6 tháng đầu năm xuất khẩu phân bón đạt khối lượng, kim ngạch cao

Thứ ba, 22/06/2021 15:57 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sau khi các nhà máy sản xuất phân bón đáp ứng thừa nhu cầu tiêu thụ trong nước đã bắt đầu chinh phục thị trường xuất khẩu. Sau hơn 8 năm tham gia thị trường lần đầu tiên xuất khẩu phân bón đạt khối lượng và kim ngạch cao nhất.

Dư cung, phân bón trong nước tìm đường xuất khẩu.

Dư cung, phân bón trong nước tìm đường xuất khẩu.

Bốn nhà máy sản xuất phân bón, gồm: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình, Hà Bắc sản xuất khoảng 2,5 triệu tấn đạm (ure)/năm, tiêu thụ khoảng 1,8 triệu tấn/ăm, dư cung 500 ngàn tấn/năm nhưng nhập khẩu ure vẫn tăng, buộc các nhà máy phải tìm đường xuất khẩu ure thừa.

Dư cung ,phân bón trong nước tìm đường xuất khẩu

Ngày 12/12/1975 Nhà máy Phân đạm Hà Bắc (nay thuộc Công ty CP Phân Đạm và Hoá chất Hà Bắc) đã sản xuất ra bao phân đạm đầu tiên mang nhãn hiệu Lúa vàng. Nhà máy Đạm Ninh Bình xây dựng năm 2008, đến tháng 10/2012, tổng thầu HQCEC Trung Quốc bàn giao nhà máy cho Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình đưa vào khai thác thương mại. Nhà máy Đạm Phú Mỹ thuộc Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí (PVFCCo) xây dựng và đi vào hoạt động ngày 21/4/2004.

Trong bối cảnh thị trường đạm ure trong nước được dự báo dư thừa nguồn cung, PVFCCo tích cực đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Ngày 26/1/2014, PVFCCo lần đầu tiên xuất khẩu 240 tấn phân ure sang Myanmar.

Năm 2011, Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau được thành lập (nay là công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau-PVCFC) được thành lập và có sản phẩm đầu tiên.

Bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Tổng giám đốc PVCFC cho biết, trước tình hình phân bón trong nước thừa cung dẫn đến tồn kho cao, PVCFC đã tìm kiếm thị trường, vào ngày 13/1/2013 lô phân bón Cà Mau (PBCM) đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Philippines. Năm 2014, PVCFC chính thức tham gia chinh phục thị trường xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu thực sự đáng kể là tại thị trường Campuchia.

“Do điều kiện địa lý gần, chi phi logistic thấp nên PBCM xuất khẩu chủ yếu đi thị trường Campuchia và cũng là thị trường mục tiêu của chúng tôi. Hiện PVCFC có 6 đại lý cấp 1, với 4 nhà phân phối và 2 đại lý thương mại. Mỗi năm hệ thống phân phối tại Campuchia tiêu thụ hết từ 80 - 130 nghìn tấn.

Thị trường ure Việt Nam từ năm 2011 sau khi có nhà máy ure của Cà Mau thì trở nên dư cung 500.000 tấn (cung 2,2 triệu tấn -cầu 1,8 triệu tấn). Do giá logistic từ vị trí nhà máy đạm ở Cà Mau đưa đi thị trường khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên và ra ngoài Miền Bắc đắt hơn đi Campuchia nên chúng tôi xác lập Campuchia là thị trường truyền thống mục tiêu để xâm nhập.

Từ 2014, sau khi chạy ổn định 2 năm thì tồn kho của các nhà sản xuất ure trong nước đều ở mức cao (dư cung 500 ngàn tấn) nên nhà máy nào có khả năng thì phải vươn ra xuất khẩu, giảm tồn kho và dư cung nội địa để giá bán không dưới giá thành.

Tháng 3 và tháng 4/2020, PBCM tồn kho tới 200 ngàn tấn do nông dân Tây Nam Bộ bỏ vụ 3, giá ure giảm còn 5.900 đồng/kg (tại thời điểm đó mức giá này thấp hơn giá thành sản xuất từ 200 -300 đồng/kg). Bên cạnh đó, nông dân Campuchia cũng bỏ vụ, chúng tôi phải sang tận thị trường châu Phi để bán được hàng”, bà Hiền chia sẻ

Xuất khẩu phân bón tăng trưởng mạnh mẽ

Ngoài việc đảm bảo nguồn cung phân bón cho thị trường trong nước, PVCFC cũng đã không ngừng tìm kiếm, mở rộng thị trường ra các nước trong khu vực và trên thế giới.

Theo đó, sản lượng, giá trị xuất khẩu được xây dựng tăng trưởng hàng năm, đóng góp vào các chỉ tiêu phát triển của công ty nói riêng và các chỉ tiêu xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Cà Mau nói chung. Trong đó, Campuchia với lợi thế về địa lý, tính tương đồng về mùa vụ với ĐBSCL được công ty xác định là thị trường mục tiêu quan trọng.

Với xu hướng đó, 5 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng tiêu thụ các loại sản phẩm tại thị trường Campuchia đạt xấp xỉ 63.000 tấn, đạt 96% kế hoạch và tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải Quan, tính từ đầu năm đến ngày 15/6, xuất khẩu phân bón đạt 615.710 tấn, với 212,867 triệu USD, tăng 49% về lượng và tăng 1,76 lần về trị giá. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử xuất khẩu phân bón đạt con số cao kỷ lục như vậy.

Giá phân bón xuất khẩu trong tháng 5 tăng nhẹ 0,9% so với tháng 4 và tăng 14% so với tháng 5/2020, đạt trung bình 342,3 USD/tấn. Tính chung trong cả 5 tháng đầu năm nay, giá xuất khẩu cũng tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 322 USD/tấn.

Các loại phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia và chiếm 37% trong tổng lượng và 39% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước trong 5 tháng đầu năm nay, đạt 214.136 tấn, tương đương 72,7 triệu USD, tăng mạnh 63,3% về lượng và tăng 76,5% kim ngạch so với cùng kỳ, giá cũng tăng 8,1%, đạt 339,5 USD/tấn.

Xuất khẩu sang Malaysia đạt 41.293 tấn, tương đương 8,6 triệu USD, giá 208,2 USD/tấn, giảm cả về lượng và kim ngạch, tuy nhiên giá xuất khẩu tăng tương đối cao gần 23%.

Xuất khẩu sang Lào đạt 24.330 tấn, tương đương 8,98 triệu USD, chiếm trên 4% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước, tăng 9,3% về lượng và tăng 4,3% về kim ngạch so với cùng kỳ, giá giảm 4,5%, đạt 369 USD/tấn.

Đáng chú ý, xuất khẩu sang thị trường Philippines và Mozambique mặc dù kim ngạch không lớn, nhưng so với cùng kỳ năm trước thì tăng rất mạnh.

Sở dĩ lượng phân bón xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm tăng mạnh so với cùng kỳ là do cuối năm 2020, thị trường phân bón 2021 được dự báo tiếp tục là một năm khó khăn thách thức khi lượng hàng hóa tồn kho cao, tình hình thiên tai, như hạn mặn tại Tây Nam Bộ, hạn hán tại Đông Nam Bộ – Tây Nguyên, Miền Trung, lũ lụt tại Miền Bắc có khả năng tái diễn.

Dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài, xu hướng chuyển đổi cây trồng tại Tây Nam Bộ đã tác động không nhỏ đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các đơn vị trong ngành, khi nguy cơ về việc tồn ứ hàng hóa nghiêm trọng rất có thể xảy ra như trong quý 1/2020.

Do vậy, ngay từ cuối năm 2020 một số nhà sản xuất phân bón đã ký một số hợp đồng xuất khẩu giao hàng trong quý 1/2021 để giảm tồn kho, cân đối cung cầu trong nước.

Nguyễn Huyền 

Tin khác

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
VietinBank đạt 2 Giải thưởng Sao Khuê năm 2024

VietinBank đạt 2 Giải thưởng Sao Khuê năm 2024

(CLO) Sáng ngày 13/4/2024 tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2024. VietinBank đã xuất sắc đạt 2 giải thưởng tại buổi Lễ.

Tài chính - Bảo hiểm
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thông điệp hạnh phúc phía sau giải chạy tiếp sức đặc biệt dành cho gia đình

Thông điệp hạnh phúc phía sau giải chạy tiếp sức đặc biệt dành cho gia đình

(CLO) Với ý nghĩa lan toả tinh thần sống vui, sống khoẻ, sống gắn kết giữa các thành viên trong gia đình thông qua hoạt động thể thao, giải chạy tiếp sức bán chuyên Happy Ekiden của MB Ageas Life đã tạo nên sự khác biệt, là điểm nhấn quan trọng của chuỗi chiến dịch “Hạnh phúc lành” gây tiếng vang trong cộng đồng của MB Ageas Life.

Tài chính - Bảo hiểm