TP. Biên Hòa, Đồng Nai:

9 hộ dân kêu cứu vì bị thu hồi đất không rõ ràng

Thứ năm, 11/07/2019 09:41 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Suốt nhiều năm qua, 9 hộ dân ở khu phố 4, phường Tân Hòa, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai liên tục gửi đơn kêu cứu tới các cơ quan Trung ương và UBND tỉnh Đồng Nai, yêu cầu chính quyền dừng kế hoạch thu hồi đất, thực hiện rà soát nguồn gốc, quá trình sử dụng đất để cấp GCNQSDĐ cho họ.

Mua đất, cư trú, sản xuất từ hơn 20 năm trước

Theo đó, các hộ dân Phạm Vô Biên, Đặng Thị Chính, Phạm Thị Gụ, Đào Thị Hào, Nguyễn Thị Nguyệt, Phan Toàn Thắng, Lê Thị Thanh Thúy, Nguyễn Thị Biên Thùy và Nguyễn Văn Thứ (đều trú tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã gửi đơn kêu cứu tới Tổng Bí thư, Tổng TTCP, Bộ trưởng Bộ TN&MT, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai,… để trình bày việc họ đã mua đất, khai phá, sử dụng trên 20 năm nhưng liên tiếp bị UBND TP. Biên Hòa đòi thực hiện thu hồi.

Các hộ dân mua đất của ông Huỳnh Văn Tranh sinh sống, sản xuất ổn định nhiều năm.

Các hộ dân mua đất của ông Huỳnh Văn Tranh sinh sống, sản xuất ổn định nhiều năm.

Theo hồ sơ, 9 hộ dân nói trên đang cư trú trên đất tại khu phố 4, phường Tân Hòa, TP. Biên Hòa, vốn là đất do ông Huỳnh Văn Tranh (sinh năm 1965, trú tại tổ 11, khu phố 4, TP. Biên Hòa) mua và sử dụng từ trước 1975, tổng diện tích là 2,8 ha, đến năm 1979 thì ông Tranh bỏ hoang đất. Sang những năm 1984 - 1985, chính quyền địa phương phát động phong trào phủ xanh đồi trọc, trong đó có khu đất 2,8 ha của ông Tranh, nên nhiều hộ dân vào khai phá, canh tác.

Tới năm 1990, ông Tranh về lại địa phương, đặt vấn đề với chính quyền về việc xin lấy lại đất để canh tác. Và ngày 11/01/1995, Chủ tịch UBND TP. Biên Hòa có văn bản số 14/UB đồng ý trả lại đất cho ông Tranh (2,8 ha), nhưng phải chờ khi nào thu hoạch bạch đàn hoặc đền bù hoa màu, cây trồng cho các hộ dân; hoặc ông Tranh muốn lấy lại thì phải bồi hoàn những thành quả trên đất do đơn vị hoặc cá nhân tạo ra theo pháp luật hiện hành.

Từ đó, các hộ dân đã lập tức làm giấy tay mua lại đất của ông Tranh theo đúng tinh thần văn bản số 14/UB ngày 11/01/1995 của UBND TP. Biên Hòa: “…Hoặc ông Tranh muốn lấy lại phải bồi hoàn những thành quả trên đất do đơn vị hoặc cá nhân tạo ra theo pháp luật hiện hành.”

Theo tìm hiểu của chúng tôi, trong các hộ dân nói trên, một số hộ đang canh tác trên đất thỏa thuận với ông Tranh (mua lại quyền sử dụng) và một số trực tiếp mua đất từ ông Tranh (giấy tay) vào các năm 1995, 1996.  Hiện trên đất đã có nhiều nhà cửa, xưởng sản xuất gỗ, tạo việc làm cho khoảng 70 nhân công.

Ông Phan Toàn Thắng trong căn nhà đã xuống cấp nhưng chưa được cấp quyền sử dụng để cải tạo, sửa chữa.

Ông Phan Toàn Thắng trong căn nhà đã xuống cấp nhưng chưa được cấp quyền sử dụng để cải tạo, sửa chữa.

Cần thanh tra, kiểm tra nguồn gốc, quá trình sử dụng 2,8 ha đất

Sau khi thỏa thuận mua đất, các hộ dân nói trên đã xây dựng nhà cửa, nhà xưởng, thì ngày 17/6/1997, chính quyền địa phương đã vào ngăn chặn, tổ chức cưỡng chế tháo dỡ, dẫn tới khiếu nại đông người, phức tạp, kéo dài.

Theo đó, khi người dân khiếu nại vì bị cưỡng chế, vào ngày 08/06/1998, UBND TP. Biên Hòa đã ra Quyết định số 201/UB, bất ngờ thông tin: Ngày 8/5/1995, UBND phường Tân Hòa giải quyết giao cho ông Tranh 1.650 m2 đất để canh tác, nhưng ông Tranh cắt bán cho 7 người với diện tích thực tế là 2.000 m2. Sau đó, ông Tranh lại bao chiếm thêm 6.225 m2 đất và lần lượt bán cho 9 người (bằng giấy tay). Các hộ dân mua đất của ông Tranh đã tự ý xây dựng nhà trái phép,…

Từ đó, UBND TP. Biên Hòa quyết định: Bác đơn khiếu nại của ông Huỳnh Văn Tranh (đòi lại 2,8 ha đất) và đơn của 12 hộ dân vì “sang nhượng không đúng, lại xây dựng trái phép”; Giao ban địa chính TP. Biên Hòa cùng Chủ tịch UBND phường Tân Hòa,… lập thủ tục thu hồi toàn bộ diện tích 2,8 ha đất tọa lạc tại khu phố 4, phường Tân Hòa;…

Như vậy, UBND TP. Biên Hòa thay vì giao lại 2,8 ha đất cho ông Huỳnh Văn Tranh và để ông Tranh tự thỏa thuận với người dân vào khai phá, phủ xanh đồi trọc, đã bất ngờ chuyển qua phương án “lập thủ tục thu hồi toàn bộ diện tích 2,8 ha đất” (?).

Trong đơn kêu cứu, các hộ dân tiếp tục khẳng định họ đã sinh sống, sản xuất trên đất hơn 20 năm, việc chính quyền tước đoạt quyền sử dụng đất của họ là không thỏa đáng. Là bởi, một số hộ đã mua đất có nguồn gốc của ông Huỳnh Văn Tranh (được UBND TP. Biên Hòa đồng ý trả lại 2,8 ha qua văn bản số 14/UB, ngày 11/01/1995), một số hộ từ năm 1985 đã vào đất canh tác, trồng rừng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Thêm nữa, theo 9 hộ dân, việc UBND TP. Biên Hòa thu hồi đất còn có dấu hiệu bất bình đẳng, khi một số hộ dân như hộ ông Bùi Ngọc Ngoãn, hộ ông Ngô Văn Yến,… lại được xây nhà cửa kiên cố, tách đất ra bán, dù cùng trên diện tích 2,8 ha nguồn gốc của ông Huỳnh Văn Tranh(?).

Từ đó, các hộ dân đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Rà soát lại nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất 2,8 ha của ông Huỳnh Văn Tranh tại khu phố 4, phường Tân Hòa; Xem xét cấp GCNQSDĐ cho các hộ dân đã sinh sống, sản xuất ổn định, lâu dài trên đất, theo Quyết định số 201/UB ngày 08/06/1998 của UBND TP. Biên Hòa.

Nhà báo & Công luận sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Kiên Giang

Tin khác

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

Thu hồi quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh

(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo & Công luận, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã ban hành quyết định thu hồi Quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Văn Nam.

Điều tra
Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

Doanh nghiệp 'quen mặt' và những gói thầu trúng “sát giá” tại BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm?

(CLO) Thời gian gần đây, ông Nguyễn Minh An - Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội đã ký hàng loạt gói thầu có tổng trị giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Điều tra
Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh 'bóng cười'?

Quán bar Aplus ngang nhiên kinh doanh "bóng cười"?

(CLO) Mặc dù từng bị xử phạt do kinh doanh quá giờ quy định, thế nhưng quán bar Aplus có địa chỉ tại số 78 Yên Phụ, phường Nguyễn Trung Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) không những không tuân thủ theo các quy định của pháp luật mà còn tiếp tục tái diễn, ngang nhiên kinh doanh “bóng cười”….

Điều tra
Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

Tập đoàn Thuận An góp mặt tại dự án nào trên địa bàn TP Hà Nội?

(CLO) Công ty CP Tập đoàn Thuận An là nhà thầu quen thuộc với nhiều công trình xây dựng trên cả nước, riêng tại Hà Nội nhà thầu này góp mặt tại 5 gói thầu, với tổng giá trị 778,372,534,000 VND.

Điều tra
Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

Thanh Hóa: Đang nợ tiền thuế TNDN, Công ty Lam Sơn có đáp ứng các tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu?

(CLO) Mặc dù đang nợ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng Công ty TNHH xây dựng và TM Lam Sơn vẫn được UBND thị xã Nghi Sơn phê duyệt trúng gói thầu trị giá gần trăm tỷ đồng.

Điều tra