Bắt tạm giam cựu Trung úy Công an về tội dùng nhục hình
(CLO) Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã ra Quyết định bắt tạm giam cựu Trung úy Lưu Quang Trung để điều tra về tội Dùng nhục hình.
Theo dõi báo trên:
Ngày 28/8/1945, Chính phủ Cách mạng lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, cùng với đó, ngành Tài chính cách mạng Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh cùng với sự hồi sinh của dân tộc.
Trải qua các cuộc kháng chiến gian khổ và trên mỗi chặng đường lịch sử phát triển của đất nước, ngành Tài chính đã luôn song hành cùng quốc gia, cùng đất nước vững mạnh, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Ngành Tài chính song hành cùng lịch sử Quốc gia, lịch sử dân tộc
Nhân dịp 76 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2021), ông Hồ Đức Phớc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có buổi trao đổi với giới báo chí về những chặng đường phát triển của ngành Tài chính Việt Nam.
Theo “tư lệnh” ngành tài chính: Kể từ khi được thành lập tới nay, ngành tài chính Việt Nam có thể chia thành 5 giai đoạn. Trong đó, 5 giai đoạn tạm gọi là “tiền” Covid-19, và giai đoạn cuối cùng thời điểm ứng phó và sự phục hồi của ngành tài chính thời “hậu” Covid-19.
Thứ nhất, trong giai đoạn mới thành lập, Bộ Tài chính do đồng chí Phạm Văn Đồng làm Bộ trưởng đã chủ động tham mưu cho Chính phủ Cách mạng lâm thời bãi bỏ hoàn toàn hệ thống sưu cao, thuế nặng của chế độ thực dân, phong kiến.
Đồng thời, Bộ Tài chính đã phát động những phong trào quan trọng như “Quỹ Độc lập”, “Tuần lễ Vàng”, phát hành “Công phiếu kháng chiến”… đã thu hút sự tham gia nhiệt thành của đông đảo mọi tầng lớp nhân dân, qua đó đã đóng quan trọng cho ngân khố quốc gia ngay từ những ngày đầu thành lập.
Tiếp theo đó là các phong trào “Hũ gạo kháng chiến”, “Công phiếu kháng chiến”, “Tất cả vì Miền Nam ruột thịt”, “Tất cả cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước”… đã huy động được nguồn lực to lớn cho sự nghiệp kháng chiến trường kỳ, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
“Cùng với đó là hàng vạn cán bộ ngành Tài chính đã trực tiếp chiến đấu, hi sinh để vận hành nền tài chính cách mạng, vận chuyển hàng, tiền, vàng chi viện từ Bắc vào Nam trong suốt thời kỳ này”, ông Hồ Đức Phớc nói.
Thứ hai, sau ngày 30/4/1975, bước vào giai đoạn thống nhất đất nước, ngành Tài chính đã chủ động đề xuất và áp dụng nhiều đổi mới, sáng tạo trong giai đoạn xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp; những thành công trong xử lý nợ nước ngoài, đã đóng góp lớn trong phá bỏ cấm vận, khai thông quan hệ với các định chế tài chính quốc tế…
Trong giai đoạn này, ngành Tài chính đã làm tốt vai trò “khơi thông mạch máu” nền kinh tế quốc dân, tạo nguồn lực tài chính thúc đẩy các thành phần kinh tế trong nước phát triển mạnh mẽ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ ba, trong giai đoạn đổi mới, hàng loạt chính sách tài chính mới, phù hợp không chỉ góp phần quan trọng đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng mà còn giúp huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích đầu tư kinh doanh, đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, góp phần điều tiết thu nhập và thực hiện công bằng xã hội.
Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết: Từ năm 1992, ta đã chấm dứt việc phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước (NSNN), thay vào đó thực hiện vay trong nước và vay ưu đãi nước ngoài để tập trung cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH. Đặc biệt, sự ra đời của Luật NSNN năm 1996 đã tạo khung pháp lý cho việc đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng NSNN.
“Kết quả, quy mô thu NSNN tăng liên tục qua các năm, tổng thu NSNN giai đoạn 1996-2000 gấp 2,3 lần so với giai đoạn 5 năm trước đó, trung bình khoảng 24,3% GDP, đáp ứng yêu cầu cơ bản về chi NSNN ngày càng tăng”, ông Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.
Thứ tư, trong giai đoạn 2001 - 2010, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế thế giới và Việt Nam.
Dù vậy, ngành Tài chính đã chủ động ứng phó và tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách theo hướng hiện đại, tiếp cận các thông lệ quốc tế nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội.
Kết quả thực hiện chính sách tài chính quốc gia giai đoạn 2011-2020 là quy mô thu NSNN gấp 3,8 lần so với giai đoạn 2001-2010; tỷ lệ huy động vào NSNN bình quân đạt 24,5% GDP.
“Cơ cấu thu NSNN được cải thiện, tỷ trọng thu nội địa ngày càng cao trong tổng thu NSNN. Chi NSNN đã góp phần vào kết quả tăng trưởng kinh tế bình quân các năm 2015-2019 ở mức 6,76%, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống dưới 3% vào năm 2020”, ông Phớc nói.
Phấn đấu không ngừng, kể cả trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát
Từ đầu năm 2020 đến nay, phức tạp đại chủ động, phí dịch, ước tính tổng số tiền khoảng 129 nghìn tỷ đồng năm 2020 và từ đầu năm 2021 đến nay là khoảng 118 nghìn tỷ đồng.
"Hiện nay, Bộ Tài chính tiếp tục chủ động đề xuất với Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét ban hành một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19; Chính sách chi NSNN hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng đã được triển khai thực hiện với số tiền đã hỗ trợ của năm 2020 là khoảng 16,8 nghìn tỷ đồng", ông Hồ Đức Phớc cho biết.
Theo “tư lệnh” ngành Tài chính, để đảm bảo chính sách tài chính luôn đi trước một bước, góp phần khai thông và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính phục vụ công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, ngành Tài chính kiên định thực hiện một số định hướng chính sách lớn đặt ra cho giai đoạn sắp tới.
Một là, đổi mới và tăng cường quản lý, điều hành tài chính - ngân sách bám sát thực tiễn, theo kế hoạch trung hạn, gắn với các ưu tiên của nền kinh tế; phối hợp đồng bộ, hiệu quả chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ, đầu tư và các chính sách khác để kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, tăng cường sức chống chịu và an ninh nền tài chính quốc gia.
Hai là, đẩy mạnh hoàn thiện thể chế tài chính-NSNN, tăng cường huy động các nguồn lực ngoài ngân sách, phân bổ, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, cho phát triển KT-XH và thực hiện các mục tiêu tài chính-NSNN đã đề ra. Tập trung nguồn lực xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia tạo ra đột phá lớn trong phát triển kinh tế.
Ba là, tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN theo hướng bền vững, bố trí thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn; giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển; nâng cao hiệu quả phân bổ, sử dụng ngân sách trên cơ sở đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với minh bạch, trách nhiệm giải trình. Tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nợ công phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và thông lệ quốc tế.
Bốn là, đẩy mạnh thực hiện sắp xếp lại DNNN theo đúng tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW và Nghị quyết số 23/2021/QH15. Bảo đảm công khai, minh bạch trong CPH, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Năm là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử, chính phủ số; siết chặt kỷ luật kỷ cương tài chính-NSNN, tài sản công, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; có chế tài đủ mạnh để xử lý các vi phạm trong lĩnh vực tài chính-NSNN.
“Dẫu chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn thách thức với nhiều yếu tố tác động khó lường đến kinh tế xã hội trong nước, nhất là tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, nhưng với truyền thống cùng những thành tựu đã tạo dựng trong suốt 76 năm qua, ngành Tài chính sẽ nỗ lực không ngừng, để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2030”, Bộ trưởng Bộ Tài Chính khẳng định.
(CLO) Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã ra Quyết định bắt tạm giam cựu Trung úy Lưu Quang Trung để điều tra về tội Dùng nhục hình.
(CLO) Viện KSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn và 12 bị can khác trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC) và các đơn vị liên quan.
(CLO) Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển cho biết Ukraine được tự do sử dụng vũ khí của Thụy Điển tùy theo ý muốn, kể cả trên lãnh thổ Nga.
(CLO) Nối tiếp trào lưu Labubu, Capybara hay "túi mù" từng gây sốt cõi mạng, trào lưu đập hộp mù lại tiếp tục phủ sóng, trở thành món đồ được người trẻ chi hàng chục triệu đồng để sở hữu.
(CLO) Chiều ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức chuỗi sự kiện đặc biệt nhằm tôn vinh vẻ đẹp bất tận của di sản văn hóa dân tộc. Sự kiện là lời khẳng định mạnh mẽ về vai trò của di sản trong việc kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai, đồng thời lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam ra toàn thế giới.
(CLO) Dự thảo lần này sẽ tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
(CLO) Ngày 22/11, 10 tổ chức phi chính phủ ủng hộ Palestine đã yêu cầu tòa án Hà Lan ra lệnh ngừng xuất khẩu vũ khí cho Israel và giao dịch với các khu định cư của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, với lý do thương vong dân sự cao trong cuộc xung đột Israel - Hamas tại Dải Gaza.
(CLO) Ngân hàng Thế giới (WB) vừa có báo cáo đề xuất lộ trình và kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Người Lao Động tổ chức lễ khai giảng khóa bồi dưỡng “Kỹ năng ứng xử với báo chí - truyền thông”. Gần 50 hiệu trưởng, hiệu phó đến từ các trường THPT trên địa bàn TP HCM đã đăng ký tham dự khóa bồi dưỡng.
(CLO) Ngày 23/11, Báo Văn Hóa phối hợp Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”.
(CLO) Meta đang tăng cường chiến dịch chống lừa đảo khi triển khai các biện pháp mạnh mẽ để triệt phá đường dây "pig butchering", giúp bảo vệ người dùng khỏi thiệt hại lên tới 64 tỷ USD mỗi năm.
(CLO) Các loại xe và linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam của liên doanh với Nga sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu kể từ ngày 6/1/2025.
(CLO) Ngày 23/11, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Hậu (SN 1994, trú TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Sáng 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
(CLO) Đến 10h30 sáng 23/11, thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích được tìm thấy tại vị trí giữa cầu Bình Thành và cầu Hữu Trạch.
(CLO) Công ty vệ tinh Trung Quốc SpaceSail vừa công bố kế hoạch triển khai dịch vụ vệ tinh tại Brazil nhằm cạnh tranh với Starlink của tỷ phú Elon Musk.
Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) vừa được vinh danh với hai hạng mục quan trọng tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, bao gồm: Báo cáo thường niên tốt nhất và Tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên tốt nhất. Đây là sự công nhận cho những nỗ lực của Bamboo Capital trong việc minh bạch hóa thông tin và không ngừng cải tiến công tác quản trị.
(CLO) Phiên giao dịch hôm nay (22/11), các chỉ số trên thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm trong hầu hết thời gian giao dịch, nhưng đến gần cuối phiên lại đuối sức.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) CTCP Kỹ thuật và Ô tô Trường Long (Mã: HTL) ghi nhận doanh thu sụt giảm 7,8% so với cùng kỳ năm trước nhưng lợi nhuận vẫn được cải thiện do cắt giảm các chi phí. Công ty vừa chốt tạm ứng cổ tức tiền mặt tỷ lệ 35% cho cổ đông.
(CLO) Hôm nay (21/11), chỉ số VN-Index tăng gần 12 điểm, lên sát 1.230 điểm với sự hỗ trợ mạnh từ nhóm cổ phiếu ngân hàng.
(CLO) Hôm nay (20/11), chỉ số VN-Index tăng hơn 11 điểm, chấm dứt chuỗi 4 phiên liên tiếp đi xuống khi giới đầu tư gia tăng mua vào.
(CLO) Dù đăng ký nhận thừa kế từ cố chủ tịch 20,75 triệu cổ phiếu nhưng ông Nguyễn Hùng Cường chỉ nhận 11 triệu cổ phiếu DIG, nâng lượng sở hữu lên 11,96% vốn điều lệ.
(CLO) CTCP Sữa quốc tế LOF (Mã: IDP), chủ thương hiệu sữa Kun dự định góp vốn bằng 1,5 triệu cổ phiếu để đầu tư công ty con tại Philippines.
(CLO) CTCP Cơ điện lạnh (Mã: REE) đã ghi nhận lãi 9 tháng đầu năm sụt giảm 29%. Cổ đông ngoại dù đã nắm quyền phủ quyết vẫn thâu tóm thêm 30 triệu cổ phiếu.