch đại chúng trái phiếu và cổ phiếu.

Để khai thác được tiềm năng này, hoạt động đầu tư tạo tác động cần cung cấp cho nhà đầu tư một cơ sở minh bạch, theo đó nhà đầu tư có thể đầu tư tiền bạc của mình nhằm đạt được các tác động tích cực có thể đo lường được cho xã hội bên cạnh lợi nhuận tài chính thỏa đáng. Bộ nguyên tắc vừa được giới thiệu sẽ tạo thuận lợi cho quá trình này bằng cách thiết lập sự rõ ràng và nhất quán về các yếu tố liên quan đến việc quản lý các khoản đầu tư tạo tác động, qua đó nâng cao niềm tin của thị trường.

IFC là một trong số những nhà đầu tư tạo tác động có lịch sử hoạt động lâu đời nhất và lớn nhất. Điều đó cho thấy, hoàn toàn có thể đạt được các tác động phát triển quan trọng bên cạnh các lợi ích tài chính chắc chắn. Tính trung bình, lợi nhuận đến từ các khoản đầu tư vốn chủ sở hữu của IFC từ năm 1988 đến năm 2016 có thể sánh ngang với tỷ suất lợi nhuận của Chỉ số Thị trường Mới nổi MSCI.

Bộ nguyên tắc được xây dựng dựa trên các kinh nghiệm của IFC trong quá trình đầu tư vào các thị trường mới nổi nhằm đạt được các tác động phát triển và lợi nhuận tài chính chắc chắn. Bộ Nguyên tắc phán ánh các thông lệ tốt nhất ở các định chế công và tư.

Bộ nguyên tắc xem xét các khía cạnh của tác động ở tất cả các giai đoạn khác nhau của chu kỳ đầu tư như xây dựng chiến lược, xây dựng cấu trúc đầu tư, quản lý danh mục, thoái vốn, và thẩm định độc lập kết quả đầu tư. Bộ nguyên tắc cũng yêu cầu các bên tham gia ký kết phải công khai hàng năm cách thức họ đã thực hiện các nguyên tắc này, bao gồm việc thẩm định độc lập kết quả đầu tư. Điều này sẽ giúp mang lại sự tin cậy cho việc áp dụng bộ nguyên tắc.

Phương Thảo

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm