9 tỷ cổ phiếu mới lên sàn, doanh nghiệp và thị trường chứng khoán sẽ ra sao?

Thứ năm, 10/06/2021 15:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Với hơn 9 tỷ cổ phiếu chào sàn trong năm 2021, doanh nghiệp và thị trường chứng khoán liệu có tác động lớn như nào? Đâu là yếu tố nhà đầu tư nên chú ý?

Làn sóng tăng vốn khủng từ doanh nghiệp

Theo dữ liệu của Fiinpro, chỉ tính riêng trong quý đầu năm 2021, đã có 43 doanh nghiệp đã huy động gần 19.800 tỷ đồng thông qua phát hành hơn 1,1 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương đương gần 70% giá trị phát hành của cả năm 2020.

Cũng theo thống kê của Fiinpro từ các công bố thông tin được cập nhật đến ngày 13/4/2021, 54 doanh nghiệp niêm yết dự kiến phát hành thêm 4,2 tỷ cổ phiếu để huy động gần 44.700 tỷ đồng qua phát hành tăng vốn trong thời gian tới, gần gấp 1,6 lần tổng giá trị phát hành trong năm 2020 và 2,3 lần so với quý 1 vừa qua.

Được biết, việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn đang là hình thức được ưa chuộng, nhất là thông qua phát hành quyền mua cho cổ đông hiện hữu (với tổng giá trị phát hành dự kiến là 27.500 tỷ đồng) và chào bán riêng lẻ (14.200 tỷ đồng).

Danh sách doanh nghiệp có kế hoạch phát hành tăng vốn lớn.

Danh sách doanh nghiệp có kế hoạch phát hành tăng vốn lớn.

Fiin Pro thống kê, tính đến hiện tại có 14 công ty chứng khoán từ lớn đến nhỏ đã thông báo kế hoạch chào bán 1,25 tỷ cổ phiếu để huy động vốn, bao gồm phát hành riêng lẻ và chào bán cho cổ đông hiện hữu. Tổng giá trị số vốn thu được ước tính hơn 10.000 tỷ đồng.

Mới đây, Chủ tịch Chứng khoán SSI Nguyễn Duy Hưng chia sẻ trên Facebook: “Rất nhiều người chọn đầu tư chứng khoán thay vì gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Cơ hội có một không hai để nước ta phát triển thị trường vốn!”

Điều này thực sự có căn cứ bởi số liệu từ Trung tâm Lưu ký chứng khoán cho thấy, lượng tài khoản mở mới trong 5 tháng đầu năm đạt mức kỷ lục hơn 482.000 đơn vị. Tới cuối tháng 5, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ghi nhận hơn 3,25 triệu tài khoản, tương đương 3,2% dân số.

Giá trị giao dịch bình quân 5 tháng vừa qua đạt 21.214 tỷ đồng/phiên, tăng 186% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 6,44 triệu tỷ đồng, tăng 21,7% so với cuối năm ngoái và tương đương 102% GDP.

Dữ liệu tại cuối tháng 5 của FiinPro cho thấy có khoảng 147 doanh nghiệp niêm yết lên kế hoạch tăng vốn chủ sở hữu thêm 3,8%, tương đương với hơn 9 tỷ cổ phiếu trong năm 2021. Trong đó, lượng vốn chưa được phát hành đến cuối năm vẫn còn 7,6 tỷ cổ phiếu.

2

Hơn 9 tỷ cổ phiếu mới sắp lên sàn sẽ tác động ra sao đến thị trường?

Hiện tại, hình thức huy động vốn cổ phần phổ biến nhất là chào bán cho cổ đông hiện hữu và phát hành riêng lẻ. Ngân hàng, bất động sản và chứng khoán là 3 nhóm tăng vốn nhiều nhất, mục đích để nâng cao năng lực tài chính và mở rộng quy mô hoạt động.

Thực tế, làn sóng tăng vốn này đang có tín hiệu tích cực, góp phần giúp tăng quy mô vốn hoá thị trường và kéo theo thanh khoản tăng dần theo thời gian.

Đáng lưu ý, trước giờ doanh nghiệp thường có 2 kênh huy động vốn chính là qua ngân hàng và thị trường chứng khoán. Với làn sóng tăng vốn qua kênh cổ phiếu này sẽ phần nào san sẻ bớt gánh nặng cho hệ thống ngân hàng, giảm tải nợ xấu và giảm phụ thuộc và nguồn tín dụng.

3

Về các yếu tố tác động lên thị trường khi 9 tỷ cổ phiếu mới được phát hành, theo CTCK KB Securities Việt Nam (KBSV), ở thời điểm hiện tại, biến động của thị trường nói chung đang ảnh hưởng bởi 2 yếu tố quan trọng nhất:

Thứ nhất, lạm phát, đi theo đó là biến động của lãi suất và sức khỏe nội tại của nền kinh tế. Kéo theo chính là sự tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết.

"Đã có một số lo ngại về vấn đề lạm phát, đặc biệt là số liệu lạm phát mới đây công bố ở Mỹ tăng trưởng 4.2-4.3% so với cùng kỳ năm ngoái, rõ ràng đây là con số rất cao. Tuy nhiên, lạm phát ở Việt Nam chúng ta phải chờ những con số được công bố trong 1-2 tháng tới mới có thể kết luận. Bởi quy mô kích thích kinh tế của chúng ta nhỏ hơn rất nhiều so với các nước phát triển. Về cơ bản, các nhận định trên thị trường hiện tại vẫn thống nhất lạm phát trong năm nay sẽ nằm dưới 4%, như vậy sẽ không quá lo ngại việc lãi suất sẽ tăng mạnh do lo ngại lạm phát", đơn vị này phân tích.

Thứ hai, bối cảnh vĩ mô hiện tại vẫn đang ủng hộ cho các doanh nghiệp niêm yết, nhiều doanh nghiệp đặc biệt trong các ngành như thép, ngân hàng, chứng khoán, công nghệ thông tin … đã đạt được mức tăng trưởng rất cao. Dẫn tới sự tăng trưởng trong mặt bằng giá cổ phiếu của các doanh nghiệp này.

Trong 1-2 quý tới xu hướng tăng trưởng của các doanh nghiệp vẫn sẽ được duy trì, dòng tiền sẽ tiếp tục hướng đến các doanh nghiệp hưởng lợi từ bối cảnh vĩ mô, có thể phục hồi mạnh mẽ. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn sẽ tiếp tục có cơ hội duy trì đà tăng để hỗ trợ thị trường chung. Nhà đầu tư có thể hướng đến những cổ phiếu mà kỳ vọng hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ trong 1-2 quý tới, KBSV nhận định.

Thanh Thư

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm