Cách đây đúng tròn 95 năm, ngày 21/6/1925, Báo Thanh Niên, cơ quan của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ra số đầu tiên. Thời khắc ấy đã đi vào lịch sử khi đánh dấu sự khởi nguồn một dòng báo chí hoàn toàn mới trong lịch sử báo chí Việt Nam: Báo chí cách mạng.

Nhà báo lão thành Phan Quang, khi nhắc nhớ về sự khởi đầu mà nhiều nhà sử học đánh giá là mốc son chói lọi ấy của nền Báo chí cách mạng Việt Nam, đã có bài viết đại ý rằng, mốc son không phải là một ngôi sao từ trên trời cao bất ngờ hạ xuống và tỏa sáng. Đó là kết tinh của quá trình chắt lọc, tiếp nhận, phát huy tinh hoa văn hóa Việt Nam thể hiện qua 60 năm báo chí tiếng Việt và tiếng Pháp; Đó là sự tiếp thu tinh hoa báo chí tiến bộ thế giới, mà cốt lõi là vì quyền tự do ngôn luận của người dân hướng về chính nghĩa, coi báo chí là vũ khí đấu tranh vì quyền lợi của những người lao động và hợp tác quốc tế.

Nói như vậy để thấy, hai từ trách nhiệm chính là nguyên cớ sâu xa nhất cho sự ra đời của tờ Thanh Niên, của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam

Nói như vậy, bởi, trước cột mốc Thanh Niên 21/6/1925, tại Việt Nam, đã manh nha xu hướng báo chí yêu nước với sự xuất hiện nhiều tờ báo của các tổ chức cách mạng, của một số tri thức yêu nước với mong muốn thức tỉnh tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước trong mỗi người Việt Nam. Đơn cử như Tiếng Chuông rè (La Cloche Fêlée) xuất bản bằng tiếng Pháp của nhà yêu nước Nguyễn An Ninh (ra mắt số đầu tiên ngày 10/12/1923) với mục tiêu “Gióng lên từng hồi chuông trong đêm tối... để hướng dẫn cho những nỗ lực của mình, những kẻ gióng chuông chỉ có một dòng máu dân tộc đang sôi réo trong tim...”.

Nhưng phải đến Nguyễn Ái Quốc, từ quan điểm: “Tôi gọi báo là một tờ báo về chính trị, về kinh tế hay văn học như ta thấy ở châu Âu và một số nước châu Á khác, chứ không phải một tờ do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển, chỉ nói đến chuyện nắng mưa, tán dương những kẻ quyền thế đương thời, kể chuyện vớ vẩn, ca ngợi công ơn của nền khai hóa ra ru ngủ dân chúng” tới việc tạo nên hình hài của những tờ báo như Le Paria (Người cùng khổ) vào năm 1922 tại Paris tới Thanh Niên, vào năm 1925 tại Quảng Châu, mới thực sự khởi nguồn cho một phong cách, quan điểm làm báo mới: lĩnh trên vai sứ mệnh, trách nhiệm với dân tộc, nhân dân, đất nước. Nền Báo chí Cách mạng của nước Việt Nam mới từ mốc son ấy, thực sự bước vào hành trình đầu tiên. 

Từ cú khai phá mở đường của Thanh Niên, có thể nói có cả rừng nhỏ báo chí cách mạng ra đời, công khai có, bí mật có. Từ tháng 6/1925 đến tháng 8/1945, theo một số thống kê, có khoảng hơn 270 tờ báo và tạp chí ra đời. Riêng thời kỳ đỉnh cao vào thời kỳ 1935 - 1938, cả nước có tới trên 100 tờ. Các xứ ủy, tỉnh ủy, nhiều huyện ủy và chi bộ cũng ra báo. Các chi bộ cộng sản trong một số nhà tù lớn cũng đã xuất bản báo và tạp chí. Thế nên các nhà nghiên cứu lịch sử báo chí thống nhất với nhau rằng, hiếm có một Đảng non trẻ nào như Đảng Cộng sản Việt Nam có được một hệ thống báo chí độc đáo đến như vậy: dòng báo chí trong tù như Báo chí Cách mạng Việt Nam. Bắt đầu từ cuộc khủng bố trắng của thực dân Pháp sau cao trào 1930 – 1931. Có thể kể ra đây những tờ tiêu biểu như Lao Tù Đỏ (sau đổi thành Lao Tù, Lao tù Tạp chí... ) của Nhà tù Hỏa Lò Hà Nội, Bàn Góp, Hòn Cau Tuần báo, Ý Kiến Chung, Người Tù Đỏ (Sau đổi là Tù nhân, Tiến Lên) của Nhà tù Côn Đảo; Suối Reo của Nhà tù Sơn La…

Từ việc xuất bản bí mật, không hợp pháp thời kỳ trước năm 1936 đến việc được phép xuất bản công khai ở cả ở ba miền thời kỳ 1936-1939, rồi lại buộc phải rút vào bí mật để tránh sự đàn áp, bắt bớ của địch; thời kỳ cuối năm 1939, đầu năm 1940, Báo chí Cách mạng Việt Nam vẫn luôn kiên định, quyết chí với mục tiêu tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối cách mạng, chuẩn bị điều kiện để đón thời cơ đưa cách mạng tiến lên một cao trào mới đến phục vụ tích cực cho xây dựng lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và đến thời kỳ cao trào cứu nước 1939-1945, báo chí đã góp công đầu trong việc đẩy mạnh cao trào cách mạng và giành thắng lợi lịch sử tháng Tám 1945, trong đó không thể không kể đến những cái tên nổi bật như Cờ giải phóng, Cứu quốc… Chính sự phát triển phong phú của báo chí dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tạo ảnh hưởng rộng rãi của Đảng với quần chúng nhân dân, tăng cường vị thế của Đảng trong đấu tranh vận động cách mạng, góp phần tạo nên thành công của Đảng trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, mà đỉnh cao là cuộc cách mạng mùa Thu, giành độc lập tự do cho dân tộc.

Từ tháng 8/1945 trở đi, dưới chế độ dân chủ nhân dân, báo chí cách mạng xuất bản công khai, in ty-pô với số lượng lớn. Báo Cứu quốc xuất bản hàng ngày là tờ báo lớn nhất cả nước. Trong làng báo xuất hiện hai cơ quan mới: Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam và Việt Nam Thông tấn xã (nay là Thông tấn xã Việt Nam). Cuối năm 1945, Đảng chuyển vào bí mật, báo Cờ giải phóng ngừng xuất bản; báo Sự Thật ra đời với danh nghĩa cơ quan của Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương. Trong năm đầu của chính quyền cách mạng, báo chí phục vụ tích cực cho nhiệm vụ bảo vệ chính quyền non trẻ.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai bùng nổ và lan rộng. Báo chí cách mạng có một bộ phận xuất bản công khai ở các vùng tự do và các căn cứ kháng chiến, một bộ phận xuất bản trong vùng địch chiếm. Những văn kiện của Đảng, bài nói và viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo của Đảng được in trên các báo Trung ương và các báo địa phương. Năm 1951, báo Nhân Dân, cơ quan Trung ương của Đảng bắt đầu xuất bản, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Sinh hoạt nội bộ, báo Quân đội Nhân dân ra đời.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, nước ta tạm thời chia làm 2 miền với 2 nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng có một nhiệm vụ chung: Đánh đổ đế quốc Mỹ và tay sai, hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc. Báo chí của ta hình thành báo chí tự do ở miền Bắc và báo chí xuất bản bí mật bất hợp pháp ở vùng địch tạm chiếm ở miền Nam. Trong điều kiện mới, báo chí miền Bắc có những bước tiến vượt bậc. Báo Nhân Dân ra hàng ngày, in với số lượng lớn nhất bằng kỹ thuật tiên tiến. Trung ương cho ra tạp chí lý luận, lúc đầu là Học tập, sau đổi là Tạp chí Cộng sản. Nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học, tuyên truyền, lý luận, tổ chức, kỹ thuật và các tỉnh đều xuất bản báo.

Ngày 2/6/1950, Hội Nhà báo Việt Nam được thành lập đã đoàn kết rộng rãi các nhà báo trong nước.

Sau phong trào Đồng khởi, cùng với sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, báo chí cách mạng đã bước vào một giai đoạn đấu tranh mới vô cùng sôi động trên mọi mặt trận.

Báo chí tuyên truyền không khí toàn quân, toàn dân hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nghị quyết của Đảng: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”…

Trong giai đoạn này, cùng với sự phát triển của lực lượng cách mạng miền Nam và cả nước, hệ thống báo chí đã phát triển rộng khắp. Báo Giải phóng và Đài Phát thanh Giải phóng ra đời, hệ thống các phân xã của Thông tấn xã Việt Nam tại hầu hết các tỉnh miền Nam được hoàn thiện. Từ 19/5/1965, Báo Quân đội nhân dân ra hằng ngày. Cũng giai đoạn này chứng kiến sự phát triển vượt bậc của mạng lưới báo chí quân đội. Trên đất Bắc, báo chí kịp thời cổ vũ và phản ánh các nhiệm vụ phục hồi kinh tế, những điển hình trong công nghiệp, nông nghiệp tạo nên khí thế lao động sản xuất, rèn luyện, công tác trong tất cả các tầng lớp nhân dân… 

Có thể nói, Báo chí Cách mạng trong hai cuộc kháng chiến, đã làm tròn sứ mệnh và trách nhiệm của một “binh chủng thông tin” quan trọng, động viên cổ vũ tinh thần yêu nước, quyết tâm đánh thắng quân xâm lược. Những bản tin, bài báo, bức ảnh chiến trường, phóng sự thu thanh trên các phương tiện thông tin đại chúng thời kỳ này đã thực sự là “lời hịch cách mạng”, “tiếng gọi non sông” thúc giục đồng bào cả nước cùng ra trận.  Những người làm báo thực sự đã là những người chiến sĩ, vừa cầm bút, vừa cầm súng chiến đấu, kết nối triệu triệu trái tim sục sôi vì một mục tiêu duy nhất: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Sau ngày thống nhất đất nước, báo chí ở nước ta đã phát triển khá nhanh về số lượng và chất lượng, hình thành hệ thống thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình rộng khắp cả nước.

Từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng, báo chí như được thổi luồng không khí mới. Báo chí đã có bước tiến nhảy vọt về chất và lượng, dần trở thành một hệ thống báo chí khá toàn diện với đủ mọi loại hình báo chí cùng đội ngũ những người làm báo ngày càng  hùng hậu. Báo chí thực sự đã làm được những gì đã quyết tâm, một lần nữa thể hiện rõ được sứ mệnh và trách nhiệm cao cả, riêng có của mình: “Đổi mới báo chí vì sự nghiệp đổi mới đất nước” cũng như “Báo chí vì sự nghiệp đổi mới và hiện đại hoá đất nước”. 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong dịp kỷ niệm 90 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam đã từng khẳng định: Những người làm báo đã là đội quân chủ lực trong việc định hướng dư luận xã hội, tuyên truyền, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

Báo chí còn tích cực tham gia giám sát, phản biện, đóng góp ý kiến xây dựng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Báo chí góp công lớn trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, đưa VN đến với bạn bè thế giới; đóng góp tích cực vào việc quảng bá, giới thiệu đất nước, con người, văn hóa VN với bạn bè quốc tế, đồng thời là cầu nối quan trọng giúp bạn đọc trong nước hiểu biết nhiều hơn về tình hình khu vực và thế giới.

Giờ đây, nền Báo chí Cách mạng Việt Nam đã chạm mốc hành trình 95 năm. Hành trình ấy hẳn là rất bé nhỏ so với hành trình hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc nhưng thực sự đầy vinh quang và trách nhiệm. 

Bên thềm "tuổi mới", Báo chí Cách mạng Việt Nam, những người làm báo Việt Nam hôm nay tiếp tục nuôi trong những trái tim làm báo đầy nhiệt huyết và trách nhiệm của mình, trên hết thảy là mong ước, là sứ mệnh, là trách nhiệm góp phần hiện thực hóa khát vọng về một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, văn minh, có vị thế xứng đáng trong cộng đồng quốc tế.

Thế sự, thời cuộc, những biến động ngày càng tiêu cực của kinh tế báo chí, sự phát triển như vũ bão của mạng xã hội đang thử thách hơn bao giờ hết bản lĩnh của những người làm báo cách mạng.
Nhưng như nhắc nhớ của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong lá thư gửi những người làm báo nhân kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam: Hơn lúc nào hết, đội ngũ người làm báo cần luôn trau dồi bản lĩnh, tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, giữ vững giá trị cốt lõi và khẳng định sứ mệnh vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam… Báo chí và các nhà báo phải thể hiện được chính nghĩa, phản ánh được “dòng chảy chính” của xã hội, của đất nước, phải “phò chính, diệt tà”. Mỗi bài viết, bản tin, hình ảnh đều phải lan tỏa những giá trị tốt đẹp và năng lượng tích cực, tạo niềm tin, sự đồng thuận trong xã hội, góp phần khơi dậy và nuôi dưỡng khát vọng về một đất nước Việt Nam hùng cường, giàu mạnh.

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...